Nhắc đến kiếm hiệp thì không thể không nhắc đến Kim Dung. Những tác phẩm của ông có thể đi vào lòng người một cách rất tự nhiên, trở thành tượng trưng của thời đại, đặc biệt là những nhân vật mà ông nhào nặn trong tác phẩm phải nói là tuyệt đỉnh. Ngày nay, chỉ cần nhắc tới tác phẩm nào đó của ông là người ta sẽ nghĩ ngay tới nhân vật trong tác phẩm.
Ví dụ như “Ỷ Thiên Đồ Long ký”, người ta sẽ nghĩ ngay tới Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược. Năm 1961, Kim Dung bắt đầu đăng tải bộ “Ỷ Thiên Đồ Long ký” là bộ cuối cùng trong bộ ba “Xạ điêu” của mình trên “Minh báo”, nhân vật chính trong tác phẩm này không phải là một người cương trực, cũng không phải ngang bướng, cứng đầu, mà là đa tình. Một Trương Vô Kỵ đa tình, trong cuộc đời của chàng có vô số những người phụ nữ có quan hệ phức tạp với chàng, như Triệu Mẫn xinh đẹp thông minh không ai sánh bằng, Cửu Chân lòng dạ độc ác, Tiểu Chiêu dịu dàng, lễ phép, đương nhiên còn có Chu Chỉ Nhược thanh thoát tựa tiên nữ.
Trong đó, chuyện tình giữa Trương Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược là trắc trở nhất. Vốn dĩ nàng và Trương Vô Kỵ là thanh mai trúc mã, đã có ưu thế hơn các cô gái khác rất nhiều, huống hồ từ nhỏ nàng đã có dung mạo thanh tú, nhìn bề ngoài nhỏ bé, đáng thương, khiến Trương Vô Kỵ cảm thấy mềm lòng. Nhờ việc quen Trương Vô Kỵ, có được ơn cứu mạng, còn Trương Vô Kỵ khi ấy thấy sự dịu dàng của người con gái kia cũng có thiện cảm và mơ hồ nảy sinh tình cảm với nàng.
Chu Chỉ Nhược 17 tuổi ngày càng thanh thoát, xinh đẹp hơn, Trương Vô Kỵ vừa gặp đã nhớ lại ngay mọi chuyện năm xưa, tình yêu giữa hai người đâm chồi một cách rất tự nhiên, thậm chí chàng còn muốn nhận người quen với nàng, thế rồi “nhất kiếm định tình” trên đỉnh Quang Minh, hôn lễ vốn là Trương Vô Kỵ tự tác thành, khi ấy Chu Chỉ Nhược vì chưa tìm thấy nghĩa phụ của chàng nên không muốn thành hôn, nhưng chàng lại nói “chẳng lẽ chờ tới lúc chúng ta già rồi mới bái đường thành thân hay sao?”, Chu Chỉ Nhược mới gạt bỏ nỗi lo mà chuẩn bị thành hôn.
Nhưng tất cả mọi chuyện này đều vì Chu Chỉ Nhược được Trương Tam Phong đưa tới phái Nga Mi mà xảy ra rạn nứt, đương nhiên ban đầu họ cũng không thể ngờ rằng chính điều này đã trở thành trở ngại lớn nhất ngăn cách hai người họ. Chu Chỉ Nhược học võ công từ Diệt Tuyệt Sư Thái, trở thành đồ đệ được Diệt Tuyệt Sư Thái yêu quý nhất, tuy Diệt Tuyệt Sư Thái là Chưởng môn của phái Nga Mi, nhưng tác phong hành sự lại cương liệt, cứng nhắc vô cùng, còn có thâm thù đại hận với Minh Giáo.
Trước khi chết bà đã làm một việc, việc này lại càng là con dao sắc bén chia rẽ Chu Chỉ Nhược và Trương Vô Kỵ, bà ép Chu Chỉ Nhược thề độc, không những yêu cầu nàng “Quang phục Hán gia hà sơn, quang đại Nga Mi”, mà còn yêu cầu nàng phải lấy được Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao. Quan trọng hơn là trước đó bà đã từng có nữ đồ đệ rơi vào tình yêu với ma giáo nên cực kỳ căm hận điều này, vì thế lại bắt Chu Chỉ Nhược giết chết Trương Vô Kỵ, vì thế mới có chuyện Chu Chỉ Nhược đâm Trương Vô Kỵ.
Trương Vô Kỵ bề ngoài tuy nói rằng không quan tâm việc Chu Chỉ Nhược muốn giết mình, cũng biết nàng sẽ không giết mình nhưng có ai lại ngủ ngon được khi bên cạnh mình có người thề độc rằng sẽ giết mình? Trương Vô Kỵ vốn là người không quyết đoán, lại không thích yêu cầu người khác, cũng không yêu cầu cao với phụ nữ, như này hoặc như kia đều được, nhưng vẫn luôn có một sự so sánh và sự so sánh này đã được thể hiện khi Chu Chỉ Nhược đâm chàng một kiếm.
Khi ấy, sau khi bị đâm, Trương Vô Kỵ lại nói với Tiểu Chiêu rằng: “Tại sao cô tại đối xử tốt với ta như vậy?”. Tiểu Chiêu nói: “Vì huynh cũng đối xử tốt với ta”. Sau đó, Trương Vô Kỵ đã nghĩ trong lòng rằng: “Đây chính là tri kỷ đối xử tốt với ta thực sự”. Tạm thời không nói tri kỷ là gì, chỉ cần hai chữ “thực sự” đã cảm nhận được rằng Trương Vô Kỵ cũng đã từng coi Chu Chỉ Nhược là tri kỷ, nhưng một nhát kiếm ấy đã khiến chàng nghĩ rằng mọi thứ đều là giả, còn Tiểu Chiêu mới là thật.
Vì thế, bề ngoài Trương Vô Kỵ vẫn nói với Chu Chỉ Nhược rằng không sao không sao, nhưng trong lòng lại bắt đầu thấy sợ hãi, cuối cùng khi Triệu Mẫn lấy tóc của Tạ Tốn tới ép chàng hủy hôn đi cùng nàng, chàng cũng không từ chối kịch liệt, chỉ nói: “Chờ làm xong mọi việc, ta sẽ quay về tìm muội”. Sau đó, Chu Chỉ Nhược biết rằng cuộc hôn nhân này vốn là do người khác tác thành, một mặt bí mật của bản thân bị Triệu Mẫn nắm thóp, mặt khác lại thấy bị sỉ nhục trước bao người, vì thế đã bắt đầu đi vào con đường đen tối.
Nhưng thực ra chỉ cần Chu Chỉ Nhược nói ra một chuyện thì có lẽ sau khi điều tra rõ ràng, Trương Vô Kỵ biết rằng có một chuyện như vậy thì có lẽ mâu thuẫn giữa hai người có lẽ sẽ được giảm đi rất nhiều, Chu Chỉ Nhược cũng không cần làm trái lòng mình làm hại chàng, Trương Vô Kỵ cũng không cần đề phòng nàng mọi lúc, thậm chí cuộc hôn nhân của họ cũng không tan vỡ. Chuyện này, thực ra cha của Chu Chỉ Nhược là Chu Tử Vượng thực ra cũng là người trong Minh Giáo, Chu Chỉ Nhược đáng lẽ là đệ tử trong Minh Giáo.
Cha của Chu Chỉ Nhược chính là một trong những quân khởi nghĩa chống quân Nguyên của Minh Giáo, năm 1338, ông từng dẫn 5000 người chính thức khởi nghĩa tự xưng Chu Vương, nhưng không may sư phụ và sư đệ của ông đều chạy trốn hết, chỉ mình ông bị quân Nguyên trấn áp, bị bắt giữ không bao lâu thì đã tự hi sinh vì chính nghĩa. Đây cũng là điều có thể cản trở việc Chu Chỉ Nhược làm theo di nguyện của Diệt Tuyệt Sư Thái, cho thấy Chu Chỉ Nhược và Trương Vô Kỵ không phải là quan hệ đối lập đơn thuần.
Nhưng trên đời làm gì có nhiều “nếu như” như vậy? Suốt cuộc đời, Chu Chỉ Nhược vẫn không hề nói ra điều này, Kim Dung cũng không định để cho Trương Vô Kỵ biết, vì thế tình yêu của họ chỉ có thể là một bi kịch, cuối cùng Triệu Mẫn và Trương Vô Kỵ ẩn cư, đồng thời cùng nhau tới Mông Cổ sống.
Tường San / Theo: Dân Việt
No comments:
Post a Comment