Từ năm 1965, Tân nhạc ở Saigon bắt đầu được giới kinh doanh phân cấp và chia thị trường. Cùng lúc, làn sóng thiết bị âm thanh ( Tape Recorder của Teac, Akai , Sony. Ampli Loa của Sansui , Kenwood, Pioneer ) theo chân Quân đội Mỹ ….xâm nhập đời sống nhiều gia đình cộng với sự xuất hiện của đài Truyền hình và sự trở lại của các Phòng trà Hộp đêm, Vũ trường…thì… Tình hình sinh hoạt này bỗng nhiên “hot” hơn bao giờ hết !
– Giới Sinh Viên Học Sinh thời 1967 – 1975 yêu thích giọng hát của những Ca sĩ như: Thanh Lan, Khánh Ly, Lệ Thu, Xuân Sơn, Anh Khoa, Jo Marcel, Sĩ Phú, , Elvis Phương, Ban 3 Trái táo, Ban Phượng Hoàng, v…v ……bởi khi hát, họ thường chọn những nhạc phẩm đương đại, thời thượng, mang âm hưởng quốc tế.
– Giới thính giả trung lưu “sồn sồn” lại thích nghe Thanh Thúy, Minh Hiếu, Phương Dung, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Túy Hồng, Nhật Trường, Thái Châu họ chuyên hát những nhạc phẩm “trung dung “nẳm giữa nghệ thuật và thị hiếu. Còn lại các ca sĩ như Chế Linh, Duy Khánh, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế, Sơn Ca, Giang Tử, Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Thiên Trang ….v…v….hát các bài Bolero được soạn theo kiểu tiểu thuyết lá cải như : Con đường xưa em đi, Chuyện tình Lan và Điệp, Nhẫn cỏ cho em, Đồi thông hai mộ, Rước tình về với quê hương v…v… được giới bình dân rất ưa thích. ( “nhạc sến”).
Làm băng nhạc phải nhạy bén với lớp người thưởng ngoạn do vậy thị trường có khá nhiều nhãn hiệu băng nhạc :
– Băng Shotguns dành cho lớp người khá giả thích nhạc phòng trà
– Băng Thanh Thúy dành cho mọi tầng lớp khán thính giả.
– Băng Tiếng hát đôi mươi dành cho lính và người yêu của lính
– Băng Tơ Vàng của Văn Phụng Châu Hà, quy tụ những ca sĩ di cư từ đất Bắc như Duy Trác, Anh Ngọc ,Châu Hà, Kim Tước, Thái Thanh, Sĩ Phú qua những nhạc phẩm tiền chiến của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Dương Thiệu Tước, Nghiêm Phú Phi, Phạm Duy, Phạm Đình Chương…dành cho những người yêu nghệ thuật tiền chiến
– Băng “Nhạc trẻ” của Jo Marcel, Trường Kỳ, Tùng Giang, Kỳ Phát, Vũ xuân Hùng dành cho giới trẻ thích Cafe, nhảy nhót !
Có một Băng Nhạc được thâu trong một Studio thiết bị sơ sài cùng tiếng guitar mộc của tác giả ở Thủ Đức, nhưng được tiêu thụ rất mạnh : đó là Băng nhạc Tình Ca Trịnh Công Sơn với tiếng hát ma quái Khánh Ly vào năm 1967 dưới bàn tay phù thủy của Nhạc Sĩ Nam Lộc – chủ nhân Cafe Gió đường Võ Tánh – và Trịnh Xuân Tịnh em ruột TCS nhưng sàn phẩm này không đạt hiệu quả kinh doanh …vì vấn nạn sang băng tự do, mà Saigon lúc đó chưa có Luật tác quyền cho Băng nhạc từ tính ( Magné ).
DSX & Nguyễn Việt
No comments:
Post a Comment