Saturday, February 11, 2017

THÁC BẢN GIỐC

Trong bộ phim truyền hình "Tửu thị cố hương thuần" (酒是故鄉醇) do đài TVB-HK quay và phát sóng tháng 12/2008, phần ngoại cảnh quay tại Quảng Tây và trong đó thác Đức Thiên là ngoại cảnh chính trong phim. Tôi có đến Quảng tây khoảng 2008, ở đây cảnh rất đẹp núi non như tranh vẽ sơn thủy (trong những khu công viên Quảng tây,TQ có những tấm biễn giới thiệu đề 2 thứ chữ TQ và VN) và lúc ra miền Bắc VN thì núi non cùng một cấu trúc kiểu mẫu gần như giông giống mà nếu quay phim thì không nói không ai phân biệt được.


Người TQ đánh giá thác Đức Thiên đẹp nhất TQ, còn ở VN cái thác đẹp nhất VN là thác Bản Giốc nhưng các bạn có biết thác Đức Thiên và thác Bản Giốc tuy 2 tên nhưng cũng chỉ là một nơi hay không ?
Thác Bản Giốc một phần là ranh giới thiên nhiên giữa VN và TQ nhưng nói về phong cảnh thì VN có lợi hơn vì ngắm được toàn khung cảng thác trong khi TQ muốn ngắm thì phải xuống tàu ra giữa hoặc qua phía VN mà ngắm.


Có một thời gian dư luận ngoài nước vang động lên về chủ quyền của thác Bản Giốc nhưng bây giờ thì không nghe ai nói nữa và nếu các bạn về VN muốn tham quan thác Bản Giốc thì đăng ký tour du lịch ra Cao Bằng và Lạng Sơn.
Thôi đừng lăng nhăng với chính chị, chính em, mình hãy cùng nhau tìm hiểu về thác Bản Giốc để khi nào có đi tham quan thì còn biết trước được ít nhiều. (LKH)


THÁC BẢN GIỐC

Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước (tiếng Trung: 德天-板約), là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.


Theo quan điểm của Trung Quốc thì thác chính và thác phụ là hai thác riêng biệt, thác chính (Đức Thiên) có chiều rộng 100 m, độ sâu 60 m và độ cao là 70 m. Theo quan điểm của phía Việt Nam, thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.
Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã thì thác Bản Giốc là thác xuyên quốc gia lớn thứ hai trên thế giới. Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á.


Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, từng được Tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc bình chọn là một trong sáu thác nước đẹp nhất Trung Quốc vào năm 2005. Ngoài ra, Nhân dân Nhật báo và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng đã đánh giá thác Bản Giốc là một trong mười thác nước đẹp nhất Trung Quốc. Thác Bản Giốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng có tiềm năng thủy điện. Ngoài ra, tại Việt Nam, cũng có nhận định cho rằng thác Bản Giốc là thác nước đẹp nhất của quốc gia. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch của tỉnh Cao Bằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 người đến thăm Bản Giốc, còn phía Trung Quốc đón gần 1 triệu lượt người. Ngày 8 tháng 12 năm 2012, Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã làm lễ động thổ xây dựng khu nghỉ dưỡng Sài Gòn - Bản Giốc tại xã Đàm Thủy. Dự kiến, khu nghỉ dưỡng Sài Gòn-Bản Giốc có tổng kinh phí đầu tư khoảng 170 tỉ đồng, đạt tiêu chuẩn 4 sao và đưa vào khai thác cuối năm 2013.


Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn (歸春河, âm Hán Việt là "Quy Xuân hà"). Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh. Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.


Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng với hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác khoảng hơn 5 km có động Ngườm Ngao, dài 3 km.


Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.
(theo Wikipedia)