Sinh ra trong một gia đình quan lại, Võ Tắc Thiên từ nhỏ đã thông minh và xinh đẹp, sau đó bà được đưa vào cung làm phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Sau khi Lý Thế Dân qua đời, bà trở thành phi tần của con trai ông là Đường Cao Tông Lý Trị.
Nhờ nhan sắc và trí tuệ hơn người, Võ Tắc Thiên nhanh chóng chiếm được sự sủng ái của Lý Trị. Sau khi sinh hạ con trai, bà được phong làm phi. Tuy nhiên, tham vọng quyền lực của bà không chỉ dừng lại ở đó.
Bằng mưu mô và thủ đoạn, Võ Tắc Thiên đã từng bước loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và củng cố vị trí của mình trong hậu cung. Sau khi Lý Trị qua đời, hai con trai của bà là Lý Đán và Lý Hiển lần lượt lên ngôi. Tuy nhiên, bà nhanh chóng phế truất cả hai và tự mình lên ngôi hoàng đế, trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Sau khi trở thành hoàng đế, Võ Tắc Thiên đã nỗ lực cai trị đất nước, tạo ra hệ thống khảo thí quân sự, củng cố luật pháp, chỉnh đốn quan lại, đồng thời đưa ra hàng loạt chính sách có lợi cho sự phát triển xã hội, khiến nhà Đường trở nên hưng thịnh hơn.
Sau cái chết của Võ Tắc Thiên, việc sắp xếp chôn cất của bà cũng được diễn ra vô cùng khác thưởng, chẳng hạn như tấm bia không lời được dựng trước lăng mộ của bà. Thông thường, sau khi chết, mỗi vị hoàng đế sẽ để lại một bia đá ghi tại những dấu tích của mình cho hậu thế. Nhưng Võ Tắc Thiên thì ngược lại. Không một chữ nào được khắc trên tấm bia đá của bà. Về điều này, các học giả sau này suy đoán rằng có thể bà muốn hậu thế tự nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của mình.
Ngoài ra, bí ẩn không kém tấm bia không chữ là 61 tượng đá không đầu trước lăng mộ của bà. Người ta nói rằng những tượng đá này được hai người nông dân ở Thiểm Tây vô tình phát hiện khi đang làm ruộng. Lúc đầu, họ chỉ tìm thấy một bức tượng đá trông rất giống con người. Sau khi khai quật hoàn toàn, họ đoán rằng bức tượng đá chắc chắn không phải là một vật bình thường nên đã báo cáo cho các cơ quan khảo cổ địa phương có liên quan, sau đó tất cả những bức tượng đá chôn dưới lòng đất đã được khai quật.
Sau khi nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng những tượng đá không đầu này đều có khắc tên của từng nhân vật, và một số học giả đã đưa ra giả thuyết rằng những nhân vật tượng trưng cho 61 tượng đá không đầu này chính là quan đại thần nước ngoài đã quy phục nhà Đường trong thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì. Điều này thể hiện sức mạnh và uy quyền của bà khi còn sống, và bà cũng mong muốn được tiếp tục cai trị sau khi chết.
Số khác lại cho rằng đây là tượng của những kẻ phản bội, việc chặt đầu tượng đá được coi là một cách để bà thể hiện sự trừng phạt và cảnh cáo đối với những kẻ chống đối. Cũng có ý kiến cho rằng những tượng đá này ẩn chứa bí mật triều đình nào đó. Có thể chúng là chìa khóa để giải mã một sự kiện lịch sử quan trọng hoặc là manh mối dẫn đến kho báu bị chôn giấu. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho bí ẩn này. 61 tượng đá không đầu vẫn là một bí ẩn thu hút sự tò mò và khơi gợi trí tưởng tượng của con người.
Đức Khương / Theo: ĐSPL
No comments:
Post a Comment