Tuesday, October 5, 2021

GIẢI MÃ BÍ ẨNTRÊN CON ĐƯỜNG TƠ LỤA: THÀNH PHỐ CỔ LÂU LAN

Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Trung Á kỳ bí đến cả châu Âu, gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Thành phố bị mất Lâu Lan chính là một trong những bí ẩn trên con đường nổi tiếng thế giới này.

Tàn tích của Thành cổ Lâu Lan. (Ảnh: dianliwenmi)

Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn. Phát triển rực rỡ rồi tàn lụi cách đây nhiều thế kỉ, Con đường tơ lụa xứng đáng là con đường vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Đây cũng chính là điểm đến được nhiều du khách yêu thích khi du lịch Trung Á.
 
Hào quang một thời của thế giới

Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Triều Tiên và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 4.000 dặm, hay 6.437 km.

Con đường tơ lụa nối dài từ châu Á đến châu Âu (Ảnh: Internet)

Theo khảo chứng của các chuyên gia, 2000 năm trước, giới những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện mỗi váy lụa Trung Quốc.

Vào thời nhà Hán, Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất sản xuất tơ lụa trên thế giới. Đây là sự kích thích lớn đối với sự phát triển của Con đường tơ lụa. Vàng bạc của châu Âu không ngừng chảy vào đất Hán của Trung nguyên dọc theo con đường này. Triều đình nhà Hán cũng đón nhận thời kì hoàng kim hiếm có. Những hình ảnh đầy quyến rũ các thương gia đi trên xe lạc đà kéo, những khách hành hương dũng cảm đương đầu với đám lục lâm thảo khấu, những phiên chợ miền Viễn Đông bày bán đầy những món đồ quý báu ngoài sức tưởng tượng. Chỉ riêng việc nhắc tới Con đường Tơ lụa với bất kỳ kẻ phiêu lưu nào thời Trung cổ cũng khiến kẻ đó phải mắt tròn mắt dẹt kinh ngạc, thán phục. Con đường tơ lụa là điểm nhấn quan trọng trong mối giao thương thế giới ngày xưa, đến nay con đường này vẫn còn vẹn nguyên sức hút đối với du khách khi lạc bước theo tour du lịch Trung Á.

Việc giao thương buôn bán nhộn nhịp trên con đường nổi tiếng thế giới (Ảnh: Internet)

Việc buôn bán hàng hóa đã tạo giao thoa chính trị, kinh tế từ xa giữa các quốc gia. Lụa đương nhiên là mặt hàng buôn bán chính trên con đường, nhưng nhiều thứ khác quan trọng không kém cũng được trao đổi, gồm cả tôn giáo và triết học. Cho đến nay, khi tham gia tour du lịch Trung Á, bạn vẫn sẽ thấy nhiều sạp hàng bán đồ thủ công làm từ tơ lụa. Dù xuất phát từ Trung Quốc, song các nước khu vực Trung Á đã nhanh chóng học hỏi và cho ra đời các sản phẩm đặc trưng riêng, phù hợp với văn hóa mỗi quốc gia.

Chắc hẳn khi du lịch Trung Á, bạn sẽ ngỡ ngàng trước các công trình kỳ vì, những phố thị rộng lớn được xây dựng trên tuyến đường này như thành cổ Khiva, Bukhara, ốc đảo Kashgar…và trải dài nhiều quốc gia như Uzberkistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Hy Lạp, Ai Cập. Với ý nghĩa là tuyến đường huyết mạch, Con đường tơ lụa đã xây dựng riêng cho mình một đế chế hùng mạnh. Các thành phố rộng lớn có vai trò tiếp tế và cung ứng cho các các đoàn thương nhân khi đi từ Á sang Âu và ngược lại. Về sau này, khi không còn Con đường tơ lụa, các thành phố nổi tiếng một thời lụi tàn và trở thành điểm du lịch hấp dẫn khi tham gia tour Trung Á, bởi nhiều du khách vẫn luôn tò mò về quá khứ phồn thịnh, tấp nập của nơi đây.

Là con đường thông thương vượt qua đại lục Á-Âu, nhưng ý nghĩa của nó đối với nền văn hóa thế giới không chỉ dừng lại ở đó. Hai đầu Đông-Tây lần lượt là sự khỏi đầu của văn minh Đông-Tây. Con đường nối liền hai lục địa Á Âu trở thành đầu nguồn không bao giờ khô kiệt của mọi sự tưởng tượng.

Lụa là vật phẩm quý và cũng là vật phẩm chủ chốt được vận chuyển trên tuyến đường (Ảnh: Internet)

Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên người Trung Quốc là người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con đường thương mại này. Vào thời nhà Hán (206 TCN-220), ông phải mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về vùng đất phía Tây. Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ.

Khi nhà Hán suy vong vào thế kỉ thứ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Đường hưng thịnh, con đường này mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Đường, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Đường đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.

Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển. Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con đường tơ lụa trên biển). Từ thế kỉ thứ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển. Trước tiên là các thương gia Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa. Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất.

Việc hình thành Con đường tơ lụa trên biển đã khiến con đường trên bộ bị phai mờ (Ảnh: Internet)

Bí ẩn thành cổ bị chôn vùi 14 thế kỉ

Vào thời cổ đại, khi thông tin và giao thông chưa phát đạt thì các dân tộc ở hai đầu Con đường tơ lụa có ý nghĩa tượng trưng cho chiếc thuyền bè hướng đến bờ đối diện. Đó là một thế giới xa lạ và kì dị.

Việc nghiên cứu về Con đường tơ lụa bắt đầu từ khi phát hiện Lâu Lan từ 100 năm trước. Lâu Lan là một vương quốc nằm ở khu vực hồ La Bố, Tân Cương, Trung Quốc cách đây 2000 năm. Sau khi Hán Vũ Đế dùng vũ lực tạo nên sức sống chưa từng có trên Con đường tơ lụa, Lâu Lan nằm ở đoạn xung yếu của con đường này đã trở thành trạm trung chuyển giao dịch giữa Trung Quốc, Ba Tư, Ấn Độ, Syria và đế quốc La Mã.

Lâu Lan được hình thành trên Con đường tơ lụa từ 2000 năm trước (Ảnh: Internet)

Lâu Lan thời đó luôn vang lên tiếng chuông lạc đà, từng đoàn thương nhân không ngừng qua lại, cảnh tượng phồn vinh tràn ngập khắp đất nước. Đồng thời nó cũng là một trong những đô thị lớn phồn hoa nhất, mở cửa sớm nhất trên thế giới. Nhưng đến sau đời Tấn, Lâu Lan bỗng dưng biến mất khỏi tầm mắt của mọi người. Trong sách sử cổ đại sau này, không tìm thấy bất cứ ghi chép nào về Lâu Lan. Đến đời Đường, tuy con đường tơ lụa vẫn thông suốt, nhưng mọi người không biết Lâu Lan ở đâu. Lâu Lan trở thành một truyền thuyết chỉ tồn tại trong ký ức mơ hồ của người đời sau. Vậy thành cổ Lâu Lan đã biến mất đi đâu? Các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra nhiều giải thích khác nhau.

Nhiều giả thuyết được đặt ra trong suốt thời gian dài rằng 2000 năm qua, khí hậu miền Trung châu Á đang phát triển theo hướng ngày càng khô hanh. Thời kỳ Lâu Lan phồn vinh, khí hậu khá ôn hòa ẩm ướt, thích hợp cho cây trồng phát triển. Sau này, khí hậu khô hanh, gió cát càng nhiều, cây trồng nhiều năm liền không có hạt. Nông nghiệp không thể đứng vững. Trong tình trạng vô cùng khắc nghiệt và không có cách nào sống được, người dân buộc phải chuyển đi nơi khác.

Nhiều nghi vấn đặt ra cho sự biến mất của thành phố này, (Ảnh: Internet)

1400 năm sau, những kí ức sắp biến mất đó bỗng dưng lại trở nên rõ ràng hơn. Một phát hiện quan trọng được khai quật bởi nhà khảo cổ Thụy Điển Seven Herdin năm 1900. Cuộc tìm kiếm gần khu vực hồ La Bố đã giúp ông phát hiện được thành cổ Lâu Lan vốn đã mất tích trong suốt 14 thế kỉ qua.

Những phát hiện đã khiến ông không khỏi bất ngờ về kiến trúc của thành cổ. Trong một tường thành dài rộng 300m, các xà gỗ nằm ngổn ngang dưới ánh nắng và gió cát khô nóng. Căn cứ vào kiểu dáng quy cách của công trình kiến trúc, có thể phán đoán chỗ này là cơ quan chính quyền, chỗ kia là nhân dân, chỗ kia nữa là đền miếu… Có một tháp Phật cao ở giữa thành cổ. Seven Herdin tiến hành khai quật thành cổ này, thu được rất nhiều văn vật quý giá. Các loại thẻ gỗ và văn thư ghi chép tình hình trồng trọt và vận chuyển lương thực địa phương, rất nhiều tư liệu tinh xảo và tiền đồng niên đại các triều đại Trung Quốc. Sự kiện khai phá vương quốc cổ Lâu Lan đánh dấu cột mốc quan trong trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa của Con đường tơ lụa.

Bức tường thành được tìm thấy sau thời gian dài bị vùi lấp (Ảnh: Internet)

Khai quật thành công thành cổ Lâu Lan đã giúp các nhà nghiên cứu vén được bức màn bí ẩn đã tồn tại trong suốt nhiều thế kỉ qua. Tuy vẫn chưa giải mã được hết lí do tàn vong của vương quốc này. Song việc xác minh được sự tồn tại của thành cổ khiến các nhà sử học và các nhà nghiên cứu tin rằng sẽ sớm tìm ra được sự thật cuối cùng này. Con đường tơ lụa tuy đã tàn lụi từ lâu nhưng vẫn mãi là nơi giao thương buôn bán rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. 

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp



No comments: