Mấy chục năm trước người Việt Nam định cư ở Úc chưa nhiều, lúc đó thèm món ăn Việt Nam lắm, thèm canh chua, cá kho tộ, phở .. muốn ăn thì chỉ tự nấu chưa có ai mở tiệm ăn Việt, tiệm tạp hóa Tàu thì do người Hong Kong hay Mã Lai gốc Hoa mở cũng không đủ gia vị...Cá biển thì không muốn ăn, nhất là người miền Tây ăn tôm cá sông, cá đồng quen rồi, thấy cá biển sợ lắm vì trong tiềm thức nhớ má nói cá biển độc. ăn ngứa và nhất là cá không vảy thì đừng ăn...chỉ nấu canh chua tôm ăn cho đở nhớ.
Từ từ có nhiều tiệm tạp hóa do người Việt mở, có tiệm nhập cảng cá Bông Lau đông lạnh, cái tên nghe ngờ ngợ nhớ nên mua về nấu canh chua và kho lạt. Ăn cho đỡ ghiền chớ mình không thấy ngon vì vẫn còn thấy tanh và hình thù thì giống như con cá Vồ nên hơi sợ và sau đó thì không ăn nữa mà thay là cá biển vì bắt đầu quen rồi nhất là lúc đó cá bóng mú đông lạnh cũng ngon và không mắc lắm. Bây giờ thì khác rồi cái gì cũng có và nhất là nếu thích ăn cá thì có cá nuôi tươi sống bán sẵn còn bơi trong hồ hay tự đi câu. Mấy món gia vị thì đủ hết: me, cà, ngò ôm, bạc hà, khóm, giá, đậu bắp...cái gì cũng trồng được hay có bán ở Úc duy chỉ có một cái là cá bóng mú thì quá mắc.
Từ từ có nhiều tiệm tạp hóa do người Việt mở, có tiệm nhập cảng cá Bông Lau đông lạnh, cái tên nghe ngờ ngợ nhớ nên mua về nấu canh chua và kho lạt. Ăn cho đỡ ghiền chớ mình không thấy ngon vì vẫn còn thấy tanh và hình thù thì giống như con cá Vồ nên hơi sợ và sau đó thì không ăn nữa mà thay là cá biển vì bắt đầu quen rồi nhất là lúc đó cá bóng mú đông lạnh cũng ngon và không mắc lắm. Bây giờ thì khác rồi cái gì cũng có và nhất là nếu thích ăn cá thì có cá nuôi tươi sống bán sẵn còn bơi trong hồ hay tự đi câu. Mấy món gia vị thì đủ hết: me, cà, ngò ôm, bạc hà, khóm, giá, đậu bắp...cái gì cũng trồng được hay có bán ở Úc duy chỉ có một cái là cá bóng mú thì quá mắc.
Mấy chục năm nay ở Việt Nam rầm rộ phong trào nuôi cá Basa xuất khẩu, nhớ hồi đó mình đi ăn Fish & Chip ở Úc nghe nói miếng cá mình ăn là thịt cá mập sợ nên ít ăn nhưng bây giờ nghe nói đã chuyển sang cá Basa rồi vì giá thành rẻ nhiều. Vào mấy nhà hàng bên này, có khi vô tình mình thấy họ giao hàng cho nhà hàng Việt, nhà hàng Tàu, nhà hàng Tây những thùng cá mà bên ngoài có in hàng chữ Basa Vietnam. Cho nên bản thân mình cũng ít ăn và nếu vào nhà hàng Tây thì chỉ ăn Salmon, Whiting, Tuna,.. hay các loại cá có tên, chớ còn thực đơn chỉ nói "fish" thôi mà không có tên cá gì thì mình không dám ăn.
Có lần nói chuyên chơi với mấy mgười bạn, ai cũng hỏi nhau: cá Bông Lau, cá Tra, Cá Basa, cá Vồ khác nhau như thế nào? MÌnh vô tình không biết nhưng nói chơi: " Cá Tra là ba cá Vồ với cá Basa, còn nói cho văn hoa một chút thì gọi là cá Bông Lau". MÌnh nhớ là lúc còn ở Việt Nam gia đình mình chưa bao giờ ăn cá Tra, cá Vồ và ngay cả cá Bông Lau và nhất là thịt Chuột đồng, ăn canh chua thì duy nhất một món cá Lóc. Mấy hôm nay sưu tập tài liệu nên muốn chia sẻ với các bạn nào chưa biết nhưng vẫn còn có một câu hỏi về con cá nuôi ở cầu tiêu thì là con cá Tra hay cá Vồ ? Bởi vì có người gọi là "cầu tiêu cá Tra" có người goi "cầu tiêu cá Vồ" nhưng chắc chắn một điều là con cá Basa thì hoàn toàn khác hẵn vì môi trường sống của cá Basa khác với cá Tra do cá Basa không có cơ quan hô hấp phụ, cần nhiều oxy hơn cá Tra, nên chịu đựng kém ở môi trường nước có hàm lượng ít oxy hòa tan và nhất là hầm cầu thì sẽ không sống nỗi. Có một câu trả lời trên mạng về khác biệt giữa cá Tra và cá Vồ thì như thế này:
"Cá tra chính là cá vồ. Vì thói quen của một số tỉnh phía nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long có khu vệ sinh (cầu tiêu) làm ra sông, ao hồ để " ị " xuống đó. Bọn cá này rất khoái món ấy, khi ta ị xuống là chúng nhao vào "vồ" ăn ngay, nên nó có thêm một cái tên rất "địa phương" là CÁ VỒ đó bạn. Hiện nay chính phủ đã ra chỉ thị xóa bỏ cầu tiêu cá vồ (CTCV) ở ĐBSCL, nhưng cái tên CÁ VỒ chắc sẽ vẫn còn được gọi." (?)
Gần đây, nghe nói là do cá Tra lại là một sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm cá Basa xuất khẩu, với phẩm chất thịt fillet tương đối giống cá Basa, giá thành cá Tra thì rẽ hơn cá Basa. Nên một số nhà chế biến thủy sản xuất khẩu đã "năng động" làm cho cá Tra bị dán mark cá Basa.
Sau đây theo Wikipedia, mình sẽ share phần đặc tính của mấy con cá này nhưng chỉ để hiểu thêm chớ ra chợ nhìn những miếng fillet cá thì có lẽ chỉ trời biết chớ không ai biết đó là miếng cá Basa hay cá Tra. (LKH)
CÁ BÔNG LAU:
Cá bông lau (tên khoa học: Pangasius krempfi) là một loài cá thuộc chi Cá tra (Pangasius). Loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á trong lưu vực sông Mê Kông. Môi trường sống là nơi nước lợ. Thức ăn của chúng là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Đây là loài di trú, có một thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính chỉ có duy nhất ở loài này trong họ Cá tra), và một thời gian di cư vào sông (chỉ ở sông Mê Kông mà không là các sông khác) để sinh sản. Cá có kích thước lớn, tăng trưởng nhanh.
Cá Bông lau còn thấy ở vùng cửa sông Cần Giờ, còn có tên gọi khác là cá Dứa.
Miêu tả:
Lưng và đầu cá bông lau màu xanh lá cây, bụng màu trắng, vảy trong suốt, vây hơi vàng. Vây lưng: 1-1, các tia vây lưng: 6-7, gai hậu môn: 4, các tia vây mềm hậu môn: 31-34; và 18-22 lược mang ở cung đầu tiên. Chiều dài tối đa 120 cm, cân nặng tối đa 14 kg. Các răng lá mía chia tách ở đường giữa, kết nối với các răng vòm miệng để tạo thành vệt dài hình lưỡi liềm.
CÁ BASA:
Cá ba sa, tên khoa học Pangasius bocourti, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn trong họ Pangasiidae có giá trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới. Loài này là loài bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam và lưu vực sông Chao Phraya ở Thái Lan. Loài cá này là thực phẩm quan trọng ở thị trường quốc tế. Chúng thường được gắn nhãn ở Bắc Mỹ và Úc với tên là "cá basa" hay "bocourti".
Đặc điểm sinh học:
Về ngoại hình, cá ba sa rất dễ phân biệt đối với các loài khác trong họ Cá tra. Thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá ba sa ngắn hơi tròn, dẹp đứng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm. Dải răng hàm trên to rộng và có thể nhìn thấy được khi miệng khép lại, có 2 đôi râu, râu hàm trên bằng ½ chiều dài đầu; râu hàm dưới bằng 1/3 chiều dài đầu. Răng trên xương khẩu cái là một đám có vết lõm sâu ở giữa và hai đám răng trên xương lá mía nằm hai bên. Có 40-46 lược mang trên cung mang thứ nhất, vây hậu môn có 31-36 tia vây. Răng vòm miệng với dải răng trên xương khẩu cái ở giữa và răng trên xương lá mía ở 2 bên. Chiều cao của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn. Mặt lưng có màu nâu, mặt bụng có màu trắng.
CÁ TRA:
Họ Cá tra (danh pháp khoa học: Pangasiidae) là tên gọi một họ chứa khoảng 28 loài cá nước ngọt đã biết thuộc bộ Cá da trơn (Siluriformes). Các loài trong họ này được tìm thấy trong các vùng nước ngọt và nước lợ, dọc theo miền nam châu Á, từ Pakistan tới Borneo. Trong số 28 loài của họ này thì loài cá tra dầu (Pangasianodon gigas), một loài cá ăn rong cỏ và đang ở tình trạng nguy cấp, là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất đã biết.
Đặc điểm:
Vây lưng của các loài cá này nằm gần đầu, thông thường cao và có hình tam giác, khoảng 5-7 tia vây và 1-2 gai. Vây hậu môn hơi dài, với 26-46 tia. Thông thường chúng có hai cặp râu hàm trên và một cặp râu cằm, mặc dù ở cá tra dầu trưởng thành chỉ có các râu hàm trên. Thân hình đặc chắc. Vây béo (mỡ) nhỏ cũng tồn tại.
CÁ VỒ ĐÉM:
Tên Tiếng Anh: Spot Pangasius
Tên Tiếng Việt: Cá vồ đém
Tên khác: Cá vồ đốm, Black-spotted catfish
Tên Tiếng Việt: Cá vồ đém
Tên khác: Cá vồ đốm, Black-spotted catfish
PHÂN LOẠI
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài:Pangasius larnaudii (Bocourt, 1866)
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài:Pangasius larnaudii (Bocourt, 1866)
Ở Việt Nam cá phân bố trên sông Tiền, sông Hậu, tập trung ở các vùng nước sâu trên sông. Đôi khi cũng gặp cá ở vùng nước nông có dòng chảy mạnh. Vào đầu mùa mưa (tháng 5 - 6) chúng di cư ngược dòng về thượng nguồn.
Nơi trú ẩn của cá trải qua mùa khô ở các vực sâu trên dòng chính sông Mekong đoạn từ Kra-chiê-Stung Treng.
ĐẶC ĐIỂM
Thân dài, phần trước của thân có tiết diện tròn, phần sau thân dẹp bên. Đầu dẹp bằng, trán rộng. Răng nhỏ, mịn. Tất cả các răng vòm miệng làm thành một đường vòng cung liên tục với nhiều chỗ lõm hoặc tách rời ở giữa thành 2 đám. Râu nhỏ, ngắn. Râu mép kéo dài đến hoặc không đến gốc vây ngực. Mắt lớn vừa nằm phía trên đường thẳng ngang kẻ từ góc miệng và cách đều chót mõm với điểm cuối nắp mang. Đường bên phân nhánh ngoằn ngoèo chạy dài từ mép trên lỗ mang đến điểm giữa gốc vây đuôi. Da trơn, không vảy. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đen ánh xanh lá cây, lợt dần xuống mặt bụng, bụng cá có màu trắng. Phía trên gốc vây ngực có một đốm đen, to. Ngọn các tia vây thứ III, IV, V, VI của vây hậu môn và màng da giữa các tia vây bụng có màu đen.
Cá có kích thước thường gặp từ 17 – 21 cm ứng với trọng lượng 30 – 150 gram. Kích thước tối đa đạt đến 130 cm.
Theo: Wikipedia
No comments:
Post a Comment