Thursday, December 22, 2016

HỐI LỘ

Giáng sinh sắp đến và sau đó là tết, đây là cơ hội để người ta tặng quà nhau, tặng người thân, tặng bạn bè và tặng luôn cả "sếp". Ở những quốc gia tiến bộ, người ta có quy định là "sếp" hay những người làm việc trong công quyền không được nhận quà tặng quá một trị giá nào đó để ngăn ngừa "hối lộ". Chúng ta ai ai cũng biết và hiểu "hối lộ" là gì nhưng chưa chắc đã biết ý nghĩa và mục đích của nó.
Tôi chợt nhớ một câu chuyện tiếu lâm như vầy:


Quan liêm chính trực
Một ông quan nọ sống và làm việc rất công chính, ông chẳng bao giờ ăn hối lộ cả. Vì thế, khi về hưu ông trở nên nghèo túng.
Một hôm mở tủ ra, ông thấy tượng con chuột đúc bằng vàng, ông mừng quá cầm ra hỏi vợ:
- Bà ơi, mình có tiền rồi. Ồ, nhưng mà cái này ở đâu vậy bà?
- Bà vợ thành thật: Tôi nói thiệt ông đừng la nhe. Hồi ông còn làm quan biết ông không bao giờ ăn hối lộ, trưởng ty xuất nhập cảng đến hỏi tôi ông tuổi con gì? Tôi nói ông tuổi Tý. Thế là họ tặng cho tôi con chuột bằng vàng đó ông ạ.
Ông chồng nghe vậy quát to:
- Bà khờ quá, sao bà không bảo họ là tôi tuổi Sửu ?
Bà vợ: ???!!!..


Bây giờ theo Wikipedia tìm hiểu xem:

HỐI LỘ
(theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Hối lộ (tiếng Anh: Bribery), còn gọi là mãi lộ, dân gian thường gọi là đút lót, là hành vi đưa tiền, hoặc vật phẩm có giá trị, hoặc những thứ khác khiến cho người nhận cảm thấy hài lòng, để mong muốn người nhận giúp đỡ mình thực hiện hành vi trái pháp luật, hoặc làm hại đến người khác. Một đặc điểm chung là người được nhận thường là những người có khả năng ảnh hưởng hoặc chi phối đến người hay công việc khác (như người có chức vụ, quyền hạn, người giàu có, và đôi khi là người giỏi võ có thể trừng trị người khác giúp người đưa hối lộ.
+Các hình thức của hối lộ:
Hối lộ vật chất:
Tiền là thứ phổ biến nhất, do bởi nó nhẹ và có giá trị cao. Thời phong kiến ở phương Đông, người ta không dùng tiền mà thường dùng vàng hoặc bạc. Dù sao thì nó vẫn là phương tiện trao đổi tiền tệ.


Ngọc hoặc châu báu hoặc của lạ của một vùng nào đó, là những thứ thường được dùng trong thời phong kiến, được các quý bà (là người có uy quyền hoặc có chồng là người có uy quyền).
Người, ở đây thường là người con gái được đưa đi làm dâu hoặc hiến cho vua, hoặc đơn giản chỉ là để cho người nhận được quan hệ tình dục với người bị đem đi hối lộ.
Hối lộ phi vật chất:
Các hình thức đưa và nhận hối lộ truyền thống - giao dịch tiền, quyền - hiện nay đã lạc hậu. Thay vào đó là hình thức hối lộ phi vật chất, hối lộ phi vật chất được chia thành ba loại:
Hối lộ tình dục: là điển hình của hối lộ phi vật chất; người đưa hối lộ thông qua phục vụ tình dục để mong đạt được lợi ích;
Hối lộ thông tin: là người đưa hối lộ cung cấp thông tin cho người nhận hối lộ để mưu cầu lợi ích; người nhận hối lộ cũng nhận được lợi ích từ thông tin được cung cấp. Thông tin này chủ yếu là về thăng chức, thuyên chuyển, bí mật thương mại, thông tin mật về kết án, v.v...;
Hối lộ thành tích: là hình thức hối lộ giữa cấp trên và cấp dưới trong cùng hệ thống, cùng ngành; người đưa hối lộ cố ý chuyển thành tích công việc cho cấp trên hưởng. Cũng có trường hợp cấp trên muốn được thăng chức cao hơn nên cố ý chiếm thành tích của nhân viên. Khi được thăng chức cao hơn, cấp trên sẽ điều động cấp dưới trở thành vị trí cao hơn và có lợi hơn.


+Nguyên nhân hối lộ:
Việc tấn công tội phạm tham nhũng ngày càng gay gắt. Do vậy, quan tham cấp cao chỉ nhận hối lộ đến mức độ nào đó rồi thay đổi phương thức nhận hối lộ từ vật chất sang phi vật chất;
Vẫn còn tồn tại kẽ hở pháp luật. Công ước chống tham nhũng của LHQ xác định hối lộ bao gồm cả lợi ích vật chất và phi vật chất. Nhưng đến nay, các quy định pháp luật của đa số các quốc gia chỉ dừng lại đối tượng hối lộ là vật chất (tiền bạc, vật dụng, nhà cửa,...);
Thói quen quyền lực; người đưa hối lộ thường tìm cách với người có quyền thông qua quan hệ tình cảm. Dần dà người có quyền lực bị mê hoặc dẫn đến sai phạm và cuối cùng trở thành quan tham.
+Giải thích về hành vi hối lộ:
Bản chất đây là hành vi "trao đổi" giữa lợi ích hai bên, dựa trên lý thuyết hành vi trao đổi hợp lý thì giải thích các mối quan hệ này phát triển có mục đích là cùng mang lại lợi ích giữa hai bên, quan hệ tạo lên lợi ích càng lớn thì mức độ tương tác xảy ra thường xuyên hơn, mạnh mẽ hơn. Và nó trở thành kỳ vọng mong muốn từ hai phía. Như vậy trong tương lai chúng sẽ được tiến hành lặp lại thành thói quen, có hệ thống và chuẩn mực rõ ràng hình thành lên khuân mẫu xã hội, một hiện tượng.


Hình mẫu hành động dựa trên hợp tác và trao đổi. Người này tự nguyện cho ra một cái gì đó mà anh ta cho rằng có thể không cần đến nó hoặc nó không quan trọng bằng thứ mà anh ta có thể nhận lại từ đối phương, và anh ta đánh giá thứ mà mình mang ra trao đổi có lợi ích cho đối phương hơn thứ đối phương dùng để trao đổi lại. Quá trình tiến hành trao đổi dựa trên đàm phám, thỏa thuận và vì lợi ích chung, ích kỷ về quyền lợi cá nhân từ hai phía. Nhưng dưới tác động đa chiều khi mạng lưới xã hội được trải ra và bao chùm lên cá nhân thì nó không còn đơn thuần là quá trình trao đổi thương lượng thông thường, công khai giữa hai bên. Hay nói cách khác nó bị điều chỉnh và biến thế hoặc tiềm ẩn đi hành động trao đổi này. Đó là hành vi tặng quà tết với mục đích hối lộ.
Dựa vào lý thuyết trên chúng ta có thể phân tích như sau:
Đối với hành vi tặng quà tết nhằm mục đích hối lộ, thứ mà họ mang ra trao đổi là món quà tết có giá trị… và việc đáp ứng mục đích tặng quà từ người nhận quà. Việc trao đổi này thực sự mang lại lợi ích lớn cho cả hai phía mà cái họ mất là không đáng kể. Ví như bỏ ra 10 triệu có thể được ưu tiên khu đất tốt sinh lời đến 100 triệu, còn đối phương "chẳng mất gì" mà có tiền tiêu tết. Vì thế dựa vào thuyết hành vi có thể thấy hành động được kích thích xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Và dưới tác động của lưới xã hội hành vi trao đổi bị bóp méo, lợi ích từ hai phía đã tác động lên lợi ích chung cả mạng lưới xã hội. Người hối lộ phải mất một khoản tiền lớn mà không chắc ăn đối phương có đáp ứng lại mục đích của mình hay không, và hành động của họ là phạm pháp và gian lận vì lợi dụng "mối quan hệ ràng buộc" tạo cơ hội tốt hơn hay cướp lấy cơ hội phần thưởng đáng lẽ ra của người khác. Như vậy họ phải tiến hành bí mật, tìm cách làm tiềm ẩn đi hành vi trao đổi phi pháp của mình. Và chính truyền thống tặng quà tết bị họ lợi dụng để tiến hành cuộc trao đổi ngầm có "tín hiệu chung mà hai bên cùng hiểu và biết mục đích của nhau" đó chính là giá trị món quà và mong muốn người tặng. Hành động lách luật này vô hình chung có điều kiện để tồn tại công khai, và ảnh hưởng xấu của nó lại được che giấu đi khiến lợi ích của xã hội bị tổn hại mà không có, hoặc có ít phản lực tác động lại làm triệt tiêu hành vi phi lý trên. Thế là "hành vi tặng quà tết nhằm mục đích hối lộ" tiếp tục xảy ra ngày càng mạnh mẽ hơn đang gây tổn hại lớn đến xã hội, lấy lợi chung đáp ứng lợi ích cá nhân, mất đi cơ hội ngang bằng nhau khi tiếp cận nguồn lực. Đôi khi nó còn là hành động ăn cắp trắng trợn, mua chuộc và tham ô tài sản người khác.


+Các vụ án hối lộ nổi tiếng:
Quản lý viên của Apple nhận hối lộ một triệu USD: Paul Shin Devine - người quản lý nhận hàng thầu do các công ty ở Á châu cung cấp bị sở FBI và IRS (Sở Thuế vụ Hoa Kỳ) truy tố. Chính Apple, công ty mẹ cũng khởi đơn kiện Devine. Devine bị kết tội nhận hơn 1 triệu USD tiền mặt và rất nhiều món quà hối lộ có giá trị khác.
Úc hối lộ để giành hợp đồng in loại tiền polymer cho Việt Nam;
Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của PCI.
+Nạn hối lộ trên doanh trường quốc tế:
Nạn hối lộ có mặt không chỉ ở mức cá nhân mà cả ở tầng lớp công ty cổ phần và cơ quan công quyền. Nhóm Transparency International (Minh bạch Quốc tế) trong cuộc khảo sát 3000 giám đốc doanh thương trên 28 quốc gia năm 2011 cho biết Hòa Lan và Thụy Sĩ đứng đầu bảng (đồng hạng) thanh liêm trong khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga đội số về mặt nhân viên có thẩm quyền sẵn sàng đút lót để đoạt thầu.
(theo Wikipedia)