Đột nhiên có một ngày, Mẫn Ngọc Thương thức dậy tử rất sớm, triệu tập tất cả bạn bè người thân đến và nói với họ....
Mẫn Ngọc Thương tiên sinh ở Hàng Châu cả đời làm quan thanh liêm. Sau khi được thăng lên chức Hình Bộ Lang Trung, mỗi tối, đều đi tới âm ti đảm nhiệm chức vụ Diêm Vương. Mỗi tối đến canh hai, ở bên đó đều phái một cỗ xe ngựa đến để tiếp đón ông. Âm ti tổng cộng có năm điện, Mẫn Ngọc Thương quản lý điện thứ năm. Trước mỗi lần thăng điện, Tổng Phán Quan mang đến một viên thiết hoàn, nhìn giống như quả trứng gà, nặng khoảng 1 lạng, mời ông nuốt vào bụng, sau đó mới bắt đầu thẩm tra án kiện.
Phán Quan nói: “Đây là an bài của Thượng Đế, ngài (chỉ Thượng Đế) sợ rằng khi Diêm La Vương xử lý các vụ án ở âm ti, lưỡng lự tư tình, cho nên lệnh cho ông nuốt viên thiết hoàn đó, để giữ áp chế tâm của ông ta. Đây là phương pháp thường lệ được dùng hàng mấy nghìn năm nay”. Thượng Đế biết: Bá tánh bị quan tham tại dương gian vì tư tình mà xử sai, thống khổ không chịu nổi. Sau khi chết rồi, đến âm gian, lại còn bị chịu hãm hại, thì thật sự chẳng còn nơi nào có thể giải oan cho họ nữa. Cho nên ngài quy định: Diêm La Vương trước khi xử án, bắt buộc phải nuốt thiết hoàn, để ức chế tư tâm mà lo liệu việc công tâm.
Trước mỗi lần xử án, Mẫn Ngọc Thương theo lệ nuốt viên thiết hoàn. Đợi khi xử lý hết các án xong, liền nhả viên thiết hoàn ra, rửa sạch, giao lại cho Phán Quan thu giữ.
Mẫn Ngọc Thương xử lý các sự vụ tại âm gian xong, buổi sáng thức dậy đều quên hết. Tuy nhiên cũng có lúc nhớ, nhưng ông trước giờ đều không nói cho ai biết cả. Ông bình thường chỉ khuyên mọi người không nên ăn thịt bò, thường xuyên niệm 《Chú Đại Bi》 mà thôi. Tuy vậy, sau này ông nhấn mạnh một điều: làm quan tuyệt đối không được ức hiếp bách tính !
Đột nhiên có một hôm, Mẫn Ngọc Thương thức dậy rất sớm, triệu tập bạn bè thân thích lại và nói với họ: “Tôi bây giờ mới biết: Làm quan nhất định phải thanh liêm, nếu không chỉ có thể làm được những việc tốt nhỏ nhặt, không có tác dụng gì. Đêm qua, biểu đệ của tôi Lý Mỗ qua đời, linh hồn của anh ta được giải tới âm ti, Phán Quan lấy những việc sai trái khi làm quan của anh ta trình báo cho tôi, xin chỉ thị của tôi, yêu cầu tống anh ta vào địa ngục, sau khi thẩm vấn định ra tội danh, thì phát công văn cho Đông Nhạc Đại Đế thực thi. Tâm tôi vì anh ta (biểu đệ Lý Mỗ) mà cảm thấy khó chịu, bèn lấy thẻ ngục để lên trên án, nháy mắt ra hiệu cho Lý Mỗ 3 lần. Lý Mỗ nói bình thường không ăn thịt bò, khi anh ta làm quan, cấm chỉ tư hạ giết mổ bò, liệu có thể dùng công đức này để giảm bớt tội của bản thân. Tôi còn chưa lên tiếng. Phán Quan liền phản bác anh ta: “Đây là điều Mạnh Tử đã nói, đó là ơn nghĩa đối với loài cầm thú, ngươi đối với lão bách tính tàn khốc như thế, mà lại còn muốn giảm tội sao, không có ích gì đâu. Người không ăn thịt bò, tại sao lại ăn thịt người, uống máu người ?”
Lý Mỗ biện giải nói: “Tôi chưa từng ăn thịt người”. Phán Quan nói “của cải – mồ hôi nước mắt của dân chính là thịt người”. Ngươi làm tham quan, ăn chặn mồ hôi nước mắt của hàng nghìn vạn người, cho dù không ăn thịt bò, người thử nghĩ kỹ xem, một việc làm nhỏ nhặt ấy có thể giảm nhẹ tội ác to lớn của người không ?”. Lý Mỗ nghe vậy không nói được gì nữa.
Tôi biết Lý Mỗ từ trước đến nay thường niệm 《Chú Đại Bi》. 《Chú Đại Bi》được âm ti xem trọng nhất. Vì thế, tôi viết ba chữ “Chú Đại Bi” lên lòng bàn tay, rồi chìa tay ra cho anh ta xem. Lý Mỗ đột nhiên không niệm nổi một từ nào. Tôi thay anh ta niệm vài câu, tất cả Phán Quan và dịch lại đều đồng loạt quỳ xuống nghe, từ phía Tây bỗng nhiên có một đám mây màu đỏ bay tới. Lúc đó, viên thiết hoàn trong bụng tôi bắt đầu làm cho bụng tôi đau, chuyển động qua trái qua phải, làm cho ruột tôi như muốn xé ra. Tôi đau đến mức không còn cách nào bèn vội vàng cầm lấy ngục bài, dùng bút đỏ phê chuẩn, lệnh cho quan dịch lại đưa Lý Mỗ xuống địa ngục. Đến lúc này, viên thiết hoàn trong bụng tôi mới chịu yên trở lại. Tôi tiếp tục thẩm tra một án nữa mới quay trở về.
Những người thân thích hỏi tôi: “Vậy cuối cùng có được ăn thịt bò hay không ?” Mẫn Ngọc Thương nói: “câu trả lời nằm giữa được ăn và không được ăn”. Hỏi đạo lý ở đâu, ông ta nói: “Việc này giống như việc trân trọng những tờ giấy đã viết rồi, Thánh nhân không lấy điều này cho vào phạm vi cấm kỵ, chỉ có điều nếu có tâm muốn phát triển nông nghiệp và văn học, lấy những sự vật đồng loại đem so sánh và suy luận, thực ra nó có cùng bản chất. Cấm ăn thịt bò là nhân từ. Nhưng, hãy thử nghĩ xem, công chí vô tư, để cho thiên tử cho đến bách tính đều có áo mặc, công lao ấy còn lớn hơn con bò nhiều, tính mạng người so với bò càng quý hơn, vì sao phải luộc bò nấu bò, lấy ruột, lòng bò để ăn, kỳ thực không có ai nghĩ cho nó, cấm chỉ giết nó, tại sao vậy ? Đều là bởi vì thiên địa có nguyên tắc: Con người mới là quý báu, còn súc vật không đáng quý như vậy, đó là cái lý đương nhiên. Cho nên, làm quan bắt buộc phải liêm khiết công minh ! Ức hiếp bóc lột bách tính chính là ăn thịt người, là uống máu dân, đó là tội ác cùng cực. Bất luận là có làm được việc thiện nào, cũng không thể giảm nhẹ được tội ác to lớn đó !”
(Viết theo sách “Tử Bất Ngữ” của Viên Mai, đời nhà Thanh)
Tác giả: Huệ Thuần Chỉnh Lý, Dajiyuan | Dịch giả: Việt Nguyên