Trong truyền thống của người Trung Quốc, chỉ có hoàng đế khi băng hà mới được lập lăng, còn những quan lớn cho đến dân thường đều chôn theo mộ phần. Thế nhưng lịch sử ghi nhận chỉ có duy nhất 2 người được lâp lăng là Khổng Tử và Quang Vũ, một người là “văn thánh” với việc sáng lập ra Nho giáo được sử dụng rộng khắp đất nước trong hàng ngàn năm lịch sử. Còn người thứ hai là “võ thánh” Quan Công, vị anh hùng trong lịch sử Trung Hoa. Lăng của ông được tọa tại thị trấn Quan Lâm thuộc cổ đô Lạc Dương.
Về người anh hùng thời Tam Quốc - Quan Công
Về người anh hùng thời Tam Quốc - Quan Công
Quan Công,tên là Quan Vũ, tự là Vân Trường, là một viên tướng thời Tam Quốc. Ông chỉ là một võ tướng bình thường, không phải là một vị tướng mưu mẹo, một bậc kỳ tài về chiến thuật, chiến lược,… Thế nhưng, Quan Công lại là một người có công lớn trong việc lập ra nhà Thục Hán, mà vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Qua hơn ngàn năm, hình ảnh Quan Công vẫn sâu đậm trong lòng nhân dân như một người anh hùng chân chính không hề biết khiếp sợ, không lùi bước trước khó khăn, chiến thắng mọi đau khổ về thể xác, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Ông là một điển hình về khí tiết của người quân tử với những đức tính nhân, nghĩa, tín, dũng và lòng kiêu ngạo.
Trong thời Tam Quốc, Quang Vũ là một vị tướng tài giỏi và được trọng dụng, cùng với Trương Phi là cánh tay đắc lực của Lưu Bị trong các cuộc chiến đấu với quân thù. Cuộc đời đầy oai hùng và lẫm liệt của Quan Vũ được nhân dân dệt thành một huyền thoại, sau này trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, hình tượng người anh hùng đó càng trở nên đặc sắc qua nghệ thuật kể chuyện hư cấu một cách điêu luyện. Truyện Tam quốc diễn nghĩa kể rằng, Quan Công kéo quân sang đánh Đông Ngô, thua nhiều trận liên tiếp, cuối cùng bị bao vây ở Mạch Thành. Ngô vương Tôn Quyền sai Gia Cát Cẩn (anh của Khổng Minh Gia Cát Lượng) đến dụ hàng, nhưng bị Quan Công cự tuyệt. Nửa đêm, Quan Công dẫn vài trăm tàn quân rút khỏi thành, chạy đến hẻm núi ở Quyết Thạch, bị quân Ngô phục kích bắt được. Sau cùng, do ông không chịu khuất phục nên bị Tôn Quyền giết chết. Lưu Bị rất tức giận vì điều đó liền chuẩn bị quân đi đánh Tôn Quyền để trả thù. Vì muốn quay mũi tấn công khỏi phía mình nên Tôn Quyền đem thủ cấp của Quang Vũ đến dâng tặng Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo lại là người rất trọng Quang Vũ, chẳng những không đem đi bêu rếu mà còn tạc tượng gỗ gắn đầu Quang Vũ vào và trọng táng với những nghi thức dành cho một chư hầu ở phía nam thành, thể hiện sự nể trọng của Tào Tháo dành cho vị tướng tài Quang Vũ, đồng thời chĩa mũi nhọn của Lưu Bị về lại phía Tôn Quyền. Truyện còn kể rằng, Tôn Quyền mở tiệc chiêu đãi và trọng thưởng cho Lã Mông vì có công phục bắt được Quan Vũ, trong bữa tiệc ông đã trở về và vật chết Lã Mông khiến bọn Tôn Quyền vô cùng khiếp sợ. Cùng với đó, có nhiều câu chuyện mô tả việc ông hiện lên đòi trả mạng chết oan khi gặp lại đồng hương là sư Phổ Tĩnh. Sư Phổ Tĩnh lựa lời khuyên giải, ông mới ra đi.
Trong dân gian, việc thờ phụng Quang Vũ có một sức ảnh hưởng sâu rộng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Người đầu tiên thờ Quang Vũ là Tào Tháo vì nể trọng khí chất anh hùng và trung tín của ông; nhân dân xem ông như thần độ mạng; giới thương nhân coi ông như thần tài; giới nho sĩ thờ ông như một vị thần văn học (tượng Quang Vũ trên tay có cầm Kinh Xuân Thu); giới quân sự tôn ông như vị thần bảo vệ bản mệnh. Sức mạnh tinh thần to lớn từ hình tượng người anh hùng Quang Vũ có sự lan tỏa rất rộng. Không chỉ có lăng thờ ở thành Lạc Dương mà ông còn được thờ chung với Nhạc Phi tại Võ miếu hay chung với Nhạc Phi và Văn Thiên Tường tại huyện Thái Hưng tỉnh Giang Tô. Tại Việt Nam ông được thờ chung với Phật và được gọi là Quan Thánh Đế Quân như một vị Thần trung nghĩa. Đền thờ của ông được đặt ở nhiều tỉnh của nước ta như: Khánh Hòa, Nam Định, Thanh Hóa, Yên Bái, Lai Châu, Vũng Tàu,….
Lăng mộ tại Lạc Dương
Trong thời Tam Quốc, Quang Vũ là một vị tướng tài giỏi và được trọng dụng, cùng với Trương Phi là cánh tay đắc lực của Lưu Bị trong các cuộc chiến đấu với quân thù. Cuộc đời đầy oai hùng và lẫm liệt của Quan Vũ được nhân dân dệt thành một huyền thoại, sau này trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, hình tượng người anh hùng đó càng trở nên đặc sắc qua nghệ thuật kể chuyện hư cấu một cách điêu luyện. Truyện Tam quốc diễn nghĩa kể rằng, Quan Công kéo quân sang đánh Đông Ngô, thua nhiều trận liên tiếp, cuối cùng bị bao vây ở Mạch Thành. Ngô vương Tôn Quyền sai Gia Cát Cẩn (anh của Khổng Minh Gia Cát Lượng) đến dụ hàng, nhưng bị Quan Công cự tuyệt. Nửa đêm, Quan Công dẫn vài trăm tàn quân rút khỏi thành, chạy đến hẻm núi ở Quyết Thạch, bị quân Ngô phục kích bắt được. Sau cùng, do ông không chịu khuất phục nên bị Tôn Quyền giết chết. Lưu Bị rất tức giận vì điều đó liền chuẩn bị quân đi đánh Tôn Quyền để trả thù. Vì muốn quay mũi tấn công khỏi phía mình nên Tôn Quyền đem thủ cấp của Quang Vũ đến dâng tặng Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo lại là người rất trọng Quang Vũ, chẳng những không đem đi bêu rếu mà còn tạc tượng gỗ gắn đầu Quang Vũ vào và trọng táng với những nghi thức dành cho một chư hầu ở phía nam thành, thể hiện sự nể trọng của Tào Tháo dành cho vị tướng tài Quang Vũ, đồng thời chĩa mũi nhọn của Lưu Bị về lại phía Tôn Quyền. Truyện còn kể rằng, Tôn Quyền mở tiệc chiêu đãi và trọng thưởng cho Lã Mông vì có công phục bắt được Quan Vũ, trong bữa tiệc ông đã trở về và vật chết Lã Mông khiến bọn Tôn Quyền vô cùng khiếp sợ. Cùng với đó, có nhiều câu chuyện mô tả việc ông hiện lên đòi trả mạng chết oan khi gặp lại đồng hương là sư Phổ Tĩnh. Sư Phổ Tĩnh lựa lời khuyên giải, ông mới ra đi.
Tượng Quan Công ngồi đọc sách |
Hình tượng Quan Công được người dân trọng tin thờ phụng |
Lăng mộ tại Lạc Dương
Lăng mộ của Quân Công được gọi là Quan Lâm (đặt theo tên thị trấn Quan Lâm) được xây dựng theo lối kiến trúc “tam phối hợp nhất” với sự kết hợp của trủng (mộ), miếu (điện thờ), lâm (rừng) toàn bộ diện tích khoảng 70ha, thoáng đãng và yên tĩnh như một khu vườn. Bao bọc lấy đại điện là một khu rừng bách trăm năm tuổi với những cành già uốn lượn tạo nên nhiều hình thù kỳ lạ. Đặc biệt nhất là một cây bách uốn tự nhiên hình đầu rồng, được nhân dân gọi là “long thủ bách”. Con đường lát đá nằm giữa những hàng cây cùng hai hàng lan can được chạm trổ hình lân tinh xảo gây ấn tượng mạnh mẽ về thế oai hùng của một không gian điện thờ. Trước khu điện thờ luôn nghi ngút khói hương và hàng trăm dĩa thức ăn, trái cây được nhân dân hàng ngày đến cúng bái. Tại chính điện sâu bên trong là điện thờ với bức tượng Quang Công uy nghi, đội mũ và mặc trang phục của một vị đại thần, hai tay cầm chiếc hốt chắp vào giữa. Trên tường, có những tranh vẽ Quan Công trong những tư thế khác nhau. Đặc biệt, có một bức tượng ba ông gồm Quan Công mặc giáp phục ngồi giữa hổ trướng, tay vuốt râu, tay kia cầm Kinh Xuân Thu (một trong Ngũ Kinh), sau lưng hai bên có Quan Bình đứng bên trái giữ ấn, Châu Thương đứng bên phải giữ thanh long đao trông thật là đẹp. Mộ của Quan Công tại Quang Lâm – Lạc Dương chỉ chôn cái đầu xưa kia Tôn Quyền đem dâng Tào Tháo, còn phần thân được chôn ở Đương Dương - tỉnh Hồ Bắc. Trong khi đó, ở huyện Giải - tỉnh Sơn Tây cũng có mộ táng phần hồn cho ông, còn ở Thành Đô - Tứ Xuyên có mộ táng áo mũ của ông. Dường như, mỗi thứ liên quan đến vị thánh nhân này đều được tôn thờ, ngay cả con ngựa Xích Thố và thanh long đao đều trở nên linh thiêng đến lạ thường.
Bức tranh "Quan Công ba ông" với hình Quan Công ngồi giữa tay vuốt râu, sau lưng là Quan Bình giữ ấm, Châu Thương cầm đao Thanh Long (phải) |
Theo: tourtrungquoc
No comments:
Post a Comment