Saturday, August 19, 2017

SỨ SA MẠC

Hôm nay xem được trên mạng một số chậu bonsai cực đẹp. Nó giống như hoa sứ nhưng thân thì phìn to, lên mạng tìm hiếu mới biết đó là loại Adenium mà ở Việt Nam gọi là sứ Thái Lan hay sứ Sa Mạc. Loại này trồng làm bonsai thì quá tuyệt nhưng coi chừng đấy vì nó cũng rất độc.


Sứ sa mạc cũng là một cây độc

Trong dân gian, người ta dùng cây Sứ cùi, hoặc Bông sứ (cây Đại Plumeria rubra L.), thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) để làm thuốc nhuận tràng, tẩy xổ, chữa đau răng, viêm lợi và một số bệnh ngoài ra. Nếu ăn phải, nhựa mủ cây này kích ứng dạ dày và gây nôn mửa dữ dội.

Hoa Sứ cùi (có bán ở một số chùa, nơi trồng nhiều cây này) giúp hạ huyết áp và an thần. Vì cũng có nơi gọi là Bông sứ, nên gần đây có người còn dùng hoa cây Sứ sa mạc hay Sứ Thái Lan, tên khoa học là Adenium obesum (Forssk). Roem. & Schult., cùng họ Trúc đào, là một cây độc để chữa bệnh và có trường hợp đã bị ngộ độc.



Cây Sứ sa mạc có nguồn gốc ở châu Phi, từ Senegal đến Ethiopia và từ Somaliađến Tanzania, Tây Phi… Vì có có dáng cây và hoa đẹp, sóng được nơi khô và nóng, nên nó cũng được trồng làm cảnh ở Sri Lanka đến Đông Nam châu Á như Thái Lan, các nước Đông Dương và nhiều nước khác.


Ở Việt Nam, chi Adenium chỉ có một loài gọi là Sứ sa mạc hay Sứ Thái Lan. Loài này có họ hàng gần với Trúc đào. Đây là cây mọng nước, có thân ngắn mập, cao đến 4m, gốc thân và rễ thường phồng lên, mọng nước, cành dài tỏa rộng, vỏ thân nhẵn, màu lục xám nhạt hoặc màu nâu xám; toàn cây có nhựa mủ trắng. Lá đơn, nhẵn, bóng, xếp xoắn ốc, tập trung ở đầu cành, phiến hình trứng ngược, dài 5 - 12cm, rộng 2 - 6cm, gốc lá hình nêm, đầu tròn hay hơi tù. Cụm hoa là một xim ở đầu cành, mang nhiều hoa to, màu đỏ tươi, mẫu 5 cánh, cánh hoa hàn liền thành ống hình phễu dài 2 - 4,5cm, rộng 1 - 1,5cm, trên chia 5 thùy xòe rộng, kích thước 1 - 3cm x 1 - 2cm, 5 nhị, bao phấn có mũi dài ở đỉnh, có lông. Bầu trên, gồm 2 lá noãn rời. Quả có đại dài 10 - 15cm, dính nhau ở đỉnh cuống, chứa nhiều hạt có 2 túm lông trắng ở hai đầu (cây trồng ở Việt Nam ít khi thấy quả).


Cây Sứ sa mạc có khoảng 30 glycosid độc với tim, có tác dụng tương tự nhưu digitalin. Ở liều thấp dùng trị loạn nhịp tim; liều cao thì gây rối loạn tâm thu và chết. Một vài glycosid tim của cây này như oleandrigenin, honghelosid A, C, 16 –acetylstrospesid, honghelin, somalin… Oleandrigenin và một số glycosid dẫn xuất của nó có tác dụng độc với tế bào. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và coi đó là các chất có tiềm năng để phát triển thuốc chữa tim và chống ung thư.


Sứ sa mạc là một cây thuốc của người dân châu Phi. Ở Sahel (khu vực Nam sa mạc Sahara), nước sắc từ rễ cây này, hoặc kết hợp với các cây khác, dùng chữa các bệnh truyền qua đường sinh dục. Nước chiết từ rễ hoặc vỏ dùng để tắm, chữa bệnh ngoài da và diệt chấy rận. Nhựa mủ dùng chưuax sâu răng sát trùng vết thương. Vỏ nhai làm sẩy thai. Ở Bưởi, nước sắc dễ dùng nhỏ mũi chữa viêm mũi. Theo tài liệu, vỏ thân dùng làm thuốc nhuận tràng, nhựa mủ bôi trị áp – xe và hoa làm hạ huyết áp (?).


Tuy vậy, nhưng Sứ sa mạc lại là một cây rất độc. Ở nhiều vùng của châu Phi nhưSenegal, Nigeria, Cameroon… dùng dịch ép của rễ, hoặc nhựa mủ của cây này để tẩm tên độc dùng săn bắn. Con vật trúng tên độc bị chết rất nhanh. Để tăng độ độc cho mũi tên, người Hadza ở Tanzania còn kết hợp với một loài Sừng dê (Strophanthus eminii Asch. & Pax); hoặc người Duruma ở Kenya thì kết hợp với rễ và thân của loài Acokanthera schimperi (A. DC). Schweinf., hoặc nhựa mủ của loàiSynadenium pereskiifolium (Baill.) Guill. Nhiều nước ở châu Phi như Nigeria,Cameroon, Đông Phi dùng nước sắc của vỏ và lá để bả cá. Ở Mauritani và Senegalcòn dùng cây này để đầu độc. Ở Bắc Kenya, người ta bôi nhựa mủ lên tóc để trừ chấy. Vỏ thân tán bột hoặc chiết bằng nước có độc tính cao trên tất cả các giai đoạn phát triển của be, vét như Amblyomma spp. và Boophilus spp., nên được dùng để diệt ký sinh trùng ngoài da cho lạc đà và cừu.


Cũng như cây Trúc đào và Thông thiên, cần thông báo cho mọi người biết Sứ sa mạc là cây độc để tránh, và không nên trồng cây này ở gần giếng nước, ao cá, vì hoa và cành lá rụng xuống có thể làm nhiễm độc nguồn nước. Ở Việt Nam, cây này chưa được nghiên cứu để sử dụng, vì vậy người dân không nên tự ý dùng làm thuốc. Rất hiếm.

Trần Công Khánh
Theo: Vusta


No comments: