Sự chịu đựng của mùa đông cũng khiến cho mọi người phải suy nghĩ thêm về Nhẫn, có người nghĩ rằng “phần phía trên của chữ nhẫn là một con dao” (chữ Nhẫn “忍” gồm phần trên là chữ “刀” và phần dưới là chữ “心” ghép lại). Kỳ thực, đây là một sự hiểu biết tiêu cực về sự nhẫn nại và là sai lầm về mặt nhận thức, đồng thời không thực sự hiểu được ý nghĩa và nội hàm của Nhẫn. Nhẫn là sự chủ động “biến vũ khí thành tơ lụa”, lấy thái độ khiêm tốn và cao thượng trong tu dưỡng để thiện giải tất cả mọi thứ xung quanh.
Cảnh giới của Nhẫn như dòng nước của phẩm Đức
Nhẫn là một loại cảnh giới, nó tương tự như nước của phẩm Đức. Trong “Đạo Đức Kinh” có viết: “Thuỷ thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố ky ư đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thì. Phù duy bất tranh, cố vô vưu”- có nghĩa là, nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, nó dừng ở chỗ mọi người đều không thích (chỗ thấp) cho nên gần với đạo. Nước là căn bản của vạn vật, nó nuôi dưỡng tất cả mọi thứ, nhưng không bao giờ theo dòng chảy tràn ra mà luôn chảy từ cao xuống thấp. Nước bao gồm tất cả, và luôn hướng vào phía trong, sâu thẳm mà bao la. Nước có thể tụ lại thành sông, sông tụ lại thành hồ, hồ hợp lại thành biển, biểu hiện sự đồng tâm và nhân ái. Sự trong suốt của nước khiến tất cả đều có thể hiển lộ xuất lai, vì vậy bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào nó. Nước là công bằng, cho dù nước được đựng vào bất kỳ vật gì, mặt nước luôn luôn bình phẳng. Nước kiên trì bền bỉ bất luận phải trải qua bao nhiêu khúc khuỷu quanh co, cuối cùng đều có thể khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành sứ mệnh của nó. Nước gặp phải chỗ vuông liền biến thành vuông, gặp chỗ tròn liền biến thành tròn. Vì nước không tranh giành với vạn vật, vì vậy nó không có phiền não. Vì thế, Nhẫn là vĩ đại, bao dung, sáng suốt, không tranh giành, hòa hợp mà thấu hiểu.
Hàn Tín có thể nhẫn chịu được những điều mà thiên hạ không thể nhẫn
Nhẫn là điều cơ bản để đạt được tất cả các thành tựu, điển cố về “Hàn Tín chịu nhục chui háng” cho tới nay đã khích lệ được rất nhiều người. Năm đó, trong số những tên đồ tể ở Hoài Âm có một thanh niên trẻ muốn xúc phạm Hàn Tín, hắn nói: “Mặc dù đã trưởng thành, cũng đeo bảo kiếm, nhưng thật hèn nhát”. Hắn liên tục buông lời xúc phạm khiêu khích: “Nếu dám, hãy đâm ta đi, nếu không dám, thì phải chui qua háng của ta”. Hàn Tín nhìn hắn ta một lúc lâu, sau đó từ từ hạ thấp người xuống, chui qua háng của hắn. Mọi người trên đường phố đều cười nhạo Hàn Tín, nghĩ rằng ông thật nhút nhát. (“Trích sử ký. Hoài Âm Hầu Liệt Truyện”).
Kỳ thực không phải vậy, chính vì Hàn Tín không thèm chấp ‘kẻ hữu dũng vô mưu’ nên muốn tránh việc phải xảy ra một cuộc giết hại, bởi vì ông không nhìn sự việc một cách nhất thời, mà coi trọng tương lai sau này, đó thực sự là một người có ý chí kiên cường, “khoan dung rộng lượng”. Hàn Tín có thể nhẫn chịu được những điều mà người thường không làm được, do đó ông có thể làm nên việc lớn, sau này ông đã trở thành công thần trọng yếu của Lưu Bang, cùng với Trương Lương và Tiêu Hà hợp thành “Hán Sơ Tam Kiệt”.
Nhẫn có thể khiến tâm linh người ta trở nên mỹ hảo, đồng thời khuyến khích người ta có động lực để bước vào một hành trình mới. Đó là sự thản nhiên bất động khi ngồi trên thuyền nghe mưa lúc gió Tây mây giông kéo về, đó là sự phiêu lãng thưởng thức vẻ đẹp của nhật nguyệt tinh tú trong những chuyến hành trình; là ngọn đèn tâm linh tìm về sự trong sáng thơ ngây trong cái hối hả và nhộn nhịp của thế giới con người. Nó khẽ gõ cửa trái tim của bạn, nó cho bạn nếm trải đủ loại hương vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, để rồi sau đó bạn sẽ ngộ ra rằng: “Sơn trùng thuỷ phúc nghi vô lộ, Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”.
Nhân sinh như mộng, nhìn những sự việc trong mơ như làn mây trôi hư ảo không thể đoán trước, nếu như có thể bảo trì một cảnh giới tâm trí rộng lượng và nhẫn nại sẽ có thể lĩnh hội được đủ loại màu sắc giữa các tầng trời và đất, mùa qua đông tới, thời gian chớp mắt qua đi, nhưng sự chịu đựng thầm lặng của Nhẫn luôn để lại dấu vết lâu dài trong lịch sử của nhân loại.
Bất luận là ở nơi hoang mạc, nơi ánh mặt trời chói chang hay nơi tuyết rơi bao phủ, chỉ cần tĩnh tại lặng lẽ quan sát mây trời, tất cả vạn vật đều bao dung trong đó, đó chính là cảnh giới của trí huệ và sự nhẫn nại.
Tiêu Ngọc
隐忍的智慧
作者:萧玉
作者:萧玉
冬天,是一个隐忍的季节,它睿智而理性的为人们演绎了“宝剑锋从磨砺出,梅花香自苦寒来”的内涵,它将热情埋藏至深,只为迎来下一个季节的盎然春意。
隐忍的冬季也带给人们对忍的思考,有人认为“忍字心头一把刀”,其实这是一种消极的忍耐和错误的认识,并没有领悟到忍的真义与内涵。忍是主动去“化干戈为玉帛”,以高尚的修养与谦虚的姿态去善解周围的一切。
忍之境界如同水的品德
忍是一种境界,与水的品德相似。《道德经》中云:“水善利万物而不争,处众人之所恶,故几于道。居善地,心善渊,与善仁,言善信,政善治,事善能,动善时。夫唯不争,故无尤。”意思是,水滋润万物而不与万物相争。它停留在众人所不喜欢的地方,所以接近于道。水是万物之根本,它滋润了万物,却从不张扬的从高往低流。水包容一切,并将一切容纳于心中,深沉而博大。
水能汇流成河,聚河成湖,合湖成海,诠释了齐心与仁爱。水透明的将一切展露出来,让你可以完全相信他。水是公正的,无论将水置于任何容器之中,水面永远是平的。
水的坚韧注定无论经过多少曲折,最终能克服一切困难而完成自己的使命。水能遇方则方,遇圆则圆。正因为水与万物无争,所以没有任何烦恼。因此,忍是博大、包容、透明、无争、是融会而贯通。
韩信能忍天下之不能忍
忍是成就一切的根本,“韩信受辱于胯下”的典故至今激励着人们。当年,淮阴屠户中有个年轻人想侮辱韩信,说:“虽长大,好带刀剑,怯耳。”并当众侮辱他说:“能死,刺我;不能,出胯下。”韩信注视对方良久,慢慢低下身来,从他的胯下爬了过去。街上的人都耻笑韩信,认为他是个怯懦之人。(《史记.淮阴侯列传》)
其实不然,正因为韩信不逞匹夫之勇才避免一场杀戮,因为不看一时,只重千秋,更是“有容乃大”的坚韧意志。韩信能忍天下之不能忍,故能为天下之不能为之事,后来他成为了刘邦的重要功臣,与张良、萧何合称“汉初三杰”。
隐忍能将人的心灵变得美好,鼓励你走向新航程的动力,是西风云低时客舟听雨的淡然;是在漂泊的旅途中欣赏日月星辰的洒脱;是在喧嚣的红尘中替你寻觅童真的心灯。它轻敲着你的心门,在苦辣酸甜中带你尝尽人生的个中滋味,之后,便能领略到“山重水复疑无路,柳暗花明又一村”。
人生如梦,看梦里之事,如流云般变幻莫测,倘若能保持一个隐忍与宽广的心境,定能领略到天地万物间的缤纷色彩,秋去冬来,时光淡然而过,却轻轻地将隐忍的胸襟留给了驻足于历史长河之畔的人们。
无论孤烟大漠还是残雪夕阳,只要静静地笑看风云,便将万物包容于心中了,这便是隐忍的智慧与境界。
(網上搜查)