Mới vừa xem xong chương trình "Ai là triệu phú" phát sóng khá lâu. Có một câu hòi làm tôi ngạc nhiên.
Câu hỏi: "Loài cây nào được nhắc đến đầu tiên trong bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ?
A. Cây cơm nguội
B. Cây bàng
C. Cây phượng
D. Cây hoa sữa.
B. Cây bàng
C. Cây phượng
D. Cây hoa sữa.
Cái ngạc nhiên đầu là tôi không biết nhạc sĩ có sáng tác bài này, tôi chưa từng nghe qua và cái ngạc nhiên thứ hai của câu trả lời là "Cây Cơm Nguội", loại cây có cái tên mà tôi cũng chưa từng nghe qua dù đã thấy nó nhưng không để ý khi đi thăm Hà Nội mấy năm trước.
Bài hát mở đầu với mấy câu:
"Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu."
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu."
Bài hát rất hay, tôi sẽ post cho bạn nào chưa nghe nên nghe cho biết còn bây giờ mình tìm hiểu chút ít về "Cây Cơm Nguội" là cây gì ? (LKH)
CHI CƠM NGUỘI
Chi Cơm nguội, chi Phác, chi Ma trá hoặc chi Sếu (danh pháp khoa học: Celtis) là một chi của khoảng 60-70 loài cây gỗ với lá sớm rụng, phổ biến khá rộng trong các khu vực ôn đới ấm, nhiệt đới của Bắc bán cầu, tại Nam Âu, miền nam và Đông Á, miền nam và miền trung Bắc Mỹ cũng như kéo dài tới khu vực miền trung châu Phi. Nói chung, chúng là các cây gỗ kích thước trung bình, cao tới 10–25 m, ít khi cao tới 40 m. Bài này lấy tên gọi Cơm nguội là chính.
Trong phân loại, trước đây chúng được xếp vào họ Du (Ulmaceae) hoặc trong họ của chính chúng là họ Cơm nguội (Celtidaceae), nhưng các phân tích bộ gen do Angiosperm Phylogeny Group tiến hành đã chứng minh chúng tốt nhất nên đặt vào họ Gai dầu (Cannabaceae).
Lá của chúng là loại lá đơn, mọc so le, dài khoảng 3–15 cm, hình trứng nhọn đầu với phần đỉnh lá nhọn kéo dài, mép lá có khía răng cưa cách đều.
Quả là loại quả hạch nhỏ, đường kính 6–10 mm, ở nhiều loài là ăn được, với vị hơi khô nhưng ngọt, tương tự như ở quả chà là.
Một vài loài được trồng làm cây cảnh, đáng chú ý vì khả năng chống chịu hạn khá tốt của chúng. Lưu ý không nhầm các loại phác này với hậu phác tức vỏ cây mộc lan (Magnolia officinalis) dùng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Hoa. Tên gọi phác có nguồn gốc từ tiếng Trung 朴 (bính âm: pò).
(theo Wikipedia)
Mang một cái tên xấu xí, cây cơm nguội chẳng có hương thơm, cành cũng không thẳng và lá không to.. nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết....và cây cơm nguội có vẻ riêng mà không cây nào sánh được .
Hà Nội có những đường cây khá đẹp. Nó là niềm yêu của ai đang ở Hà Nội, là nỗi nhớ của người đi xa, cũng là mong chờ của ai chưa đến.
Phố Trần Hưng Đạo có rặng sấu sum suê, tán tròn, xanh quanh năm. Phố Lò Đúc có hàng sao đen cao vút, thân thẳng tắp, đầy bóng mát. Đường Thanh Niên có phượng đỏ rực trời hè, nay còn thêm hoa ban tím. Phố Hàng Dầu có hoa sữa, nay còn thêm dâu da xoan. Đặc biệt phố Lý Thường Kiệt và quãng cửa Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, phố Đinh Tiên Hoàng, có hàng cây cơm nguội. Cái tên xấu xí, nhưng nó có vẻ riêng, không cây nào sánh được. Nó còn có tên nữa là sếu. Hình như chỉ Hà Nội mới có nhiều cây này. Bóng mát lăn tăn, mùa hè xanh ngát. Mùa đông rụng hết lá, cành trơ ra từ to đến nhỏ trong sương mờ, trong mây bạc nhìn cành khẳng khiu mà tưởng ta đang đi trong tranh thuỷ mặc.
Cây cơm nguội rụng lá trước mọi loại cây. Tháng mười, khi hoa sữa toả hương trong đêm thì lá cơm nguội vàng au, bay đầy mặt đất. Thu đã đến hẳn rồi Hà Nội ạ.
Nhưng nó cũng lại hồi sinh cùng mùa xuân sớm nhất... Ngay từ tháng chạp, khi những cây bàng còn thả những tờ thư đỏ cho mặt đường, thì từ những cành tưởng đã chết khô, chết héo kia bật ra những cái chấm màu đồng điếu; màu tím hồng, rồi chẳng bao lâu thành màu xanh lá mạ, xanh non như màu nõn chuối, tắm trong mưa xuân sớm, nắng xuân sớm. Lá ấy trông ngon như màu cốm, hấp dẫn trẻ thơ ngắt quả chơi, hấp dẫn cả những ai yêu nhau phải hò hẹn tìm nhau.
Cây cơm nguội sống hàng trăm năm, có khi còn dài hơn một đời người. Cây cơm nguội mọc thành hàng, cho phố thêm thơ mộng. Trong bóng hàng cây ấy, ai là người có những kỷ niệm vui buồn của đời mình với một gốc cụ thể nào? Có thể đó là buổi không thuộc bài, hôm đi bắt ve sầu, lúc đánh mất hòn bi ve, hôm đi tiễn đưa người bạn, cái buổi lần đầu tiên cầm tay ai, hồi hộp không nói nên lời. Cũng có thể đó là chỗ hai người chia tay vĩnh biệt, hoặc cắt đứt mọi ràng buộc một đời...
Cây cơm nguội hẳn biết chia sẻ nỗi niềm, tình cảm ấy. Vì thế mà nó cứ thì thầm lao xao, mà rung rinh sáng lên trong nắng ấm, trong mưa phùn, trong dòng đời của bao cây khác, hoa rực rỡ hoặc thơm ngát hoặc thơm nồng... Cây cơm nguội khiêm tốn vì hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to... nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết...
Tuy vậy, cũng có những cây cơm nguội quá già nua, bị sâu ăn ruỗng, phải nhường chỗ cho cây non, có khi là khác loài. Nhưng nó im lặng, vui lòng.
Theo: VOVnew
(Sưu tầm trên mạng)