Theo RBTH, trong cuốn tự truyện xuất bản vào thập niên 1960, Phổ Nghi đã hé lộ một phần cuộc sống của mình trong quãng thời gian ở Chita và Khabarovsk.
Ngày 18.8.1945, Phổ Nghi – hoàng đế phong kiến Trung Hoa cuối cùng, khi đó là hoàng đế bù nhìn Mãn Châu quốc do quân Nhật dựng nên, chuẩn bị đào tẩu khỏi phía đông bắc Trung Quốc.
Thế chiến 2 ở thời điểm đó đã kết thúc, Nhật Bản thua trận buộc phải ký hiệp định đầu hàng vô điều kiện. Không muốn rơi vào tay quân Giải phóng Trung Quốc, Phổ Nghi muốn sang Nhật sống.
Đúng lúc đó, quân Liên Xô chiếm sân bay Mãn Châu, bắt được Phổ Nghi một cách ngẫu nhiên. Không ai ngờ một nhân vật quan trọng như hoàng đế Phổ Nghi lại xuất hiện ở đây. Cựu hoàng nhanh chóng được Liên Xô đưa về thành phố Chita, vùng Siberia, gần hồ Baikal.
Trong cuốn tự truyện Phổ Nghi viết, sau khi đặt chân xuống Siberia, ông được đưa lên một chiếc xe sedan, ngồi trong đó nhiều giờ.
Phổ Nghi rơi vào tay quân Liên Xô năm 1945.
Khi xe dừng lại, Phổ Nghi cảm thấy lo sợ vì có người nói chuyện với mình bằng tiếng Trung trôi chảy.
“Trong bóng tối, tôi đã hoảng sợ”, Phổ Nghi viết. “Âm thanh đó khiến tôi ngỡ mình đã được đưa về Trung Quốc. Nếu đúng, tôi nghĩ mình sẽ bị giết”.
Trên thực tế, đó là một sỹ quan Liên Xô gốc Trung Quốc. Suốt 5 năm sau, Phổ Nghi bị giam giữ ở Nga nhưng được đối xử tốt, sống khả thoải mái.
Điểm dừng đầu tiên là một khu trị liệu hoặc resort ở gần thành phố Chita, nơi nổi tiếng với suối khoáng.
"Chúng tôi được ăn ba bữa kiểu Nga mỗi ngày cùng với trà chiều, cũng phong cách Nga," Phổ Nghi viết. "Có người phục vụ chăm sóc. Bác sĩ, điều dưỡng thường xuyên kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh".
Liên Xô cấp cho Phổ Nghi nhiều cuốn sách, trò chơi và một máy radio. Phổ Nghi cũng thường được ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành.
Phổ Nghi ra tòa án chiến tranh làm nhân chứng sau Thế chiến 2.
Thời điểm năm 1945, nội chiến Trung Trung Quốc chưa ngã ngũ, chưa rõ chiến thắng thuộc về Tưởng Giới Thạch hay Mao Trạch Đông. Đây là nguyên nhân chính khiến Liên Xô chưa trao trả Phổ Nghi về Trung Quốc, theo RBTH.
Trong thâm tâm, Phổ Nghi không bao giờ muốn quay về Trung Quốc. Ông nghĩ Liên Xô, Anh, Mỹ là đồng minh nên có thể sang Anh, Mỹ sống. Dù là cựu hoàng nhưng Phổ Nghi có đủ đồ trang sức và các tác phẩm nghệ thuật để bán lấy tiền sống lưu vong.
Ban đầu, Phổ Nghi viết thư gửi Stalin, đề nghị được ở lại Liên Xô lâu dài. Ông được đưa đến Khabarovsk ở vùng Viễn Đông Nga. Phổ Nghi từng viết rằng cuộc sống ở đây không tốt như ở Chita, nhưng vẫn có những ưu đãi.
Phổ Nghi có phần thất vọng khi người ta không còn gọi ông là hoàng đế nữa, thay vào đó là “Phổ sư phụ”.
Tuy không thích làm những công việc thường ngày, Phổ Nghi dần say mê làm vườn và bắt đầu tự trồng các loại rau củ trên mảnh đất được cấp.
Trong quãng thời gian này, nguồn tin duy nhất Phổ Nghi biết được về tình hình ở Trung Quốc là từ thông dịch viên và báo chí tiếng Trung xuất bản ở Liên Xô.
Phổ Nghi sống như thường dân đến cuối đời ở Bắc Kinh.
Năm 1946, Phổ Nghi được đưa đến Nhật làm nhân chứng tại Tòa Quân sự Quốc tế về vấn đề vùng Viễn Đông. "Tôi đã buộc tội người Nhật Bản là tội phạm chiến tranh, một cách trực tiếp và không kiêng nể gì. Mỗi khi nói về giai đoạn lịch sử này, tôi không nói rằng mình đã sai lầm", Phổ Nghi viết.
Phổ Nghi sau đó đã quyên góp một phần tài sản của mình cho chính quyền Liên Xô, với danh nghĩa hỗ trợ tái thiết sau chiến tranh. Năm 1950, Phổ Nghi được trao trả về Trung Quốc, tạm thời tách biệt với gia đình ở Liên Xô. Thời điểm này Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được thành lập.
"Dù người Nga kể chuyện đùa với tôi và cho tôi uống bia, ăn kẹo, tôi vẫn cảm thấy như họ đang đưa mình đến chỗ chết," Phổ Nghi mô tả về viễn cảnh khi trở về Trung Quốc.
Thực tế, cựu hoàng vẫn sống được 17 năm nữa, chứng kiến cuộc Cách mạng Văn hóa. Trong 10 năm đầu tiên, ông bị đưa vào trại cải tạo. Sau này, ông được chính quyền Trung Quốc đưa về sống ở Bắc Kinh, được cảnh sát bảo vệ và được chu cấp đến cuối đời. Đích thân lãnh tụ Mao Trạch Đông còn khuyến khích cựu hoàng viết tự truyện.
Chu Ân Lai (trái) tiếp Lý Thục Hiền và Phổ Nghi
Năm 1967, Phổ Nghi qua đời ở tuổi 61 vì bạo bệnh. Ông sống cuộc đời thường dân nên khi chết không có miếu hiệu, thụy hiệu.
Đăng Nguyễn - RBTH
No comments:
Post a Comment