Monday, November 4, 2024

NGƯỜI TA THƯỜNG NÓI: "NGỰA TỐT KHÔNG QUAY ĐẦU ĂN CỎ PHÍA SAU" CÒN VẾ SAU KINH ĐIỂN HƠN

Nền văn hóa Phương Đông có hàng nghìn năm lịch sử và văn hóa, không còn nghi ngờ gì nữa, những nền văn hóa kinh điển còn tồn tại cho đến ngày nay chính là biểu tượng cho trí tuệ của cổ nhân và những tinh hoa được chắt lọc và lưu giữ lại cho đến ngày nay.


Ngày nay, từ chỗ nhìn thấy các văn vật, cảm thụ được giá trị văn hóa lịch sử, càng ngày càng ít đi. Bởi vì những thứ này đều là tinh hoa do thời gian lưu giữ lại, quả thật có giá trị phi vật thể to lớn.

Hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu nói “Hảo mã bất cật hồi đầu thảo” (好馬不吃回頭草) tạm dịch ngựa tốt ăn cỏ không quay đầu, cũng thuộc về sự truyền thừa ngôn ngữ trong văn hóa cổ đại.

01

“Hảo mã bất cật hồi đầu thảo” câu nói này hầu như ai cũng đã từng nghe qua, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu cội nguồn của câu nói này nhé.

Ảnh “Hảo mã bấtt cật hồi đầu thảo”. Nguồn Aboluowang

Câu nói này thực sự bắt nguồn từ một điển cố. Câu chuyện này kể về một chú ngựa hiền lành đã trốn khỏi chuồng và đến đồng cỏ tự do. Sau khi con ngựa đến đồng cỏ, nó chỉ tìm cỏ non để ăn, và mỗi khi nó tập trung ăn cỏ non thì không bao giờ ngó trước ngó sau.

Câu nói này ở trong dân gian là để chỉ những người có khát vọng cao cả sau khi đã hạ quyết tâm, dù cho gặp phải ngăn trở lớn bao nhiêu cũng không bao giờ quay đầu.

Người ta thường thích dùng câu này đối với những người trẻ tuổi, khi mới bước vào xã hội, họ giống như những chú ngựa vừa ra khỏi chuồng, có khát vọng rất cao cả và tràn đầy nhiệt huyết, nhưng đồng thời cũng không dễ dàng chịu được đả kích. Đặc biệt những ai lớn lên dưới sự chăm sóc, bảo hộ của cha mẹ là những người dễ lùi bước và bỏ cuộc nhất khi gặp khó khăn. Câu nói này là một ẩn dụ thích hợp cho họ.

Ảnh Những người trẻ tuổi khi mới bước vào xã hội, họ giống như những chú ngựa vừa ra khỏi chuồng, có khát vọng rất cao cả và tràn đầy nhiệt huyết, nhưng đồng thời cũng không thể chịu được đả kích. Nguồn Aboluowang

Khi gặp phải những ngăn trở, đừng mải lo tính trước tính sau, “hảo mã bất cật hồi đầu thảo” ngựa tốt ăn cỏ không quay đầu, một khi đã chọn thực hiện những hoài bão của mình thì chỉ có thể nhìn về phía trước.

Con đường duy nhất là không lùi bước thì bạn mới có thể bước đi một cách suôn sẻ, và tự mình trở thành những nhân vật hàng đầu mà bạn khao khát. Đây là chân lý.

Đạo lý mà câu nói này muốn gửi gắm đến chúng ta, trong quá trình tiến lên có thể có chông gai, thăng trầm nhưng chỉ cần chúng ta luôn tập trung và luôn kiên định với mục tiêu thuở ban đầu thì nhất định chúng ta sẽ thực hiện được.

02

Tuy nhiên câu “Hảo mã bất cật hồi đầu thảo” không phải là trọng điểm mà người viết muốn đề cập đến hôm nay. Có lẽ nhiều người không biết rằng phía sau câu này còn có một vế đối nữa đặc biệt kinh điển, đó là: “Trung thần vô sự nhị chủ tâm” (忠臣無事二主心).

Tại sao vế sau này lại kinh điển đến như vậy? Điều đầu tiên cần nhìn là sự đối xứng của câu trên và câu dưới, “hảo mã” và “trung thần” tương đối cân xứng.

Tiếp theo phải nói đến nguồn gốc xuất xứ của câu nói xuất hiện trong “Danh hiền tập” “nhất mã bất bị song an, trung thần bất sự nhị chủ” tạm dịch: một con ngựa không thắng hai yên, trung thần không thờ hai chủ.

Ảnh “Trung thần bất sự nhị chủ tâm”. Nguồn InternatTrong “Danh hiền tập” câu nói này có ý tứ là một vị đại trung thần không bao giờ phụng dưỡng hai vua.

Trong sử sách đã có ghi chép lại rất nhiều các nhân vật nổi danh nhìn chung họ đều có chung một quan điểm, đó là nhất định phải trung thành với triều đình, toàn tâm đối đãi với hoàng đế. Từ lịch sử cho thấy “trung thần vô sự nhị chủ tâm” là chí hướng chung của họ.

Trong thời kỳ triều đại phong kiến, Hoàng đế là vĩ đại nhất, là thần dân nhất định trong tâm phải nhất quán như một, nhiều công thần và tướng lĩnh quân đội đều tin tưởng vào điều này.

Nhiều người tự họ đều hết mực hầu hạ một vị quân chủ cho đến khi hoàng đế băng hà thì đã chọn cách lui xuống ở vị trí thấp hơn, thậm chí một số những thần tử còn trực tiếp từ quan trở thành dân.

Ảnh: Nhiều người tự họ đều hết mực hầu hạ một vị quân chủ cho đến khi hoàng đế băng hà, thì đã chọn cách lui xuống ở vị trí thấp hơn, thậm chí một số những thần tử còn trực tiếp từ quan trở thành dân. Nguồn K.sina.cn

03

Thực ra, dù là câu nói “hảo mã bất cật hồi đầu thảo, trung thần vô sự nhị chủ tâm” hay câu nói nổi tiếng “nhất mã bất bị song an, trung thần bất sự nhị chủ” ý nghĩa của nó đều thể hiện tinh thần vững vàng, bước trên con đường mình lựa chọn. Dù là cuộc sống hay công việc, chúng ta đều phải giữ ý chí kiên định, không thể lay chuyển.

Phần kết

“Hảo mã bất cật hồi đầu thảo” nhiều người chỉ biết câu thứ nhất, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn câu thứ hai, nhưng thực ra cho dù là câu thứ nhất hay câu thứ hai, thì những lời này đều là chân lý.

Đây chính là sức mạnh của tinh hoa văn hóa thần truyền dưới sự thử thách của dòng sông dài hàng ngàn năm lịch sử, cho đến hôm nay vẫn vẹn nguyên giá trị giáo huấn và giá trị tinh thần nội tại.

Trước những câu nói đầy khát vọng này, tác giả không khỏi cảm khái rằng quá trình phát triển của lịch sử quả là quá khó khăn, và tinh thần của người xưa thật quá là khí phách.

Biên dịch Minh Thư
Theo: Lý Vận – Aboluowang
Link tham khảo:

No comments: