Có rất nhiều người thông minh trên thế gian này, tuy nhiên thông minh không có nghĩa là trí tuệ. Những người này thường có cảm giác nặng về tự ngã. Bởi vì họ luôn tính toán và thích hớt tay trên của người khác, nên không dễ để sống chung với họ. Cuối cùng sự tính toán khôn ngoan của họ thường khiến họ suy sụp.
Hồi còn du học tại Nhật Bản, tôi từng gặp C, một người đến từ miền nam Trung Quốc. Anh rất thông minh và khôn khéo. Bất cứ khi nào lên xe buýt cùng các bạn học, anh sẽ nhờ các bạn mua vé giúp anh, và nói rằng anh không có tiền lẻ. Nhưng sau đó, anh sẽ không đả động gì đến chuyện trả lại tiền. Các bạn học với C cũng không phải là ngốc. Họ không bằng lòng bắt xe buýt cùng với anh ta một tháng sau đó. Sau khi tốt nghiệp, C làm việc cho một công ty ở Nhật Bản. Anh thường lấy tài nguyên công ty để sử dụng với mục đích cá nhân. Cuối cùng, anh bị bắt tận tay bởi ông chủ và bị đuổi việc. Anh không thể tìm công việc nào khác và phải sống trong nghèo khó kể từ đó.
Vào triều Hậu Hán (947-950 SCN) thời Ngũ Đại ở Trung Quốc xưa, có một vị đại tướng tên Mộ Dung Ngạn là người rất mưu lược. Tuy nhiên dường như ông là một viên quan thông minh và gian xảo quá trớn. Khi đảm nhiệm chức Tiết Độ Sứ ở Tần Châu, có một vụ lừa đảo xảy ra tại tiệm cầm đồ trên địa bàn ông phụ trách – ai đó đã dùng tiền giả ở trong tiệm. Điều này đã không bị phát hiện trong một thời gian dài. Sau khi biết được, Mộ Dung Ngạn tỉnh bơ không biến sắc mà cho dán cáo thị rằng hàng hóa trong tiệm cầm đồ đã bị đánh cắp, đồng thời yêu cầu những người từng trao đổi trong tiệm tới đăng ký họ tên để họ có thể được đền bù trong tương lai. Kẻ lừa đảo quả nhiên cũng đến và rồi bị bắt vì tội dùng tiền giả.
Tuy nhiên, sau khi bắt người này, Mộ Dung Ngạn không hề trị tội mà nhốt anh ta tại một nơi bí mật, nơi có những bộ hạ thân tín của ông ta. Mộ Dung Ngạn bắt kẻ lừa đảo khai ra cách làm tiền giả. Khi ấy dân gian gọi kỹ thuật này là “Thiết thai ngân”, tức “sắt đẻ ra bạc”. Người ta đổ một lớp bạc bao bên ngoài mẻ sắt để giả làm bạc. Sau khi biết kỹ thuật này, Mộ Dung Ngạn cho làm một lượng lớn tiền giả và dùng nó để khao thưởng cho binh sĩ dưới quyền. Nhưng sau khi biết được sự thật, binh sĩ trở nên bất bình và nổi loạn. Vụ việc trở nên ồn ào và sự tín nhiệm đối với Mộ Dung Ngạn bị hủy hoại hoàn toàn. Cuối cùng, Mộ Dung Ngạn chỉ còn cách tự vẫn để kết thúc mọi chuyện.
Có rất nhiều ví dụ về “thông minh thái quá trở nên dại dột” như thế này. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, nhiều người vẫn thích hành xử theo cách này. Họ đã không thể làm gì cho bản thân. Những người khôn vặt tự đánh mất chính mình, trong khi những người đại trí thì cứu giúp thế gian. Người thực sự có trí tuệ lớn thì tính cách khoáng đạt và không chấp trước vào danh lợi. Họ tựa như một làn gió trong mát thổi giữa dòng thế tục. Đạt được đại trí tuệ mới là cảnh giới cao nhất trong cuộc sống.
Quán Minh
(Sưu tầm trên mạng)
聪明反被聪明误
作者: 贯明
作者: 贯明
人世间的小聪明人很多,但是小聪明不等于智慧。这种人虽然自我感觉良好,然而由于他们不能吃亏,容易患得患失,所以精于算计,事事想占别人的便宜,以至很难与他人和睦相处,最终机关算尽被小聪明断送了自己的生路。
我在日本留学时,曾遇到一位来自中国南方某城市的同学C君,此人是一个典型的耍小聪明的人。每次与其他同学乘坐公共汽车时,C君总是借口没有零钱而让别人代买车票,此后却再也不愿提起还钱给同学。但是别的同学也不是傻瓜,一个月之后,谁也不愿意再与C君一起乘车。后来C君大学毕业之后在日本的公司就职,经常公私不分的利用公司的资源干自己的私事,有一次被老板抓了个正着,惨遭解雇之后长期失业,一直贫困潦倒。
在中国历史上的五代时期,后汉的大将慕容彦超虽然颇有才略,却也是一个奸巧、聪明过头的官员。当他担任秦州节度使时,辖下的官方当铺里发生了一件诈骗案。有人利用假银来抵押骗钱,过了很久才被主管官员发现。慕容彦超知道后不动声色,对外谎称当铺的所有抵押典当物品被盗贼劫走,发出公告要求所有曾经到过当铺抵押物品的民众前来登记当过的物品,以便核实损失的财物,作为以后求偿的依据。骗徒果然上当,在前来登记时被诱捕了。
慕容彦超抓获骗徒之后,并没有将其治罪,反而将他安置在一个隐秘的地方,并找了几位亲信部下,命令他传授制造假银的方法,作为抵罪之用。当时,民间把这种里面是生铁、外表包一层银子的假银称做“铁胎银”。慕容彦超学会了制作方法后居然大量私制“铁胎银”,并且拿来犒赏士兵,士兵们发现之后不但士气大受打击,而且群起抗议,再也不为慕容彦超效力。慕容彦超在事情闹大之后信用破产,人格扫地,一发不可收拾,最后只好以自杀收场。
世间有许多这种“聪明反被聪明误”的例子。然而,令人感叹的是从古至今仍然有那么多耍小聪明的人前仆后继,陷于其中不能自拔。小智亡身,大智济世。真正有大智慧的人性格豁达,荣辱不惊,不与世俗同流。拥有大智慧才是人生的最高境界。
(網上搜查)
No comments:
Post a Comment