Đông thành tiệm giác phong quang hảo,
Hộc trứu ba văn nghinh khách trạo,
Lục dương yên ngoại hiểu hàn khinh,
Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo.
Phù sinh trường hận hoan du thiểu,
Khẳng ái thiên kim khinh nhất tiếu,
Vị quân trì tửu khuyến tà dương,
Thả hướng hoa gian lưu vãn chiếu.
玉樓春 - 宋祁
Thành đông đẹp ánh xuân đầy.
Lăn tăn sóng gợi khách lay nhẹ chèo.
Liễu xanh mây khói vờn theo,
Đầu cành hạnh nở, như reo xuân về.
Thoáng vui để lắm ê chề,
Nghìn vàng chẳng tiếc, mà mê nụ cười.
Nâng ly khuyên nắng vàng tươi.
Vì hoa, lưu chút ánh ngời lên hoa.
Chú thích:
Lang trung Trương Tiên (990-1078) rất thích bài từ theo điệu "Ngọc lâu xuân" phía trên của thượng thư Tống Tử Kinh (998-1065). Trương Tiên khen:
- Câu thơ "Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo" của thượng thư thật là thiên cổ tuyệt xướng! Chỉ có một chữ "náo" đã lột tả được hết thần thái của cảnh tượng hoa hồng hạnh giành lạ giật đẹp, trăm hoa đua tươi, chim chóc ríu rít. Không rõ lúc bấy giờ ngài đã nghĩ ra được câu thơ đó như thế nào?
Hớp một ngụm rượu, thượng thư trả lời thích thú:
- Người sống ở đời, gian khổ lập nghiệp, thời gian vui sướng chẳng được mấy lúc. Ngày hôm ấy, gặp dịp cùng bạn bè du ngoạn, chúng tôi vừa chèo thuyền vừa giỡn sóng đi đến phía đông thành Khai Phong, có hoa hồng hạnh đầy cành, có liễu dương rủ mành như khói phủ. Chúng tôi thả cửa nói cười huyên náo, uống rượu ngâm thơ giữa cảnh hoa thơm chim hót, ong bay bướm lượn. Và thế tôi đã viết nên bài từ này.
Nhiều bạn đọc Việt Nam đã rất thích hai câu thơ tả cảnh xuân đầy sức sống của nhà thơ Diệp Thích (1150-1223) đời Tống: "Xuân sắc mãn viên quan bất trú, Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai" (Xuân sắc đầy vườn giam chẳng nổi, Một nhành hồng hạnh vượt qua tường). Song ở Trung Quốc, khi nói đến việc dùng hoa hồng hạnh để tả cảnh xuân thì câu "Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo" của Tống Tử Kinh đã được xếp đầu bảng. Người ta đề cao đến mức đã gán câu thơ ấy với chức vụ Nhà nước của nhà thơ (Thượng thư Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo chỉ Tống Tử Kinh, về sau gọi tắt là Thượng thư Hồng hạnh).
Nửa phần sau bài từ ít nhiều có phảng phất tình điệu bi quan, hưởng lạc, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng âm hưởng chủ đạo của tác phẩm vẫn là lạc quan, lành mạnh, thấm đượm một tinh thần yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống tha thiết.
Sơ lược tiểu sử tác giả:
Tống Kỳ 宋祁 (998-1065), theo "Đường Tống chư hiền tuyệt diệu từ tuyển" chú thích, tên tự Tử Kinh 子京, là em của Tống Tường 宋庠. Trong "Tống sử" quyển 284, sau phần "Tống Tường truyện" có chép: "(Tống Tử Kinh) cùng anh là Tống Tường đều có danh, nên người đời gọi là Đại Tống và Tiểu Tống...".
Nguồn: Thi Viện
No comments:
Post a Comment