Chuyện các bà trong cung Nguyễn:
Vua Tự Đức thủa nhỏ hay ốm đau, dù được bà Từ Dũ chăm nom săn sóc hết sức nhưng sức khoẻ nhà vua vẫn không được sung mãn. Về đường sinh lý ông bị bệnh bất lực. Dù vậy, đến tuổi nạp phi, ông vẫn được các quan đại thần tiến cho hàng trăm bà. Trong đó, bà Trang Ý họ Võ (sinh năm 1828) được Tự Đức yêu chuộng nhất.
Năm Tự Đức nguyên niên(1848) bà được phong làm Cung tần (恭嬪). Sau đó, bà lần lượt được tấn phong làm Cẩn phi (謹妃, Canh Tuất, 1850), Thuần phi (順妃, Canh Thân, 1860), Trung phi (忠妃, Tân Dậu, 1861), Hoàng quý phi (皇貴妃, Nhâm Tuất, 1862), cho trông coi 6 viện.
Năm Tự Đức nguyên niên(1848) bà được phong làm Cung tần (恭嬪). Sau đó, bà lần lượt được tấn phong làm Cẩn phi (謹妃, Canh Tuất, 1850), Thuần phi (順妃, Canh Thân, 1860), Trung phi (忠妃, Tân Dậu, 1861), Hoàng quý phi (皇貴妃, Nhâm Tuất, 1862), cho trông coi 6 viện.
Mặc dù ái ân không được thoả mãn, nhưng được chức trọng quyền cao, gia đình được nhờ bà cũng vui lòng. Để xứng đáng với địa vị được sùng ái nhất, bà Trang Ý ngày đêm phục vụ vua Tự Đức hết mình. Bà còn được giao việc nuôi dạy Dục Đức làm thế tử( từ năm 1868)
Oái ăm thay! Năm Tự Đức thứ 35 (1882) xảy ra vụ Henri Riviere tấn công ở Bắc Hà, Vua Tự Đức suốt ngày phải chủ trì các cuộc họp bàn của Triều đình để tìm phương đối phó với Pháp, sức khoẻ của ông đã yếu lại càng thêm yếu. Ông hay nổi cáu, hay tức giận đột ngột và vô cớ... Nhân một sự chậm trễ thuốc men của người phục dịch, Tự đức nổi trận lôi đình buộc tội bà Trang Ý là thiếu cẩn trọng, giáng bà xuống hàng Trung Phi. Bị tước đoạt chức vụ Hoàng Quý Phi, bà Trang Ý vô cùng đau khổ. Thật là “chịu đấm ăn xôi xôi cũng hỏng!”
Nỗi đau khổ của người đẹp đã làm cho trái tim vị vua thi sĩ Tự Đức xao xuyến. Tự Đức hối hận và xót xa vì đã “ giận cá chém thớt” một cách vô lý. Vì vậy, trước khi chết (19-7-1883), vua Tự Đức đã di ngôn truyền phải phong cho bà Trang Ý làm Hoàng hậu.
Sau khi vua Tự Đức băng, Thế tử Dục Đức là con nuôi lên kế vị, Việc tấn phong Hoàng Hậu cho bà tưởng quá dễ dàng. Nào ngờ Dục Đức mới ở ngôi vị được ít ngày thì bị các quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế truất và tống ngục... Thế là việc tưởng dễ lại bất thành...
Vua Hiệp Hoà nối ngôi muốn y theo lời căn dặn cuối cùng của hoàng huynh định tấn phong bà chức Hoàng Hậu. Nhưng tình hình chính trị lúc bấy giờ quá căng thẳng, bi đát, nỗi lo âu âm ấp bên lòng, bà đã xin được từ mệnh. Hiệp Hoà nài nỉ, bà viện lý do có tang mà lại việc Dục Đức bị tống ngục bà cũng có phần chịu trách nhiệm, do đó bà chỉ xin một ân huệ là được lên Khiêm Cung để ngày đem lo việc hương khói phụng thờ cố hoàng đế mà thôi.
Được chấp thuận, bà Trang Ý cùng hàng trăm thứ phi của vua Tự Đức rời Hoàng thành lên Khiêm Cung.
Vua Hiệp Hoà lệnh cho đinh thần tham cứu sử cũ tìm một tiền lệ của cổ nhân để sách phong cho bà một cách danh chính ngôn thuận. Các triều thần làm việc khẩn trương. Sau một thời gian đã sưu tầm được các sử liệu như: đời nhà Đường có Bửu Lịch hoàng hậu ở điện Nghĩa An được phong là Nghĩa An hoàng hậu; đời Tống Hiến Tích Thái hậu ở cung Minh Đức cũng được phong Minh Đức hoàng hậu.... Như vậy chiếu sử liệu, có thể lấy tên điện, tên cung mà tôn phong.
Thế là bà Trang Ý ở Khiêm cung được sách phong là Khiêm Cung Hoàng Hậu. Bản sách phong được rước lên Khiêm Cung và long trọng tuyên đọc, bà Trang Ý phụng mệnh và mọi việc thành tựu êm đẹp. Khiêm hoàng hậu tức Lệ Thiên Anh hoàng hậu đã sống tại Khiêm Cung cho đến tháng 4/1903 mới tạ thế. Lăng bà được xây dựng ngay trong khuôn viên lăng Tự Đức, đó là Khiêm Thọ lăng, nơi đây mỗi ngày có hàng trăm khách du lịch đến thăm quan….
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment