Nhà em có một vườn trầu Chiều chiều nhìn sang bên ấy Hoa cau bên này.. rụng trắng sân nhà em"
Những câu hát trong bài hoa cau vườn trầu đã đi vào lòng người không biết bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. Với người con lớn lên từ đồng ruộng thì làm sao quên được những phút giây nô đùa cùng với những đứa trẻ cùng xóm bên chiếc mo cau vàng úa rồi cùng lăn ra cười khi có đừa nào đó bị ngã hay đứt mo cau. Với những kỷ niệm tuổi thơ dù là người con có xa quê hương có đến đâu cũng mong muốn quay về nơi hàng cau đó. Với hoa cau loài hoa nở và kết trái vào mùa hè, với hình dáng cây cau thẳng đứng vươn lên trời xanh, không cành chỉ có vài ba tàu là tung bay trước gió, tuy không cành mong thẳng đứng nhưng cau có sức dẻo mà được chứng minh quá nhiều ngày tháng, nhiều trận phong ba bão táp mà thiên nhiên đã thử thách lên loài cây hiên ngang này nên thường được lựa chọn làm hoa trang trí trong vườn nhà. Hoa caucó đặc điểm mà ít có loài nào có, với những cành lá mang trong mình một buồng hoa, giống như người đang thành kính chắp tay. Buồng hoa có nhiều tua hoa vươn dài, trên mỗi tua những nụ trắng như ngọc điểm xuyết tinh khôi.
Hoa cau
Với loài cau thì cũng giống như các loài hoa kết quả khác như hoa bưởi chúng được phân loại thành hai loại hoa là hoa đực và hoa cái: hoa cái từ khi sinh ra đã có hình dạng quả, thụ phấn xong quả sẽ lớn nhanh cho đến khi chín vàng; hoa đực trông như những hạt gạo, nhiều hương thơm, khi nhỏ có màu trắng ngà, lúc chín rụng xuống như vãi gạo. Tưởng chừng như những bông hoa cau khi rụng xuống sẽ không còn tác dụng gì cho đời và còn gây ô nghiễm môi trường, nhưng không, với những bông hoa cau khi đã thu gom lại phơi khô thì, dành để sắc uống dần trong những ngày nóng bức thì không có thứ nước uống nào mát bằng.
Ngày bé tôi thường đợi chờ cả ngày bên chiếc võng đung đưa bên ngoài hàng cau đợi cho những bông hoa nở mà không được, sau này lớn lên tôi mới biết là hoa cau nở về ban đêm càng về sáng mùi hương càng ngào ngạt, lan tỏa, hương thoang thoảng ngọt ngào đã mang nặng tình người từ bao đời nay. Dưới ánh trăng huyền ảo, luồng hương cau như ru say. Buổi sáng những giọt sương mai trong vắt vương đầy trên buồng hoa. Khi nắng mới vừa lên, hoa trắng ngà óng ả. Từng cơn gió nhẹ như ướp hương đầy trên mái tóc đen dài của các cô gái.
Cây cau
Các cụ thường kể cho con cháu nghe về mùi hương cau bí ẩn lúc canh khuya và dáng điệu thướt tha của hai bà chúa xứ. Như từ trong huyền tích bước ra, hai bà chúa xứ đầu đội nón quai thao thoắt ẩn thoắt hiện quanh đường làng ngõ xóm để bảo vệ cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Ngày xưa hoa cau thường không có giá trị nhiều lắm như bây giờ, những nếu thiếu đi những quả cau bé ngỏ đó thì coi như không thành lễ, nên người ta mới có câu nói” miềng trầu là đầu câu chuyện”, cau là món đồ ăn không thể thiếu được của các bà các cô đến nỗi cau đã là cuộc sống, thiếu đi miếng cau trong ngày thì không thể chịu nổi, ấy thế mà khi những buồn cau sai quả thì người nông dân lại thở dài với câu nói kinh nghiệm "mưa nắng thất thường thế này, chả trách được mùa cau, đau mùa lúa". Ấy thề mà cau lại gắn liền với tình cảm làng quê đến thế, chuyện tình yêu giận hờn đều được gửi qua cách bổ cau làm sao với câu ca dao "Thương nhau cau sáu bổ ba/ Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười". Chỉ nhờ vào câu nói có ý gần ý xa ấy mà cháu con tự biết hổ thẹn dằn lòng mình lại. Nếu chẳng biết rộng lòng với nhau, một khi người cũ đi rồi, vườn cau còn đó nhưng trái cứ già đi, vàng khô rồi để rụng. Lúc đó, cái cơi, cái ống nhổ và chiếc cối giã trầu cũng theo nhau trở vào quá khứ.