Wednesday, July 24, 2024

TÁC PHẨM KINH ĐIỂN "PHONG THẦN DIỄN NGHĨA" ĐÃ CHỈ RA BÍ MẬT LỚN TRONG GIỚI TU LUYỆN

“Phong Thần Diễn Nghĩa”, còn được gọi là “Phong Thần Bảng” hay “Phong Thần Truyện”, là một quyển tiểu thuyết về Thần và ma của Trung Quốc cổ đại. Dù không nằm trong Tứ Đại Danh Tác của Trung Quốc, nhưng nó đã ảnh hưởng đến vô số người trên thế giới và được nhiều người biết đến. Ngoài ra, nhiều người không biết rằng “Phong Thần Diễn Nghĩa” đã chỉ ra nhiều bí mật trong giới tu luyện mà thế gian không thể biết rõ.

Kỳ thực, “Phong Thần Diễn Nghĩa” đã chỉ ra không ít bí mật trong giới tu luyện (Nguồn: Adobe Stock)

Đạo gia không phải là Đạo giáo, Phật giáo cũng không phải là Phật gia, cả Kỳ Môn Công Pháp cũng là một hình thức tu luyện. Những nội hàm này được thể hiện rõ ràng trong cuốn tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa”. Lão Tử nhất khí hóa Tam Thanh, là Thần của Đạo gia. “Phong Thần Diễn Nghĩa” viết về Thần giới trên Thiên Thượng, 800 năm xuống trần lưu lại “Đạo Đức Kinh” 5000 chữ cho thế nhân.

Đạo gia có nguồn gốc truyền thừa lâu đời. Nữ Oa Nương Nương là vị Thần sáng tạo loài người của Trung Hoa, Tam Hoàng Ngũ Đế sáng lập văn hóa tiền sử, Phục Hy vẽ bát quái, Thần Nông thử nếm trăm loại cây, Thương Hiệt tạo chữ viết, Hoàng Đế và chúng thần tử bạch nhật phi thăng, Đại Vũ trị thủy, những nhân vật này trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” đều là Thần của Đạo gia, biểu đạt nội hàm rằng Đạo gia không tương đương với Đạo giáo trong tương lai.

Phong Thần Diễn Nghĩa (Nguồn: nguoiduatin)

Phật gia không tương đương với Phật giáo, Tiếp Dẫn Đạo Nhân và Chuẩn Đề Đạo Nhân đều thuộc về Phật gia, Từ Hàng Đạo Nhân bên Xiển Giáo sau này hóa thành Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn sau này hóa thành Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Chân Nhân sau này hóa thành Phổ Hiền Bồ Tát, Nhiên Đăng Đạo Nhân sau này hóa thành Nhiên Đăng Cổ Phật.

Có thật hay không cũng không quan trọng, quan trọng là thông qua những mô tả như vậy, quyển tiểu thuyết này đã thẩm thấu qua các vùng ngoài Trung Thổ và con người trên thế giới, mối liên hệ giữa những người tu hành của vùng đất Trung Hoa với những tôn giáo của phương Tây, thấm nhuần uyên nguyên của Phật giáo và Đạo gia.

Nguồn: pinterest

Kỳ Môn Công Pháp là một pháp môn tu luyện độc lập so với Đạo gia và Phật gia, sau khi đắc Đạo trở thành du Thần tản Tiên. “Phong Thần Diễn Nghĩa” trong khai thiên Lục Áp đã giảng: “Không trong Tam Giáo, không ở cõi Cực Lạc, không quy về nhân gian, cũng không thuộc về địa ngục, tự do tự tại, phiêu diêu khắp chốn.

Rõ ràng, “Phong Thần Diễn Nghĩa” đã tiết lộ một điều, ngoài Phật gia và Đạo gia còn có cả Kỳ Môn Tán Tiên. Có rất nhiều bí mật trong thế giới tu luyện mà người thường không thể hiểu rõ. Giờ đây, thế nhân có thể hiểu thêm phần nào về văn hóa tu luyện thông qua quyển tiểu thuyết này.

Lan Chi biên dịch
Theo: vandieuhay