Trong các hoạt động nghi lễ của nhà Chu, có quy định nghiêm ngặt, các cảnh khác nhau sử dụng âm nhạc khác nhau để phù hợp với hành động và ý nghĩa của nó (ảnh minh họa: "hợp âm đồ" của Nam Đường thế hệ thứ năm, Bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Chicago, Hoa Kỳ)
Nhã nhạc cung đình
Vào thời Chu Công, nhã nhạc nơi cung đình đã được ông hoàn thiện thành một hệ thống. Nhã nhạc kết hợp với vũ đạo phải phù hợp với lễ tiết nơi cung đình. Nhã nhạc cũng được dùng trong các buổi tế lễ nơi miếu tự. Nhã nhạc dùng để giáo hóa các vương tôn quý tộc, đây cũng chính là lễ nghi của họ.
Nhã nhạc cung đình cổ đại: Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn quốc (ảnh tổng hợp từ Bing).
Các bản nhã nhạc như: “Vân Môn” của Hoàng Đế, “Hàm Trì” của Nghiêu Đế, “Đại Thiều” của Thuấn Đế, “Đại Hạ” của Hạ Vũ, “Đại Bộc” của Thương Thang, “Đại Vũ” của Vũ Vương, chúng còn được gọi là “lục đại vũ” (sáu bài múa lớn nhất).
Trong các hoạt động nghi lễ của nhà Chu, các cảnh khác nhau được quy định nhã nhạc chặt chẽ. Nhạc công thông thạo việc dùng các bản nhã nhạc khác nhau phù hợp với nội hàm của từng cảnh. Điều này khiến những người tham dự buổi lễ cảm thấy một bầu không khí trang nghiêm, tao nhã và tường hòa.
Ca từ của bài hát của tất cả các thể loại nhã nhạc trong nghi lễ hầu hết trích trong đại nhã và tiểu nhã của bộ “kinh thi” nổi tiếng, các câu tục ngữ trong “tụng”…
(ảnh: Metmuseum).
Nhã nhạc theo sự suy đồi của lòng người mà tiêu mất
Với sự suy tàn của nhà Chu, đạo đức và luân lý dần suy đồi, lòng ham muốn của con người tăng lên, tình trạng buông thả bản thân ngày càng nghiêm trọng, sự bình yên và trang nghiêm trong lòng người sụp đổ; họ bắt đầu không thể dung nhập vào âm nhạc tao nhã thuần túy, chuyển sang dùng âm nhạc dân gian.
Ví dụ, trong “Nhạc ký” có ghi lại rằng Ngụy Văn Hầu “đội mão đội vương miện nghe nhạc cổ mà sợ nằm; nghe âm thanh của Trịnh và Ngụy, mãi không biết chán.”
Là nói Ngụy Văn Hầu mặc xiêm y chỉnh tề nghe nhã nhạc, nhưng sắc mặt tinh thần không tốt, thường có dấu hiệu buồn ngủ. Nhưng vừa nghe đến nhạc ca ngợi Trịnh quốc, Vệ quốc liền thấy hay, tinh thần phấn chấn, nghe bao lâu cũng không mệt mỏi.
Vì vậy, Khổng Tử than thở: “lễ băng nhạc hủy” (người mất lễ, nhã nhạc cũng theo đó bị hủy hoại)
Văn Dật Phi / Nguồn: Soundofhope
No comments:
Post a Comment