CHUYÊN TÂM TRÍ CHÍ
專心致志
Một ngày nọ, khi ông đang dạy đệ tử những kỹ thuật chơi cờ quan trọng, đệ tử A lắng nghe ông chỉ bảo một cách chăm chủ và thấu hiểu hoàn toàn. Còn đệ tử B có vẻ đang nghe giảng nhưng lại để tâm ở nơi khác.
Đệ tử B nhìn ra ngoài cửa sổ. Anh ta thấy một con thiên nga bơi trong hồ và phấn khích vì mình có cung và tên trong tay, nếu anh bắn con thiên nga thì sẽ có bữa tối ngon lành.
Sau đó anh ta nhận ra tất cả chỉ là tưởng tượng vì anh ta vẫn còn ở trong lớp học. Anh ta cảm thấy chán nản vì vẫn phải ngồi ở đây. Anh lắng nghe thầy giảng bài được một ít rồi lại bị cuốn theo một con thiên nga khác ngoài cửa sổ. Và hình ảnh bữa tối thiên nga ngon lành quay trở lại tâm trí anh.
Mặc dù đệ tử B được học như đệ tử A, nhưng anh ta không tập trung vào bài giảng của thầy giáo và để tâm trí bị chi phối bởi những điều khác. Anh ta vẫn chán nản cho đến khi bài giảng kết thúc.
Dịch Thu nhận thấy đệ tử B không tập trung. Ông yêu cầu hai đệ tử chơi một ván.
Đệ tử A sử dụng kỹ thuật đã được học từ thầy giáo và anh chơi rất tốt, trong khi đó đệ tử B chật vật phòng thủ và thua ván cờ.
Dịch Thu nói với họ : “ Nếu một người không chuyên tâm trí chí thì anh ta không học được gì cả”
Câu chuyện trên dựa vào một đoạn trong cuốn Mạnh Tử, và cụm từ “chuyên tâm trí chí”, có nghĩa là tập trung toàn tâm trí, trở thành một thành ngữ.
Ghi chú
Mạnh tử (372-289 Trước công nguyên), còn gọi là Mạnh Kha, là nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người đệ tử nổi tiếng nhất của Khổng Tử. Triết học của ông chủ yếu tập trung vào bản tính thiện lương của con người.
从前有一个下棋能手名叫弈,他的棋艺非常高超,因此很多人都称他为弈秋。
弈秋有两个学生,一起跟他学习下棋,其中一个学生非常专心集中精力跟老师学习,只专心听弈秋的。另一个也在听,但心里却想着有天鹅将要从天上飞过,想拿着弓箭去射天鹅.虽然两人在一起学习下棋,第二个人却不如第一个学得好.难道是他的智力不如第一个人吗?回答:不是这样的
孟子曰:“无或乎王之不智也,虽有天下易生之物也,一日暴之,十日寒之。未有能生者也。吾见亦罕矣,吾退而寒之者至矣。吾如有萌焉何哉!今夫弈之为数,小数也;不专心致志,则不得也。弈秋,通国之善弈者也。使弈秋诲二人弈,其一人专心致志,惟弈秋之为听。一人虽听之,一心以为有鸿鹄将至,思援弓缴而射之,虽与之俱学,弗若之矣。为是其智弗若与?曰:非然也。”——《孟子·告子上》
(百度百科)