Người chơi đã dùng trợ giúp 50/50 chỉ còn lại "Đợi chờ và Chung thủy" nhưng không xác định được câu đúng nên phải nhờ sự trợ giúp của khán giả ở trường quay, không ngờ 100% khán giả trường quay đều chọn câu trả lời là "chung thủy" và hại người chơi phải ra về.
Tôi lên mạng tìm hiểu xem thác Dambri như thế nào và tại sao có ý nghĩa là "đợi chờ":(LKH)
THÁC DAMBRI HUYỀN THOẠI GIỮA ĐẠI NGÀN TÂY NGUYÊN
Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài km còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá, diện tích gần 300ha với đủ loài chim. Nhiều cây cổ thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi… gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây.
THÁC DAMBRI HUYỀN THOẠI GIỮA ĐẠI NGÀN TÂY NGUYÊN
Thác Dambri nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ, hùng vĩ với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Ngày nay, khu du lịch sinh thái Đambri là một địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thập phương
Từ thị xã Bảo Lộc đi quá 18km, qua những đồi chè, cà phê, cây ăn trái xanh ngát… du khách đến với khu du lịch sinh thái Đambri để được thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên. Đambri là một thác nước đẹp, cao nhất vùng Lâm Đồng. Nguồn nước của dòng thác từ trên cao hơn 90 m đổ xuống, tạo nên một khung cảnh rất hùng vĩ.
Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái người dân tộc K’ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Vào một ngày nọ, chàng trai bỗng mất tích không một dấu vết để lại. Cô gái khóc mãi, chờ mãi, nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Người K’ho đặt tên thác là Đambri – nghĩa là “đợi chờ”.
Dòng thác hùng vĩ - Ảnh: Sưu tầm |
Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài km còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá, diện tích gần 300ha với đủ loài chim. Nhiều cây cổ thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi… gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây.
Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu xi măng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác. Đứng trên cầu, khách du lịch có thể thưởng thức cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống. Khách muốn xuống chân thác có thể đi bằng hai đường: Thang máy hoặc đường bộ. Nhưng hầu hết du khách đều chọn đường bộ men theo sườn núi, đã được bê tông hoá nên đi lại thuận tiện và vừa được thưởng ngoạn phong cảnh.
Theo lối mòn ven suối đi về phía thượng lưu, muốn sang bờ bên kia du khách sẽ được một lần thử độ khéo léo và lòng dũng cảm khi chênh vênh đi trên chiếc cầu dây theo kiểu của đồng bào dân tộc ở địa phương vẫn làm. Cầu được bện từ những thứ dây leo rất sẵn ở rừng như song, mây, giang, lồ ô…
Vào buôn của người dân tộc Châu Mạ, một trong những làng văn hoá dân tộc ở Tây Nguyên, du khách sẽ được thưởng thức những lễ hội cồng chiêng, khám phá tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống và cũng có thể tự mang lều trại để tổ chức sinh hoạt dã ngoại.
Để những chuyến tham quan của du khách thêm sinh động, ban Quản lý khu du lịch sinh thái Đambri còn khoanh một khu vực nuôi các loài thú. Đảo khỉ tại đây có hàng trăm con, hươu nai được nuôi thả tự do khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng và thích thú khi bắt gặp. Cũng có cả những khu nuôi gấu, ba ba, rùa. Đặc biệt, có những chú voi đã được thuần dưỡng và ngoan ngoãn tuân theo sự chỉ dẫn của quản tượng, du khách có thể ngồi trên lưng voi để chụp ảnh lưu niệm.
Đi một vòng quanh khu du lịch rộng lớn, du khách có thể nghỉ chân bên hồ nước Đambri rộng hàng nghìn mét vuông, thuê một chiếc thuyền, hưởng thú câu cá trên hồ. Nếu muốn náu mình dưới bóng mát của rừng cây, hãy tạt thuyền vào ven bờ rồi chậm rãi khua mái chèo dưới những cây cổ thụ xoè tán vươn ra hồ…
Có dịp đến với Bảo Lộc - Lâm Đồng, bạn hãy ghé thăm dòn thác Dambri đầy lí thú này. Hoà quyện hồn mình cùng với thiên nhiên, bạn sẽ thấy thư thái hơn, được tẩy trần, gột sạch những buổn bực, chỉ còn lại một tâm hồn trong veo và thanh thản lạ thường.
Theo: MyTour