Trong Tây Du Ký có tình tiết Phật Như Lai dùng bát hàng phục Tôn Ngộ Không, chiếc bát là một bảo vật của Phật gia. Thiền sư Pháp Hải cũng từng dùng chính phương thức này để hàng phục Bạch Xà tinh
Trong phần lớn những phiên bản cận đại về Truyền thuyết Thanh Xà – Bạch Xà đều xây dựng thiền sư Pháp Hải như một thủ phạm gây chia rẽ gia đình người ta, còn Hứa Tiên và Bạch Xà thì lại được ví như đôi vợ chồng tương thân tương ái, tình thâm nghĩa nặng, cứ như vậy mà truyền đến nghìn năm. Tuy nhiên, quay đầu nhìn lại mọi thứ bỗng hoàn toàn không phải sự thật.
Trong “Cảnh Thế Thông Ngôn” có đoạn “Bạch nương tử vĩnh viễn bị trấn ở Lôi Phong Tháp”, ghi chép tỉ mỉ sự thật về thiền sư Pháp Hải, Hứa Tiên và Bạch Xà.
Truyện kể rằng Hứa Tiên vì ham mê sắc đẹp mà kết phải ác duyên với Bạch Xà, về sau luôn gặp phải phiền phức, sau đó y mới phát hiện ra sự thật ra Bạch Xà là một con rắn, lòng vô cùng sợ hãi, liền cầu xin thiền sư Pháp Hải cứu giúp.
Bạch nương tử là một con mãng xà, bởi vì mưa gió hoành hành, đành phải đến Tây Hồ an thân, ở cùng một chỗ với Thanh Thanh là cá trắm đen nghìn năm mới đắc linh khí. |
“Cảnh Thế Thông Ngôn” ghi lại như sau:
“Thiền sư từ trong tay áo lấy ra một cái bát đưa cho Hứa Tiên nói: ‘Ngươi hãy mang về nhà, đừng để cho vợ biết được, lặng lẽ úp bát vào đầu cô ta, chớ có nhẹ tay, đè xuống thật mạnh, đừng hoảng hốt, hãy trở về đi’.
Sau đó, Hứa Tiên bái tạ thiền sư rồi về nhà. Về đến nhà, Hứa Tiên trông thấy Bạch nương tử đang ngồi ở chỗ kia, trong miệng thì thầm trách móc: ‘Không biết người nào ly gián chồng ta và ta, để biến cả hai trở thành oan gia, nếu mà biết được, ta sẽ liều mạng với hắn!’. Thế là, thừa lúc người vợ không để ý, Hứa Tiên chậm rãi, lặng lẽ từ đằng sau, úp bát lên đầu Bạch nương tử, dùng hết sức bình sinh đè xuống. Cứ theo cái bát từ từ úp xuống thì không thấy thân hình người đàn bà đó đâu cả. Hứa Tiên càng không dám sơ hở, tập trung đè xuống. Chỉ nghe thấy trong bình bát có tiếng nói: ‘Ta cùng chàng chung sống hơn một năm nay, sao lại không có chút tình nghĩa đến thế! Nếu chàng còn nghĩ đến tình phu thê, thì xin hãy thả thiếp ra!’.
Hứa Tiên đang không biết xử lý thế nào thì có người báo rằng: ‘Có một vị hòa thượng, nói là đến đây để thu phục yêu quái’. Hứa Tiên nghe xong, vội sai Lý quản gia mời Thiền sư vào trong. Vừa trông thấy Pháp Hải, Hứa Tiên nói: ‘Xin người hãy cứu đệ tử!’. Sau đó, không biết Thiền sư niệm cái gì trong miệng. Niệm xong, nhẹ nhàng mở cái bình bát ra, chỉ thấy Bạch nương tử co người lại còn giống như hình nộm, hai mắt nhắm chặt, nằm thành bất động dưới mặt đất.
Pháp Hải đại sư vì dân diệt ác lại bị miệt thị là kẻ phá hoại gia can. |
Thiền sư quát: ‘Là nghiệt chướng phương nào, sao lại dám quấy rối người ta? Hãy mau nói cho rõ!’
Bạch nương tử đáp: ‘Thiền sư, tiểu nữ là một con mãng xà, bởi vì mưa gió hoành hành, đành phải đến Tây Hồ an thân, ở cùng một chỗ với Thanh Thanh. Không ngờ lại gặp Hứa Tiên, tình cảm dâng trào, nhất thời không cầm lòng được mà mạo phạm luật trời, nhưng tiểu nữ chưa từng sát hại sinh linh. Cúi xin thiền sư rộng lòng từ bi!’
Thiền sư lại hỏi: ‘Thanh Thanh là yêu tinh gì?’
Bạch nương tử nói: ‘Thanh Thanh là cá trắm đen nghìn năm mới đắc được linh khí, nay sống ở dưới cây cầu thứ ba trong Tây Hồ. Nhất thời quen nhau, kết làm bạn hữu. Y chưa từng được một ngày vui vẻ, cúi xin Thiền sư thương cảm!
Thiền sư nói: ‘Niệm tình ngươi nghìn năm tu luyện, ta tha chết cho, hãy hiện nguyên hình!’
Bạch nương tử không chịu. Thiền sư vô cùng tức giận, trong miệng lẩm bẩm vài câu, quát to rằng: ‘Kiết Đế đâu? Mau bắt Thanh Ngư quái đến đây, cùng với Bạch Xà hiện nguyên hình, nghe ta xử lý!’
Trong chốc lát, trước sân nhà nổi lên cuồng phong. Khi cơn cuồng phong qua đi, thì “xoẹt” một tiếng, giữa không trung rơi xuống một con cá trắm đen, nhảy đành đạch trên mặt đất mấy cái, rồi co lại thành một con cá trắm nhỏ hơn trước. Bạch nương tử lúc đó cũng hiện nguyên hình, biến thành một con bạch xà dài ba thước, vẫn còn ngóc đầu nhìn Hứa Tiên.
Pháp Hải thiền sư vận dụng thần thông đuổi Bạch Xà. |
Thiền sư đem hai con vật đặt trong bình bát, gở bỏ áo bào, phong kín miệng bình bát. Đem đến trước chùa Lôi Phong, đặt bình bát dưới mặt đất, sai người vận chuyển gạch đá, xây thành một cái tháp. Về sau, nhờ Hứa Tiên đi hoá duyên mà đã xây thành bảo tháp 7 tầng, nghìn vạn năm nay, Bạch Xà cùng Thanh Ngư không thể ra ngoài được nữa”.
Sau đó Hứa Tiên tình nguyện xuất gia, lễ bái thiền sư làm thầy, trở thành hòa thượng trấn Lôi Phong tháp. Tu hành mấy năm, tịch hóa mà đi.
Từ trong câu chuyện này, chúng ta thấy rõ rằng Hứa Tiên yêu cầu Pháp Hải trừ yêu, lại là tự mình bắt giữ và xây tháp nhốt Bạch Xà. Tình tiết câu chuyện so với trước đây quả là một trời một vực.
Đâu mới là sự thật? Có độc giả rất tin tưởng câu chuyện này, bởi chỉ người trong mê muội mới có thể chung sống với yêu tinh, con người có lý trí không thể cùng động vật mà chung hưởng ân ái hạnh phúc. Điều này cũng không thể gọi là hạnh phúc nên cũng không thể nói là Pháp Hải phá gia can. Huống hồ gì, Pháp Hải là người tu Phật, ông hiểu rõ về định mệnh và nhân luân, buông bỏ được dục vọng mới xuất hiện thần thông, ông lẽ nào có thể làm chuyện trái Pháp lý.
Con người vì tham vọng nhất thời, đem luận giải sai lệch để phỉ báng người tu luyện, khiến người thế nhân có cái nhìn không đúng đối với các bậc tu hành, nghiệp tạo thành quả không hề nhẹ.
Tháp Lôi Phong, sau khi Pháp Hải nhốt Bạch Xà, đã để lại câu thơ, “Tây Hồ nước cạn, sông hồ chẳng lên, tháp Lôi Phong đổ, Bạch Xà xuất thế”. |
Đây vốn là một chuyện giáo hóa người đời, cảnh báo thế nhân, nhưng đến thời nhà Thanh đã bị biến thành câu chuyện cổ vũ tự do yêu đương, cũng được liệt vào bốn truyền thuyết lớn trong dân gian. Cao tăng từ bi cứu người Pháp Hải lại trở thành nhân vật phản diện phá hoại hôn nhân và hạnh phúc của người khác. Ma quỷ mãng xà lại được tôn lên làm chính nhân. Cái loạn từ trong truyện mà có thể nhận ra. Con người trong bất tri bất giác đã trượt đến bờ nguy hiểm.
Tiểu Thiện, theo NTDTV
No comments:
Post a Comment