Vài ngày trước, một người bạn gọi cho tôi đã phàn nàn rằng: con trai Thông Thông của cô ấy đã mất quá nhiều thời gian để làm bài tập về nhà nhưng điểm số vẫn không tốt hẳn. Trên thực tế vì điểm số của Thông Thông lúc nào cũng nằm trong số những người giỏi nhất, cậu ấy cư xử rất tốt và lễ phép với mọi người.
Qua cuộc trò chuyện, tôi nhận ra rằng điều mà bạn tôi gọi chỉ là cô ấy muốn con mình có thể hoàn thành bài tập ở trường càng sớm càng tốt đế cô ấy có thể cho Thông Thông làm bài tiếp tục khi về nhà, với hy vọng rằng cậu ấy trở thành người đứng đầu lớp. Theo tôi cảm nhận khi nói chuyện với bạn tôi, thì trong thâm tâm cô ấy, con trai cô ấy chưa đủ tốt.
Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ sẽ có tâm lý này:
Khi đứa trẻ làm tốt ở khía cạnh này, họ hy vọng rằng đứa trẻ cũng có thể làm tốt ở khía cạnh khác và trở thành một người xuất sắc trong mọi việc. Khi cha mẹ không biết bằng lòng sẽ không bao giờ nuôi dạy được những đứa con xuất sắc, đó là một sự giáo dục tồi tệ nhất.
Cách đây một thời gian, tôi đến trường mẫu giáo của con trai tôi để tham gia các hoạt động. Một số phụ huynh và trẻ em chơi với cát trong bể cát, còn một số thì chơi cầu trượt trên bãi cỏ và đọc sách. Hầu hết các em đều đọc thầm, thỉnh thoảng hỏi người lớn vài câu. Nhưng có một cặp mẹ con khiến tôi chú ý.
Một người mẹ đang đọc một cuốn sách tranh tiếng anh cho đứa con trai 4 tuổi của bà. Đứa trẻ rất chăm chú lắng nghe.
Người mẹ vừa đọc vừa hỏi bằng tiếng anh: “Đây là cái gì?”
Cậu bé hơi bối rối và trả lời: “màu xanh lá cây”.
Người mẹ lại cao giọng tiếp tục hỏi: “Mẹ không hỏi màu sắc, mẹ hỏi tên, đây là cái gì?”
Nghe thấy mẹ hỏi một loạt bằng tiếng Anh, cậu bé càng hoảng sợ hơn, run giọng đáp: “green”.
Lúc này, mẹ anh cuối cùng cũng tức giận chuyển sang tiếng Trung Quốc: “Mẹ không hỏi màu sắc, sao con cứ trả lời là màu xanh? Hôm qua mẹ dạy con rồi mà. Đó là ô tô. Sao con học chậm vậy. Cậu bé sợ hãi, và những giọt nước mắt rơi trên cuốn sách tranh.
Nguồn: internet
Cậu bé liên tục trả lời “màu xanh lá cây”, có lẽ không phải vì không hiểu câu hỏi của mẹ mà vì cậu chỉ biết mỗi từ màu xanh lá cây.
Ở tuổi này lẽ ra con phải chơi với cát và hát những bài đồng dao, nhưng người mẹ chỉ muốn con mình có thể học nhiều từ tiếng Anh và có thể trả lời tất cả các câu hỏi ngay lập tức.
Thật là viển vông, thật đáng buồn và đáng trách.
Tôi đã nghĩ đến một câu nói của cô giáo Vương Can: “Tôi không biết thế nào là giáo dục tốt, nhưng tôi biết thế nào là giáo dục tồi”.
Những tiêu chuẩn rất cứng nhắc đối với nhiều bậc cha mẹ là:
Khi con học mẫu giáo nhận biết hết 26 chữ cái tiếng Anh, bố mẹ ước con mình đánh vần được 26 từ tiếng Anh. Khi trẻ vào lớp 1 đã thành thạo phép cộng, phép trừ, cha mẹ sẽ mong con học được phép nhân, chia ngay lập tức. Nếu đứa trẻ ở trường trung học cơ sở đứng đầu lớp, cha mẹ lại mong chúng sẽ chăm chỉ hơn và đạt được vị trí đầu tiên ở trường.
Những kỳ vọng vô tận của cha mẹ phơi bày sự bất mãn của họ. Và sự không hài lòng của họ đối với con mình giống như là một cuộc chạy marathon không bao giờ kết thúc, trẻ kiệt sức nhưng vẫn không thể về đích và không đạt được những gì cha mẹ chúng mong đợi.
Nếu cha mẹ có kỳ vọng không giới hạn thì chính là chất độc làm tổn thương trẻ em nhiều nhất
Có một cậu học sinh đứng thứ 4 trong lớp và top 20 toàn khối trong kỳ thi cuối kỳ, với tổng điểm 700 thì cậu bé đạt 630 điểm trong bài kiểm tra nhưng đã bị bố mẹ mắng phải bỏ nhà ra đi. Bởi vì trong mắt cha mẹ của cậu ấy, những thành tích như vậy là kết quả của việc học không đủ chăm chỉ. Khi cảnh sát phát hiện ra, cậu bé đã khóc và nói: “Nếu con về nhất trong kỳ thi, thì cha mẹ sẽ không mắng con rồi”.
Một số bình luận trên mạng đã tỏ ra không thấy hài lòng về cách cha mẹ đã đối xử với cậu bé như vậy. Họ nói rằng “Không phải con không ngoan, mà là cha mẹ không hài lòng”.
Trong quá trình liên tục ép con phải trở nên “hoàn hảo”, và trong tâm lý không bao giờ hài lòng của cha mẹ, đôi cánh của đứa trẻ từ lâu đã bị bẻ gãy một cách tàn nhẫn.
Trong bộ phim truyền hình “My True Friend”, cha mẹ của Nghệ Văn đặt kỳ vọng rất cao vào cậu ấy.
Kể từ khi học mẫu giáo, thời gian sau giờ học và những ngày cuối tuần của Nghệ Văn là những lớp học thêm. Trước những lời khen ngợi cậu ấy học giỏi tiếng Anh, thì người mẹ đã đăng ký cho anh ấy tham gia thêm một lớp học thư pháp nữa. Lý do là: tiếng Anh của con đã tốt rồi, nên con phải học thêm thư pháp để có thể biết nhiều hơn nữa.
Để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ, Nghệ Văn chỉ có thể đồng ý chịu đựng. Nhưng dần dần, cậu ấy ngày càng trở nên sống nội tâm và nhạy cảm, suốt ngày trốn trong góc, không thích chơi với các bạn cùng lớp. Có khi không viết được một chữ, không đọc được một câu tiếng Anh và lại khóc lóc xin lỗi bố mẹ. Sau đó, tình trạng của cậu ấy ngày càng trở nên tồi tệ, và đã được đưa đi kiểm tra và phát hiện ra rằng anh ấy đã bị trầm cảm .
Nguồn: internet
Mong con ngày càng giỏi là mong ước không thể phủ nhận của mỗi bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu để thực hiện mong ước này, cha mẹ cứ đặt ra những đòi hỏi, kỳ vọng ở con trẻ, không bao giờ thỏa mãn với con thì chính là đang làm tổn thương con vô cùng, thậm chí đẩy con xuống vực thẳm vô tận.
Không có đứa trẻ nào không đủ tốt, chỉ có cha mẹ không bằng lòng
Có một cuộc họp phụ huynh – giáo viên ở lớp một, và phụ huynh đang thảo luận xem liệu con cái của họ đã bắt đầu học phép nhân và phép chia hay chưa. Nhiều phụ huynh cho biết, con họ đã bắt đầu học rồi, nếu không học thì sẽ quá muộn.
Ngân Dạ, giám đốc điều hành của BGI, từng nói: “Nếu bạn không đủ kiên nhẫn để đợi hoa nở, thì đừng lật đổ cây con”. Bởi vì sự trưởng thành của một đứa trẻ nhất định phải có quỹ đạo của nó.
Là cha mẹ thì bạn phải học cách bằng lòng, và phải nhìn thấy nhiều điểm mạnh và sự tiến bộ của con mình. Cha mẹ biết bao dung chính là niềm hạnh phúc lớn nhất cho con trẻ.
Nhà vô địch Olympic Cốc Ái Linh có được may mắn khi từ nhỏ, bất luận cô ấy làm chuyện gì thì mẹ và bà đều cho rằng cô là nhất. Khi còn học tiểu học, cô ấy đã tham gia đại hội thể thao của trường, và là người cuối cùng chạy nước rút 100 mét, nhưng bà đã luôn cổ vũ cô ấy khi về đích: “Chúng tôi yêu Linh, Linh là số một!”
Trong mắt gia đình, chỉ cần cô ấy cố gắng hết sức thì cô ấy là nhất. Chính sự hài lòng và công nhận của mẹ và bà đã giúp Cốc Ái Linh trở thành một người tự tin và đạt được thành tích cao nhất trong lĩnh vực mà cô yêu thích.
Trần Hân, nhà tâm lý học trẻ em cho biết: Những kỳ vọng và yêu cầu đối với trẻ không nên vượt quá khả năng và tình trạng phát triển của chúng. Mỗi đứa trẻ đều có quỹ đạo phát triển của riêng mình, và hãy để trẻ lớn lên theo một cách riêng, chính là món quà tuyệt vời nhất dành cho trẻ.
Đáng tiếc là có quá nhiều bậc cha mẹ không những không đủ kiên nhẫn chờ đợi con mình từ từ trưởng thành mà ngược lại còn áp đặt lên con mình những kỳ vọng không giới hạn. Trên thực tế, chưa bao giờ là con không ngoan mà là cha mẹ không bằng lòng.
Tôi thực sự thích một đoạn văn từ Thái Khang Vinh: “Điều cha mẹ cho con quý giá nhất là tạo cho con một môi trường lý tưởng và để con trở thành chính con người mình chứ không phải người mà chúng ta muốn con trở thành. Chúng ta là điều tốt nhất để con trở về với xã hội này”.
Tôi luôn tin rằng mỗi đứa trẻ đều có sứ mệnh và quỹ đạo trưởng thành của riêng mình. Bạn biết đấy, khi một đứa trẻ lần đầu tiên đến thế giới này, mong muốn duy nhất của chúng ta là con được bình an và khỏe mạnh. Chúng ta nên tự hào về sự trưởng thành và tiến bộ của con
Mong tất cả các bậc cha mẹ hãy buông bỏ những kỳ vọng cao đẹp của mình và để con trẻ lớn lên hạnh phúc trong tình yêu thương vô điều kiện của chúng ta.
Á Hiên biên tập
Nguồn: Aboluowang