Wednesday, July 10, 2024

NGHỆ THUẬT MÚA RỐI TRUNG QUỐC

Múa rối là một trong những nghệ thuật truyền thống của dân tộc Hán. Năm 2006, múa rối được Hội đồng cấp Nhà nước Trung Quốc xét duyệt đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt đầu tiên. 


Bạn đã biết gì về nghệ thuật múa rối Trung Quốc? Nó có khác gì so với múa rối tại Việt Nam? Cùng xem nhé!

Đôi nét về nghệ thuật múa rối

Múa rối là một vở kịch sử dụng các con rối để diễn lại câu chuyện. Diễn viên điều khiển các con rối ở hậu trường. Những câu chuyện được kể lại qua hình thức hát trên nền nhạc. Người diễn viên điều khiển con rối, tạo nên những hình ảnh sinh động, thu hút người xem.

Vậy con rối xuất hiện từ khi nào? Người Trung Quốc nhận định múa rối xuất hiện từ thời nhà Hán và trở nên thịnh vượng vào thời nhà Đường. Văn hóa thời nhà Đường cực kỳ thịnh vượng. Có nhiều hình thức như ca hát, nhảy múa, nhạc kịch,… Đây là tiền đề cơ sở cho sự phát triển thịnh vượng của nghệ thuật múa rối tại Trung Quốc.

Nghệ thuật biểu diễn múa rối

Nghệ thuật múa rối rất tinh tế. Do hình dáng con rối và kỹ thuật chế tác khác nhau, các buổi biểu diễn múa rối có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Những con rối đầu gậy, có chiều cao từ 24cm đến ngang người. Nó được thực hiện bằng cách điều khiển động tác bằng một thanh gỗ. Bên trong rỗng, mắt và miệng có thể cử động, dưới cổ có gắn một thanh gỗ hoặc cọc tre. Người biểu diễn cầm hai cần điều khiển trên một tay để biểu diễn, nên còn được gọi là “rối nâng”.
 
Rối dây

Là một nghệ thuật truyền thống của người Hán cổ. Bao gồm đầu con rối, bụng lồng, các chi, dây và thẻ móc, cao khoảng 60 cm. Trong quá trình biểu diễn, nghệ sĩ sử dụng dây để kéo các con rối để thực hiện các hành động. 

Rối dây

Rối gậy sắt

Lan rộng ở Quảng Đông và Phúc Kiến. Chiều cao của con rối từ 30cm đến 45cm. Bao gồm đầu bằng đất sét, thân bằng gỗ, tay bằng giấy và chân bằng gỗ. Cần điều khiển là “gậy sắt” bằng dây sắt và tay cầm bằng tre. Người biểu diễn ngồi hoặc đứng. Đặc điểm của múa rối gậy sắt là diễn ra với không khí mộc mạc của làng quê và tiếng hát của các nghệ nhân.

Rối gậy sắt

Rối tay

Còn được gọi là “Con rối trong lòng bàn tay”, phổ biến nhất ở Phúc Kiến. Chiều cao khoảng 30cm, bao gồm đầu, chi giữa và quần áo. Người nghệ nhân dùng bàn tay để điều khiển con rối. Ngón trỏ điều khiển đầu và cổ, ngón giữa và ngón cái điều khiển bàn tay. Động tác nhanh nhẹn, chính xác và phong phú.

Rối tay

Ngoài ra, múa rối dân gian còn có “múa rối nước” (tương tự như múa rối nước ở Việt Nam) và “múa rối thuốc”, nhưng ít có sức lan tỏa và ảnh hưởng.

Múa rối ở Việt Nam

Múa rối ở Việt Nam cũng xuất hiện từ rất sớm, phát triển mạnh mẽ vào thời Lý Trần (thế kỉ 11 – 12). Các loại hình múa rối dân gian ở Việt Nam bao gồm múa rối cạn và múa rối nước. Rối cạn cũng gồm nhiều hình thức khác nhau như: rối dây, rối que, rối tay, …

Tuy nhiên, nét độc đáo của múa rối Việt Nam chính là múa rối nước. Múa rối nước là “đặc sản văn hóa” của người dân quê lúa Việt Nam. Có nhiều loại hình múa rối (bao gồm làm ruộng, đánh cá, xay lúa), trò chơi dân gian (múa lân, múa rồng, múa kiếm) hoặc biểu diễn anh hùng,… phản ánh sự giàu có trong tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Rối nước tại Việt Nam

Bạn đã biết sự khác nhau giữa nghệ thuật múa rối truyền thống tại Trung Quốc và Việt Nam chưa? Mong rằng, bài viết đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Nguồn: chinesrd (中文路)