1. Hiệu ứng hào quang (halo effect) là gì?
1.1. Lịch sử ra đời khái niệm
Hiệu ứng hào quang hay còn có tên tiếng Anh khác là Halo Effect. Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhắc đến bởi nhà tâm lý học Edward Thorndike vào năm 1920.
Ông đã tiến hành một thí nghiệm đối với con người để kiểm chứng về định nghĩa này. Các cán bộ chỉ huy trong một quân đội nọ sẽ đánh giá phẩm chất của lính cấp dưới. Các tiêu chí được lựa chọn bao gồm khả năng lãnh đạo, ngoại hình, trí thông minh, lòng trung thành và sự tin cậy.
Qua cuộc thí nghiệm, ông phát hiện ra một điều khá đặc biệt. Những đặc điểm được xếp hạng cao sẽ kéo theo nhiều đặc điểm khác cũng tăng hạng theo. Ngược lại, đặc điểm được xếp hạng thấp cũng kéo nhiều đặc điểm thấp hơn.
Halo Effect tạo ra ấn tượng đặc biệt, bao quanh một nhận định mà ta cho nó là đúng đắn. Đây là dấu hiệu cho biết ta cũng chịu sự chi phối của sức hấp dẫn.
1.2. Khái niệm
Hiệu ứng hào quang được xem là một loại thiên vị về mặt nhận thức. Chúng ta sẽ đưa ra những nhận định tổng quan về một người, vật chỉ dựa trên một mặt của vấn đề. Thuật ngữ này được dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Theo đó, người tiêu dùng sẽ thiên vị sản phẩm do đã từng có những trải nghiệm đối với sản phẩm khác. Và tất cả chúng đều cùng chung một nhà sản xuất.
Halo Effect đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Chúng có sức ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, tạo lòng tin và củng cố lòng tin của người tiêu dùng. Góp phần gia tăng giá trị thương hiệu.
1.3. Ví dụ về hiệu ứng hào quang
Cuộc sống quanh ta có quá nhiều những trường hợp về hiệu ứng hào quang. Bạn có thể đã từng gặp nhưng chưa thể định nghĩa một cách cụ thể về chúng.
- Ấn tượng về người nổi tiếng. Bạn sẽ thấy những người nghệ sĩ thường có hình ảnh đẹp, ưa nhìn. Từ đó, chúng ta cũng mặc định họ là người thông minh, xuất chúng.
- Sự thiên vị trong đánh giá của giáo viên. Ở các trường học, đánh giá của giáo viên rất quan trọng. Họ thường có suy nghĩ những người học giỏi, điểm cao thì cách cư xử cũng vô cùng tinh tế, khôn khéo. Mặc dù họ chưa hề biết hay quan sát cách sống ngoài đời của học trò.
- Đánh giá nhân viên trong một công ty, văn phòng. Cấp trên thường đánh giá cao nhân viên ở sự nhiệt tình, năng nổ làm việc. Và rồi, dù bạn có thiếu đi một chút kiến thức hay kỹ năng thì cũng chẳng sao cả. Đánh giá hiệu suất làm việc của bạn vẫn luôn tốt.
2. Hiệu ứng hào quang trong marketing
Những lợi ích mà ta nhận thấy được từ Halo Effect là không thể bàn cãi. Chính vì vậy, chúng được áp dụng vào trong lĩnh vực marketing để nâng cao giá trị thương hiệu. Hiểu đơn giản, các doanh nghiệp sẽ nhìn nhận thế mạnh của mình, tập trung khai thác nó. Từ đó, dẫn dắt khách hàng tìm kiếm về thương hiệu của mình qua các kênh tiếp thị. Một thương hiệu đã được định vị sẵn, cùng với cách tiếp cận mục tiêu cụ thể giúp giá trị thương hiệu nâng cao rõ rệt.
Khi đó, lòng tin đối với khách hàng về doanh nghiệp gần như đạt mức tuyệt đối. Họ sẽ có những trải nghiệm tốt về sản phẩm dù cho nó chưa để thể hiện đầy đủ. Đây có lẽ là thành công lớn nhất mà Halo Effect mang đến cho giới marketing.
Hiệu ứng hào quang còn giúp giảm thiểu những chê trách hay phê phán khi sử dụng sản phẩm. Khi tư duy của bạn đã định sẵn đó là thứ tốt, bạn trở nên hiền lành, dễ dàng hơn với lỗi của họ. Trong kinh doanh, việc này giúp bạn tạo điểm nhấn cho sản phẩm mới một cách dễ dàng. Đơn cử như việc Apple thường cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới. Iphone 7, Iphone 8, Iphone 13 pro max,... những cái mới ra đời thay thế cái cũ. Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Nhưng phần lớn đều là những lời nhận xét có cánh cả. Dù cho sản phẩm có những nhược điểm trông thấy rõ, nhưng nó vẫn chưa đủ sức để phá hỏng tổng thể. Nhất là lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu đó. Đặt giả sử, cùng là một chiếc điện thoại với công năng, thiết kế tương tự. Nhưng được sản xuất bởi Bphone- thương hiệu ít ai biết đến. Bạn đoán xem, liệu rằng sản phẩm đó có được đón nhận?
Tuy nhiên, bạn cũng cần nhận thức rằng, vấn đề gì cũng sẽ có hai mặt của nó. Và hiệu ứng hào quang cũng không phải ngoại lệ. Nếu ứng dụng tốt, chúng giúp thương hiệu bạn phát triển, tăng lượt tiếp cận khách hàng. Nhưng nếu lạm dụng quá mức, vô hình chung, những đánh giá sẽ không còn khách quan. Doanh nghiệp khó có thể níu kéo khách hàng thân thiết tiếp tục mua hàng.
Hiệu ứng hào quang trong marketing được thực hiện bằng nhiều chiến lược khác nhau. Bạn có thể tham khảo một vài ví dụ dưới đây:
- Chiến lược ‘‘soái hạm”. Bạn cần sử dụng sản phẩm nổi bật, ưu việt nhất làm bàn đạp nâng tầm giá trị sản phẩm khác. Hãy lồng ghép thông tin sản phẩm vào trong chiến lược marketing mà bạn xây dựng. Những sản phẩm này được ví như soái hạm, đi đầu để tạo dựng tiền đề.
- Giành lấy giấy chứng nhận nâng cao giá trị. So với một thương hiệu mới, chưa có tiếng tăm hay giải thưởng nào, người ta thường tìm kiếm sản phẩm đã có danh tiếng. Những giải thưởng, giấy chứng nhận trở thành vỏ bọc hoàn hảo trước người tiêu dùng.
- Dựa hơi các thương hiệu nổi tiếng. Phương thức này hoạt động dựa theo việc lợi dụng sự nổi tiếng của một thương hiệu nổi tiếng. Sau đó là bàn đạp để tiếp cận khách hàng.
- Lợi dụng tuyên truyền thông tin trên trang thông tin điện tử. Với hàng trăm triệu lượt truy cập thông tin mỗi ngày, trang thông tin điện tử trở thành miếng mồi ngon cho ai muốn quảng bá thương hiệu. Những tin bài có đánh giá tốt về doanh nghiệp, sản phẩm đó thì hẳn sẽ củng cố niềm tin cho người mua hàng.
3. Tác động của hiệu ứng hào quang đến tâm lý khách hàng
Hiệu ứng hào quang được tạo ra bởi các thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp. Họ tập trung nhiều kinh phí, công sức vào các kế hoạch marketing để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Càng ngày, tần suất hiển thị của công ty ngày càng cao, giá trị thương hiệu và tài sản của công ty được tăng cường.
Người dùng khi tiếp cận thông tin, nhận thấy nhiều đánh giá tốt hẳn sẽ có nhận thức tốt về nó. Sau cùng, nhận thức đó biến thành hành vi, họ lựa chọn tin tưởng tuyệt đối với thương hiệu đó. Dù cho họ chưa thực sự hiểu về doanh nghiệp cũng như sản phẩm được phân phối. Họ mặc định rằng, doanh nghiệp đã tỏa sáng ở một lĩnh vực thì các khía cạnh khác cũng đạt đến độ chín muồi.
Hiệu ứng hào quang dẫn dụ khách hàng đến với thương hiệu. Củng cố niềm tin và chuyển chúng thành tài sản thương hiệu cao cấp. Hiện nay, nhờ khả năng marketing cực đỉnh, công ty luôn biết biến mình thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. Chỉ cần một sản phẩm ghi dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng là bạn đã có thành công bước đầu. Chúng tác động đến những sản phẩm khác của chính thương hiệu này.
4. Ứng dụng tâm lý hiệu ứng hào quang trong tiếp thị quảng cáo
Hiệu ứng hào quang được thể hiện ở nhiều lĩnh vực, kinh doanh có, quảng cáo có. Và gần như những doanh nghiệp đã đang và sẽ thành công đều sẽ cần phải làm tốt điều này. Dưới đây là một vài ứng dụng tiêu biểu mà bạn nên tham khảo.
Hiệu ứng ngôi sao
Hiệu ứng ngôi sao hay còn gọi là hiệu ứng người nổi tiếng. Nhiều thương hiệu sử dụng người nổi tiếng để làm nền cho chiến dịch marketing của họ. Điển hình như những ca sỹ, nghệ sĩ đại diện thương hiệu cho nhãn hàng nổi tiếng. Trên thực tế, họ chỉ xuất hiện vài giây trên quảng cáo. Và cũng chẳng ai đảm bảo được rằng, những người nổi tiếng đó có thực sự hiểu về sản phẩm mà họ đang quảng bá?
Doanh nghiệp biến sự ưa thích của người hâm mộ dành cho người nổi tiếng thành hành động muốn sở hữu sản phẩm mà họ đang dùng. Và khách hàng có sự tin tưởng rằng, những gì thần tượng mình dùng đều tốt và giá trị.
Sử dụng sản phẩm tiên phong
Hiệu ứng hào quang trong ứng dụng này tiết kiệm chi phí và nhân lực hơn rất nhiều. Doanh nghiệp của bạn không cần dùng đến những ngôi sao nổi tiếng hay KOL đình đám. Việc quan trọng chính là cải tiến một sản phẩm bất kỳ nào đó. Sao cho chúng đạt đến độ hoàn hảo nhất. Khi chúng đã tăng trưởng tốt, hãy tiến hành marketing mạnh mẽ để nó được xuất hiện nhiều hơn trước công chúng. Dần dần, thứ chúng ta nhìn thấy không chỉ là sản phẩm của nhãn hàng đó. Mà là cả một kho hàng đồ sộ với nhiều sản phẩm khác nhau.
Hiệu ứng hào quang khiến người mua hàng tin tưởng chỉ cần một mặt hàng tốt thì các mặt hàng khác của doanh nghiệp đều tốt.
Nhắc đến đây, nhiều người hẳn sẽ nhớ đến thương hiệu Iphone đình đám nhỉ. Apple cho ra đời iPod. Thành công của nó cũng kéo theo giá trị của máy tính xách tay Macbook của công ty tăng lên. Có thể người dùng chưa đánh giá được chất lượng sản phẩm. Nhưng vì người ta mặc định đó là sản phẩm của Apple, đồng thời đã có sản phẩm tốt như iPod. Và rằng doanh nghiệp này sẽ không thể có sản phẩm nào tệ hơn nữa.
Hiệu ứng hào quang nếu được vận dụng một cách thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững. Tuy nhiên, tất cả nên được thực hiện một cách minh bạch và rõ ràng. Đừng biến chúng trở thành lớp vỏ hoàn hảo cho những sản phẩm bẩn. Hơn ai hết, người tiêu dùng giờ đây đã thông thái và cảnh giác hơn khi mua hàng. Đừng vì một chút lợi ích nhỏ mà đánh mất giá trị thương hiệu tốn công gây dựng bất lâu.
Theo: Tanca
Link tham khảo: