Tuesday, August 22, 2017

MƯA TRÊN CÂY SẦU ĐÔNG

Tình mình bây giờ, như sương buổi mai 
Nắng rồi lên, sương vội tan 
Tình mình bây giờ như cây sầu đông
Kiếp buồn hiu, kiếp sầu đông


Đây là một đoạn trong bài Mộng Sầu của Trầm Tử Thiêng.

Có ai thắc mắc ,cây sầu đông nó ra làm sao,mà mang Kiếp buồn hiu ?

Cùng thời với Mộng Sầu của Trầm Tử Thiêng có tiểu thuyết Mưa Trên Cây Sầu Đông của Nhã Ca, viết năm 1968, lấy bối cảnh là Huế với cây đặc thụ là sầu đông để viết về mối tình buồn của anh chiến sĩ VNCH với người con gái Huế.

"Cây sầu đông không biết có phải là một loại cây đặc biệt ở Huế không, tôi nghe người Bắc gọi là cây Xoan, người Huế gọi là Sầu đông, Thầu đâu hay có khi gọi Sầu đâu. Thân cây cao, có nhiều cành màu đen, khô, lá cây có khứa, nối chùm bằng những cọng nhỏ, hoa nhỏ, có cánh li ti màu tím nhạt, nhụy tím thẩm. Ở gốc cây, nếu bị vết sứt thường chảy ra một thứ nhựa trong màu vàng, có thể dùng để dán được..." (trích)

Cuốn tiểu thuyết và bài hát có liên hệ gì không? Không biết!Nhưng cây Xoan thì tôi biết.Ngày xưa ở quê nhà tôi thường leo lên cây xoan vườn sau để buộc tổ sáo,và hái quả để làm đạn bắn chim.Vào Nam tôi lại ở đối diện với căn nhà có cây sầu đâu mọc ở trong sân:Một cái cây buồn tẻ,tới mùa rụng lá trơ cành khẳng khiu!

Còn nhiều bài hát nữa có dính líu đến cây xoan,hay sầu đâu,như Hoa Xoan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh,Bông Sầu Đâu của Giang Hạ.

Vậy chứ nếu nhìn tận mắt cây xoan,ta sẽ thấy những chuyện lãng mạn xung quanh cây xoan chỉ là chuyện thêu dệt.Nó đây:


Hoa Xoan (sầu đông)

Cây xoan này là xoan ta,nhưng ảnh chụp trên wikipedia lại ghi là Chinaberry tree.

Vừa qua bạn ta LHC,có hỏi: Quý Kụ có biết cây "neem" này là cây gì và có thể tìm ở đâu, xin mách giúp

Bèn có câu trả lời tức thì:

Hỏi anh "Gù" được cho biết đây là cây sầu đâu (sầu đông) :

The English name neem is borrowed from Hindi. The Urdu, Arabic, and Nepali names are the same. Other vernacular names include Nimm in Sindhi and Punjabi, Nim in Bengali, Vembu (Tamil), Arya Veppu (Malayalam), Azad Dirakht (Persian), Nimba, Arishta, Picumarda Sanskrit,Oriya), Limdo (Gujarati language), Kadu-Limba (Marathi), Dogonyaro (in some Nigerianlanguages - Hausa), Margosa, Nimtree, Vepu (వేపు), Vempu (வேம்பு), Vepa (వేప) (Telugu), Bevu (ಕಹಿ ಬೇವು) (Kannada), Kodu nimb (Konkani), කොහොඹ (Kohomba, Sinhala), Tamar (Burmese), sầu đâu, xoan Ấn Độ (Vietnamese), ស្ដៅ (Sdao, Khmer), สะเดา(Sadao, Thai), אזדרכת (Hebrew), Maliyirinin (Bambara language) and Paraiso (Spanish). In East Africa it is also known as Muarubaini (Swahili), sisibi (in some Ghanaian languages such as kusaal)
(http://en.wikipedia.org/wiki/Azadirachta_indica)

Cây và trái xoan

Ôi quả là chi tiết!

Mà ngạc nhiên thay:

Thì ra đây là cây "sầu đâu". LHC làm gỏi sầu đâu nhậu rượu đề khg biết bao nhiêu lần từ dạo người Việt Campuchia lánh nạn "cáp duồn" 1970-72 về tập trung ở khu PetrusKy. Vậy mà nhìn khg ra. Rõ là lẩn thẩn quá xá ! Cái thứ neem này thì khoảng cuối năm (tháng 11) có thể vào cái chợ nhỏ khu P.Ký, bến xe đò gần ngã 7 CL mua bao nhiêu cũng có. Làm thuốc chưa biết sao nhưng nếu làm gỏi nhậu thì bông ngon hơn lá, trộn với khô cá nướng xé nhỏ, ba roi, nước mắm me (nhắc lại thấy muốn chảy nước miếng !) .Đặc điểm là có vị đắng và lá dù héo nhưng nhúng vào nước nóng thì xanh tươi lại ngay....

Có phải vậy không ?

Xưa giờ nghe nói cây xoan,lá, hoa ,quả đều độc,sâu mọt còn không giám ăn.Người ta chỉ xài nó để lấy gỗ và đôi khi giã quả nó để chữa ghẻ !

Với lại hình ảnh cây neem mà bạn ta đưa ra cũng chẳng giống chi với cây xoan mà ta biết.Sao vậy ta ?


Lại hỏi chú gù:

Sầu đâu (xoan ăn gỏi) là loại cây hoang dã, mọc nhiều ở An Giang, Kiên Giang… Thân cây cao và thẳng, không kén đất, dễ trồng. Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát; hoa thì ít đắng hơn và thơm.

Cần phân biệt 2 loại cây để khỏi nhầm lẫn: cây sầu đâu (còn gọi là cây xoan ăn gỏi), tên khoa học là Azadirachta indica Jus.F., lá một lần kép, hoa màu trắng, lá và hoa ăn được; khác với cây cùng họ là cây xoan (miền Trung gọi là cây sầu đâu hay sầu đông), tên khoa học là Meliaazedarach L., lá 2 lần kép, hoa màu tím, rất độc, lá không ăn được.
Hằng năm, vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Người dân thường hái lá sầu đâu (đọt non lẫn nụ hoa) để ăn và bán. Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc - An Giang) vào thời điểm trên, bạn có thể mua được từng bó lá, hay hoa sầu đâu về làm quà cho bạn bè. Đây là đặc sản của vùng Bảy Núi - An Giang (giống như rau sắng chùa Hương ở miền Bắc).

Đọt sầu đâu

Những người mới ăn lá sầu đâu lần đầu sẽ thấy vị đắng (hơn rau đắng), nhưng chịu khó nhai chậm rãi, vị đắng của lá sẽ tác động vào tuyến nước bọt biến thành vị ngọt, ăn riết “đâm ghiền”. Món ăn chế biến từ lá sầu đâu được mọi người thích nhất là trộn với khô sặt rằn, xoài sống và dưa leo. Để cho món ăn thêm phần phong phú, người ta còn trộn vào cả thịt ba rọi, tôm…

Sầu đâu mua ở chợ về rửa sạch, để ráo, cho vào nồi trụng với nước sôi (hay nước cơm sôi) cho bớt vị đắng. Thịt ba rọi luộc, xắt mỏng. Tôm sú luộc, bỏ vỏ. Khô sặt rằn nướng xé nhỏ. Dưa leo và xoài xanh bằm sợi. Trộn đều tất cả với nước mắm ớt pha chua, ngọt cho vừa khẩu vị. Rắc thêm một ít rau thơm, ngò rí, đậu phộng giã giập, thêm vài lát ớt vào dĩa gỏi cho có màu sắc hấp dẫn. Nhớ chuẩn bị chén nước mắm me (pha hơi sệt, chấm mới bắt!).

Gỏi sầu đâu
Gắp một miếng gỏi lá sầu đâu chấm vào nước mắm me, nhai chầm chậm. Vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị chua của me chín hòa lẫn vị đắng hậu ngọt của lá sầu đâu thấm dần vào vị giác, len xuống tận cổ… Nếu có thêm “chất cay” nữa cho đủ bộ “cay + đắng”, hẳn bạn sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của loại cây vùng Thất Sơn huyền bí này.

À thì ra vậy! Nhưng mà như thế thì không tin được chú gù!

Ngày xưa chưa có chú gù,những sự việc như vầy người ta thường nhờ tới GS Phạm Hoàng Hộvới bộ "Cây Cỏ Việt Nam",dùng cho các trường Đại Học.Câu trả lời tuyệt đối đáng tin tưởng,chứ "cái gọi là "Bách Khoa Toàn Thư mở" Wikipedia,thực ra ai cũng có thể là tác giả,vậy nên "ai biết tin ai" ?

Lê Ngọc Phượng