Tuesday, March 6, 2018

Ý NGHĨA "CHÂN" VÀ "CHÁNH" THEO HÁN TỰ

chân  
U+771E, tổng 10 nét, bộ mục 目 + 5 nét
giản thể, hội ý
Từ điển phổ thông
1. thật, thực
2. người tu hành
Từ điển trích dẫn
1. Cũng viết là "chân" .
Từ điển Thiều Chửu
① Chân thực, tình thành rất mực gọi là chân, như chân như  nguyên lai vẫn tinh thành viên mãn thanh tịnh, không phải mượn ở ngoài vào, chân đế  đạo lí chân thực, trái lại với chữ vọng .
② Người tiên, nhà đạo gọi những người tu luyện đắc đạo là chân nhân . Ðạo Phật, đạo Lão nói chữ chân  cũng như bên nhà Nho nói chữ thành .
③ Vẽ truyền thần gọi là tả chân , chụp ảnh cũng gọi là tả chân.
④ Cũng viết là chân .
Từ điển Trần Văn Chánh
① Thật, thực, chân thực:  Thật và giả;  Nói thật đấy;  Người thật việc thật;  Đến lúc về sau quân giặc kéo đến thật (Lã thị Xuân thu: Nghi tự);
② Thật là, quả là:  Phong cảnh Thái hồ thật là đẹp;  Thật là phấn khởi;  Quả là tốt;  Thật đáng tiếc;
③ Rõ:  Nhìn không rõ;
④ [Zhen] (Họ) Chân.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Một lối viết của chữ Chân .
Tự hình
 
Dị thể
chân  
U+771F, tổng 10 nét, bộ mục 目 + 5 nét
phồn thể, hội ý
Từ điển phổ thông
1. thật, thực
2. người tu hành
Từ điển trích dẫn
1. (Tính) Thật, không phải giả. ◎Như: "chân diện mục"  mặt mày thật, "chân nhân chân sự"  nhân vật và sự việc có thật (không phải hư cấu).
2. (Tính) Thành thật, thật thà. ◎Như: "chân tâm thành ý"  lòng thành ý thật.
3. (Phó) Thật là, quả là, đúng là. ◇Hồng Lâu Mộng : "Chân chánh kì quái đích sự, khiếu nhân ý tưởng bất đáo!"  (Đệ lục thập thất hồi) Thật là kì quặc không ai ngờ đến!
4. (Danh) Người đắc đạo thành tiên (theo đạo gia). ◎Như: "chân nhân" .
5. (Danh) Bổn tính, tính tự nhiên. ◎Như: "thiên chân"  bổn tính tự nhiên.
6. (Danh) Hình tượng giống thật. ◎Như: "tả chân"  vẽ truyền thần, miêu tả đúng như thật.
7. (Danh) Chức quan thật thụ. ◇Hán Thư : "Lại tại vị nhị bách thạch dĩ thượng, nhất thiết mãn trật như chân" 滿 (Bình đế kỉ ) Cấp lại tại vị (lãnh bổng lộc) hai trăm thạch trở lên, tất cả được mãn trật như chức quan thật thụ.
8. (Danh) Lối viết chữ Hán rõ ràng từng nét.
9. (Danh) Họ "Chân".
10. Cũng viết là "chân" .
Từ điển Thiều Chửu
① Dùng như chữ chân .
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tiếng của các đạo gia thời xưa, chỉ người tu hành thành tiên mà lên trời — Thành thật, có thật — Một cách viết chữ Trung Hoa, các nét chữ thật thà ngay ngắn.
Tự hình
    
Dị thể
𠤤𡙊

********

chánh [chínhchinh]  
U+653F, tổng 9 nét, bộ phác 攴 + 5 nét
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Pháp lệnh, sách lược cai trị. ◇Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã"  (Đàn cung hạ ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
2. (Danh) Việc quan, việc nhà nước. ◎Như: "tòng chánh"  ra làm việc quan, "trí chánh"  cáo quan.
3. (Danh) Khuôn phép, quy tắc. ◎Như: "gia chánh"  khuôn phép trị nhà.
4. (Danh) Quan chủ coi về một việc. ◎Như: "học chánh"  chức coi việc học, "diêm chánh"  chức coi việc muối.
5. (Động) Cai trị, trị lí.
6. (Động) Đem ý kiến, văn bài nghị luận của mình nhờ người xem duyệt. ◎Như: "trình chánh"  đưa cho xem duyệt.
7. § Cũng đọc là "chính".
Từ điển Thiều Chửu
① Làm cho chính, người trên chế ra phép tắc luật lệ để cho kẻ dưới cứ thế mà noi gọi là chánh.
② Việc quan (việc nhà nước), như tòng chánh  ra làm việc quan, trí chánh  cáo quan.
③ Khuôn phép, như gia chánh  khuôn phép trị nhà.
④ Tên quan (chủ coi về một việc) như học chánh  chức học chánh (coi việc học), diêm chánh  chức diêm chánh (coi việc muối).
⑤ Chất chánh, đem ý kiến hay văn bài nghị luận của mình đến nhờ người xem hộ gọi là trình chánh . Cũng đọc là chữ chính.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Chính, chính trị, chính quyền, hành chính:  Hành chính;  Chấp chính, nắm chính quyền;  Bưu chính;  Việc nhà;
② (cũ) Việc quan, việc nhà nước:  Làm việc quan;  Cáo quan về;
③ (cũ) Tên chức quan (phụ trách về một việc):  Chức học chính (coi về việc học hành);  Chức diêm chính (coi về sản xuất muối);
④ Chất chính:  Trình ý kiến hay bài viết của mình nhờ người xem và góp ý hoặc sửa giúp;
⑤ [Zhèng] (Họ) Chính, Chánh.
Tự hình
    
Dị thể

chánh [chínhchinh]  
U+6B63, tổng 5 nét, bộ chỉ 止 + 1 nét
phồn & giản thể, chỉ sự
Từ điển phổ thông
1. giữa
2. chính, ngay thẳng
Từ điển Thiều Chửu
① Phải, là chánh đáng, như chánh thức  khuôn phép chánh đáng, chánh lí  lẽ chánh đáng, v.v. Cái gì sai mà bảo sửa lại cho phải cũng gọi là chánh, như khuông chánh  giúp đỡ làm cho chánh đáng.
② Ngay, ở giữa, như chánh diện  mặt chánh, chánh toạ  ngồi chính giữa, chánh thính  toà ngồi chính giữa, v.v.
③ Ngay thẳng, như công chánh  công bằng ngay thẳng, các bậc hiền triết đời trước gọi là tiên chánh  cũng theo nghĩa ấy.
④ Thuần chánh, như chánh bạch  trắng nguyên, chánh xích  đỏ nguyên, v.v.
⑤ Bực lớn nhất, như nhạc chánh  chức quan đầu coi âm nhạc, công chánh chức quan đầu coi về công tác, v.v.
⑥ Chức chánh, bực chánh, chức chủ về một việc, như chánh tổng , phó tổng phụ giúp chánh tổng, chánh thất phẩm , tòng thất phẩm  kém phẩm chánh, v.v.
⑦ Ðúng giữa, như tí chánh  đúng giữa giờ tí, ngọ chánh  đúng giữa giờ ngọ, v.v.
⑧ Tiếng giúp lời, nghĩa là, tức là, như chánh duy đệ tử bất năng học dã  tức là vì con không hay học vậy.
⑨ Vật để làm cớ.
⑩ Ðủ.
⑪ Chất chính.
⑫ Ngay ngắn.
⑬ Mong hẹn.
⑭ Phần chính. Phần nhiều cũng đọc là chữ chính.
⑮ Một âm là chính. Tháng đầu năm gọi là chính nguyệt  tháng giêng. Ngày xưa các nhà vua họ này thay họ khác lên trị vì lại đổi tên riêng một ngày làm ngày đầu năm, nhà Thương thì dùng ngày sửu làm ngày đầu năm, v.v. gọi là chính sóc . Ta quen đọc là chữ chính.
⑯ Cái đích tập bắn, như chính hộc  giữa đích, vì thế nên khuôn phép của một sự vật gì cũng gọi là chính hộc.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Ngay ngắn:  Đội mũ ngay ngắn lại;
② Giữa lúc:  Giữa lúc tôi ra cổng thì anh ấy đến. 【】 chính hảo [zhènghăo] Vừa vặn, đúng lúc, vừa đúng, vừa..., đang...:  Anh đến đúng lúc;  Quả bóng rơi đúng xuống giếng; 穿 Chiếc áo này tôi mặc vừa lắm;  Tôi đang tìm anh; 【】chính tại [zhèngzài] Đang, đương, giữa lúc...:  Đang làm việc;  Đang họp;
③ Vừa vặn:  Đồng hồ vừa đánh 12 tiếng;
④ Đúng lúc:  Anh đến rất đúng lúc;
⑤ Đang:  Chúng tôi đang họp;
⑥ Đúng:  La bàn chỉ đúng phía Nam Bắc;
⑦ Giữa, chính:  Cửa giữa;  Đường chính;  Chính vì thế;
⑧ Sửa:  Sửa mũ áo cho ngay ngắn;  Sửa sai, đính chính;
⑨ Thuần:  Màu đỏ thuần;  Mùi vị không thuần;
⑩ Phải, dương, chính, chánh:  Mặt phải;  Cực dương;  Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm;
⑪ Bậc lớn nhất, chức (quan) đứng đầu:  Chức quan đứng đầu coi về âm nhạc; Chánh tổng;
⑫ (văn) Đủ;
⑬ (văn) Mong hẹn;
⑭ [Zhèng] (Họ) Chính. Xem  [zheng].
Tự hình
         
Dị thể

Nguồn: Tự điển Hán Nôm

Ghi chú:
Theo phát âm của tiếng Quảng Đông (TQ):
- Chân (真): phát âm "chánh"
- Chánh (正): phát âm "chinh"