Đây là tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất được biết đến tại nước này, vẫn còn hiện rõ trên vách tường của một hang đá.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Melbourne (UM) và Đại học Tây Úc (UWA) đã tìm thấy hình ảnh con kangaroo được vẽ bởi tổ tiên của người Balanggarra từ vùng Kimberley đông bắc của Tây Úc.
Kết quả được công bố vào ngày 22/2 trên trang Nature Human Behavior, và là một phần của dự án xác định niên đại nghệ thuật trên đá lớn nhất của Úc.
Để tính tuổi của bức họa khắc trên đá, các nhà khảo cổ học đã làm việc với các chủ sở hữu truyền thống sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, dựa trên tuổi của khối tổ ong trên bức tranh.
Nhà khảo cổ học Sven Ouzman của UWA cho biết, bức tranh là một hiện vật vô giá để tìm hiểu lịch sử văn hóa thổ dân.
Trao đổi với AAP, nhà khảo cổ Ouzman nói: “Hình ảnh con kangaroo mang tính biểu tượng này tương tự như những bức tranh đá từ các hòn đảo ở Đông Nam Á có niên đại hơn 40.000 năm trước, gợi ý về mối liên hệ văn hóa - và gợi ý về nghệ thuật đá vẫn còn lâu đời ở Úc".
Trao đổi với AAP, nhà khảo cổ Ouzman nói: “Hình ảnh con kangaroo mang tính biểu tượng này tương tự như những bức tranh đá từ các hòn đảo ở Đông Nam Á có niên đại hơn 40.000 năm trước, gợi ý về mối liên hệ văn hóa - và gợi ý về nghệ thuật đá vẫn còn lâu đời ở Úc".
Bức tranh vẽ một con kangaroo có niên đại cách đây từ 17.100 đến 17.500 năm dựa trên phân tích đá tổ ong. (Ảnh cung cấp cho The Epoch Times từ Đại học Tây Úc)
Ông tiếp tục: "Xác định chính xác hơn niên đại của tranh khắc trên đá có nghĩa là chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách sống của những người thổ dân từ thuở sơ khai cho đến nay, khi nghệ thuật [khắc tranh trên] đá vẫn đang được dùng ra và đất nước đang quản lý [...] Thật vậy, bức tranh đá này khiến chúng tôi nhìn nhận lại ý nghĩa của việc là 'người Úc’, kết hợp lịch sử cá nhân của mọi người với việc quản lý đất nước theo quãng thời gian sâu xa của thổ dân”.
Các nhà nghiên cứu ước tính, những người đầu tiên đến Úc vào ít nhất 65.000 năm trước. Nghệ thuật điêu khắc trên đá của thổ dân được biết đến đã có niên đại khoảng 30.000 năm trước, mặc dù có thể còn có những bức tranh lâu đời hơn thế nhiều hiện còn chưa được biết đến.
Nhà khảo cổ học nhân chủng học Bruno David cho biết: “Chúng ta không có tác phẩm nghệ thuật [có niên đại như vậy], nhưng chúng tôi đã tìm thấy các công cụ được sử dụng để làm nghệ thuật… [có tuổi] gần 50.000 năm trước”.
Phát hiện này được đưa ra khi các nhà khảo cổ học ở Indonesia vừa tìm thấy bức tranh nghệ thuật trên đá lâu đời nhất thế giới, được cho là có niên đại cách đây 45.500 năm, theo BBC đưa tin. Bức tranh mô tả một con lợn rừng hiện vẫn còn là loài đặc chủng bản địa của khu vực này ngày nay. Người ta tìm thấy bức tranh tại hang động Leang Tedongnge trong một thung lũng hẻo lánh trên đảo Sulawesi.
Đồng tác giả của báo cáo về bức tranh là ông Maxime Aubert khẳng định, bức tranh được tạo ra bởi con người giống như chúng ta hôm nay.
Ông Aubert nói: “Những người làm ra nó hoàn toàn hiện đại; họ cũng giống như chúng ta. Họ có tất cả khả năng và công cụ để vẽ bất kỳ bức tranh nào mà họ thích".
Giống như các nhà khảo cổ học người Úc, ông Aubert cũng sử dụng một phần bụi vụn từ bức tranh để ngoại suy ngày nó ra đời.
Ông giải thích, ông đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị dòng Uranium trên một mẩu canxit từ bức tranh. Từ đó, ông kết luận rằng mẩu vụn này ít nhất đã 45.500 năm tuổi.
Ông nói thêm: “Nhưng nó có thể lâu đời hơn nhiều, vì niên đại mà chúng tôi đang sử dụng chỉ xác định ngày tuổi của canxit trên [bề mặt bức tranh]".
Cả vùng Kimberly và tỉnh Sulawesi của Indonesia đều nổi tiếng là nơi có một số bộ sưu tập tranh khắc trên đá lâu đời nhất và phong phú nhất trên thế giới, có niên đại hàng chục nghìn năm.
Du Miên / NTDTV
Link tham khảo: