Monday, January 15, 2024

TỐNG TỪ - LOẠI HÌNH VĂN HỌC THỊNH HÀNH NHẤT THỜI NHÀ TỐNG

Tống từ là một thể loại văn học của Trung Quốc thịnh hành vào thời nhà Tống. Đây là một trong những thơ ca kiểu mới đối lập với thơ cổ. Tống từ là thành tựu lớn nhất trong cột mốc văn học triều Tống. Vậy đặc điểm và thể loại của loại hình văn học này ra sao? Hãy cùng ChineseRd đi sâu vào tìm hiểu nhé!


Giới thiệu chung về Tống từ

Tống từ bắt đầu từ thời nhà Lương của Nam triều. Hình thành vào thời nhà Đường và phát triển mạnh mẽ vào thời nhà Tống. Thể loại này là viên ngọc sáng của văn học Trung Quốc cổ đại. Với sức hút đầy màu sắc và muôn hình vạn trạng của mình, Tống từ cạnh tranh với thơ Đường và Nguyên khúc. Loại hình văn học này được mệnh danh là “tuyệt tác”, song song với thơ Đường. Cả hai đều đại diện cho sự thịnh vượng của một thế hệ văn học.

Tống từ được chia thành bốn loại chính dựa theo độ ngắn dài, loại nhạc, nhịp và làn điệu.

Những nhà thơ tiêu biểu của thể loại này là Tô Thức, Tân Khí Tật (phái phóng khoáng), Liễu Vĩnh và Lý Thanh Chiếu (phái hàm súc).

Có thể nói, Tô Thức là người đặt nền móng cuối cùng cho từ trữ tình truyền thống của người trí thức. Song, nhiều người cho rằng đây cũng là khởi đầu xuống dốc của sự phát triển lịch sử. Tống từ chỉ để gửi gắm tình yêu thiên nhiên và thể hiện ý chí.

“Toàn Tống Từ” – Tuyển tập Tống từ

Văn học âm nhạc

Đây là một thể loại văn học âm nhạc. Sự ra đời, phát triển, sáng tác và lưu truyền của loại hình này có quan hệ mật thiết với âm nhạc. Nhạc được kết hợp với từ gọi là Yến nhạc. Yến nhạc là âm nhạc được biểu diễn bằng nhạc cụ ở yến tiệc thời Tùy Đường.

Vào cuối thời nhà Đường, các nhà thơ có không gian phát triển mạnh mẽ. Nhà làm từ Ôn Đình Quân, Lý Dục và Phùng Đình Tỵ đã có cống hiến to lớn trong việc xây dựng phong cách trữ tình cho từ. Từ trở thành một trong những loại hình văn học nổi bật của Trung Quốc cổ đại, tạo cục diện mới ngoài thơ ca.

Bước vào thời Tống, những sáng tác của từ trở nên hưng thịnh. Xuất hiện nhiều nhà làm từ nổi bật. Họ đã cho ra đời vô số kiệt tác với phong cách đa dạng. Tuy ra đời sớm nhưng từ phát triển hưng thịnh nhất là vào đời nhà Tống. Do đó, hậu thế cho từ làm văn học mang tính tiêu biểu nhất thời bấy giờ, xếp ngang với thơ ca nhà Đường. Từ đó sinh ra cách gọi “thơ Đường, Tống từ”.

Học phái

Tống từ chia ra làm hai phái lớn là phái hàm súc và phái phóng khoáng.

Nội dung chính của phái hàm súc là coi trọng tình cảm của người con gái. Cấu tứ chặt chẽ, ngôn từ nhẹ nhàng, chú trọng âm luật và sự hài hòa. Nội dung khá hẹp. Do ảnh hưởng của từ nên sự uyển chuyển, hàm súc đã trở thành quan niệm chính của nhân dân lúc bấy giờ.

Nhà làm từ nổi tiếng của phái hàm súc là Liễu Vĩnh và Lý Thanh Chiếu. 

Nhà làm từ Lý Thanh Chiếu

Phạm vi sáng tác của phái phóng khoáng khá rộng. Thường sử dụng thủ pháp và cách dùng từ của nhà thơ để làm từ. Ngôn từ phóng khoáng, không gò bó, thiên về cảm tính, không tuân thủ âm luật. Phái phóng khoáng không chỉ “một mình một cõi”, mà còn gây chấn động giới làm từ đời Tống. Cho đến tận sau này, hậu thế vẫn học theo hai nhà làm từ nổi tiếng là Tô Thức và Tân Khí Tật.

Tô Thức, Tân Khí Tật là nhà làm từ tiêu biểu của phái phóng khoáng.

Nhà thơ nổi tiếng Tô Thức (1037 – 1101)

Với thể loại đa dạng cùng nội dung hàm súc, cô đọng, Tống từ có đóng góp lớn cho nền văn học Trung Quốc cổ đại. Cùng với thơ ca Tiền Tần, thơ Đường, tiểu thuyết Minh Thanh,… Tống từ để lại cho hậu thế một kho tàng tác phẩm đồ sộ, có giá trị cao.

Nguồn: chinesrd (中文路)



No comments: