Phật giáo có câu: Vạn vật trên thế gian đều bởi nhân duyên mà sinh, nhân duyên hội tụ thì sự vật tồn tại, nhân duyên tiêu tán thì sự vật diệt vong. Tất cả mọi thứ xuất hiện đều có lý do của nó, vậy nên đừng cảm thấy kỳ lạ! Trong Phật giáo cũng thường xuyên nói đến vòng quay luân hồi, tích nghiệp nhân duyên. Mỗi sự việc mà từng người đã làm, mỗi một suy nghĩ đều sản sinh một thứ nghiệp lực. Nghiệp lực có phân thiện ác, mỗi một nghiệp lực đều có ảnh hưởng đối với con người, điều này được gọi là nhân quả.
Duyên như gió thổi, đến là duyên, đi cũng là duyên.
Đắc được cũng là duyên, chưa đắc được cũng là duyên.
Trung Quốc thời xưa, trong tư tưởng của Đạo giáo có nói về “tính phận” và “thời ngộ”. “Tính phận” tức là “tiên thiên”, bản tính trời sinh của con người, phẩm hạnh cá nhân; “thời ngộ” tức là những cơ hội gặp gỡ, hay còn gọi là “cơ ngộ”. Quách Tượng khi làm bình chú cho cuốn “Trang Tử” đối với cơ ngộ của nhân sinh có sự kiến giải của riêng mình. Ông ta cho rằng mỗi người đều phải làm việc theo mục tiêu cá nhân và “tính phận”, mỗi một việc làm của cá nhân trong xã hội đều có ảnh hưởng đến người khác. Những mối ảnh hưởng đó kết hợp lại trong bản thân một người, điều đó đã trở thành “cơ ngộ” riêng của cá nhân đó. Ông nêu một hình ảnh ví dụ, mỗi người đều là một cái bồ cào, lại là một người bắn tên; mỗi một người vừa là mục tiêu của người khác, cũng có thể vừa lựa chọn mục tiêu cho mình. Điều này đã kéo theo những mối liên hệ phức tạp bên trong cho đến những tiếp xúc bên ngoài đều là nhân tố của duyên phận.
Có một câu chuyện như thế này:
Ngày xưa, có một người hỏi một vị ẩn sĩ: “Duyên phận là gì?”.
Ẩn sĩ suy nghĩ một lát rồi nói: “Duyên là mệnh, mệnh là duyên”.
Người này nghe rồi vẫn thấy mập mờ chưa rõ, không hiểu được ý tứ bên trong là gì, sau đó anh ta đi hỏi một cao tăng. Cao tăng nói: “Duyên là sự tu luyện trong tiền kiếp”.
Người này chẳng biết trong kiếp trước mình như thế nào, liền đi hỏi Phật tổ. Phật tổ không nói gì, dùng tay chỉ đám mây ở chân trời
Người này nhìn thấy, mây bay cao rồi lại bay thấp, theo gió đi khắp đông tây, tự do phiêu đãng, ngay sau đó anh ta liền đốn ngộ: Duyên là thứ có thể gặp nhưng không thể cầu, duyên như gió, mà gió lại bất định. Mây tụ lại cũng là duyên, mây tiêu tán cũng là duyên.
Sinh mệnh như mây, cuộc sống cũng như mây, cảm tình cũng như mây, danh lợi cũng như mây, thiên biến vạn hóa. Lúc mây khởi lên thì bành trướng cuồn cuộn, lúc tan đi thì lặng lẽ chậm rãi. Cảm tình cũng như mây tụ lại rồi tan ra, danh lợi cũng như vậy, duyên phận là ngọn gió chỉ có thể gặp mà không thể cầu.
Thế gian có rất nhiều việc có thể cầu, riêng duyên phận thì khó cầu. Dòng người mênh mang, thế giới phù hoa, có bao nhiêu người có thể tìm được chốn quay về lý tưởng? Có bao nhiêu người có thể lựa chọn chính xác nhưng lại đứng nhầm thời gian và địa điểm? Có bao nhiêu người chờ đợi nhưng rồi bỏ mất cơ duyên tốt nhất?
Con người không cách nào sửa đổi được mối duyên của mình, những thứ cốt lõi trong thâm căn cố đế rất khó để cải biến, vả lại những ảnh hưởng của hậu thiên có thể khiến người ta có những không gian biến hóa vô cùng, cuối cùng gây ảnh hưởng khi người ta ra quyết định trọng đại của cả một đời, con người phải cảm giác được những điều cần giữ, những điều cần bỏ, khi nào tiến khi nào lùi. Tiên thiên của con người đều có thiện tính, nếu như bất cứ sự việc gì đều có thể chiểu theo tính thiện ấy mà giải quyết, điều ấy sẽ đem đến cho vận mệnh những mối thiện duyên. Nếu không, thì họ dễ dàng kết những ác duyên. Từ đó, nó sẽ diễn biến thành những ân oán không ai hiểu được, tất cả cũng là vì một chữ “duyên” vậy.
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment