Ngôi làng này nằm sâu bên trong dãy núi Thái Hàng (太行山), thuộc tỉnh Hà Nam (河南省), nằm về phía Tây Nam Bắc Kinh.
Làng Guo Liang (郭亮村) gồm 83 gia đình, tổng cộng có 329 người đang sinh sống. Người dân của làng này là hậu duệ của ông Guo Liang – một quan chức tại Nam Kinh đã bị hoàng đế nhà Minh trục xuất đến Thanh Hải làm khổ sai, trên đường chạy trốn, gia đình ông đã chạy đến đây.
Mặc dù sống trong một khu vực có địa hình hiểm trở như vậy nhưng trong nhiều năm qua dân làng vẫn luôn trung thành với nơi chôn rau cắt rốn này, tuyệt đối không có ý định rời đi.
Chẳng ai dám tin lại có một ngôi làng tồn tại nơi hoang vu, hiểm trở này.(Ảnh: Internet)
Ngôi làng này nổi tiếng với đường hầm Guo Liang hiểm trở. Trước đây, người dân trong làng chỉ có duy nhất một con đường mòn rất nguy hiểm để lưu thông, buôn bán với bên ngoài.
Năm 1972, những người tại đây quyết định chọn ra 13 người đàn ông lực lưỡng để đào một đường hầm xuyên qua núi và đặt tên là Động Guo Liang. Đường hầm này dài 1250m, cao 4m, rộng 6m và có hơn 30 cái “cửa sổ” đủ hình dạng, kích thước. Dân làng đã phải mất 5 năm để hoàn thành công trình này.
Sự nguy hiểm bắt đầu rình rập bất kì ai đi qua đây! (Ảnh: Internet)
Mục đích của việc tạo ra các cửa sổ này là để cung cấp ánh sáng cho đường hầm. Cũng nhờ vậy mà người cảm thấy bớt đi phần nào sợ hãi. (Ảnh: Internet)
Các vách núi cheo leo khiến người ta nhìn vào mà cảm thấy hãi hùng.(Ảnh: Internet)
Có nhiều người đã từng từ bỏ ý định đến đây du lịch khi nhìn thấy bức ảnh này. (Ảnh: Internet)
Chiều cao 1700 mét so với mực nước biển khiến nhiều người chóng mặt mỗi khi nhìn xuống. (Ảnh: Internet)
Hình ảnh con đường vào làng được chụp từ trên cao xuống, một vẻ đẹp thách thức con người.(Ảnh: Internet)
Nét đẹp tìm ẩn phía sau sự hiểm trở ấy đã thu hút biết bao nhiêu con người một đến không muốn về. (Ảnh: Internet)
Người đàn ông đang cố gắng lưu giữ khoảnh khắc tuyệt vời tại đây.(Ảnh: Internet)
Làng Guo Liang đã trở thành một địa điểm du lịch bật nhất Trung Quốc.(Ảnh: Internet)
Những ngôi nhà ngói đá của 83 gia đình tại làng (Ảnh: Internet)
Các ngôi nhà trong làng vẫn giữ nguyên phong cách kiến trúc thời Minh – Thanh. (Ảnh: Internet)
Nét văn hóa của người Hán vào thời nhà Minh cũng được bảo tồn nguyên vẹn tại nơi đây. (Ảnh: Internet)
Những ngôi nhà đơn sơ tồn tại song hành cùng biết bao thế hệ. (Ảnh: Internet)
Một trong những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại nhất làng. (Ảnh: Internet)
Cổng làng được làm bằng đá. (Ảnh: Internet)
Ở đâu đó trong làng có những cổ vật cứ được đặt để một cách khó hiểu mà không ai dám đụng đến và cũng không ai dám tò mò. (Ảnh: Internet)
Khung cảnh đẹp mộng mơ say lòng người. (Ảnh: Internet)
Chính vì sở hữu vẻ đẹp độc nhất vô nhị này mà năm 1996 ngôi làng đã được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử của Thế giới. Những nét văn hóa gần như được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Theo Tri Thức Trẻ
No comments:
Post a Comment