Tuesday, July 4, 2017

BAN MÔN LỘNG PHỦ 班門弄斧

Chữ Ban là chỉ Lỗ Ban, một thợ mộc bậc thầy nổi tiếng thời cổ Trung Quốc. Ý câu thành ngữ này là chỉ người khoe khoang nghề mộc trước cửa nhà Lỗ Ban, cũng tức là nói múa rìu qua mắt thợ.


Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Hát và thơ của Vương Thị Bá Trọng".
Tương truyền, khi thi hào Lý Bạch đáp thuyền du ngoạn trên sông Thái Thạch, thấy vầng trăng ngả bóng trên mặt nược bèn cúi người xuống vớt, nhưng chẳng may bị ngã xuống sông chết đuối. Về sau, vách đá bên bờ sông đã trở thành nơi kỷ niệm Lý Bạch. Tại đây có khá nhiều thắng cảnh như mộ Lý Bạch, lầu Trích Tiên, đình Tróc Nguyện v v.
Một hôm, khi nhà thơ Mai Chi Hoán (梅之煥) triều nhà Đường đến viếng mộ Lý Bạch, thấy trên vách đá bên mộ chi chít những bài thơ rởm bèn cầm bút viết lại một bài thơ:

采石江边一堆土,
李白之名高千古.
来来往往一首诗,
鲁班门前弄大斧.

Thái Thạch giang biên nhất đôi thổ,
Lý Bạch chi danh cao thiên cổ.
Lai lai vãng vãng nhất thủ thi,
Lỗ Ban môn tiền lộng đại phủ.


Nghĩa là bên sông Thái Thạch có ngôi mộ của danh tài thơ ca Lý Bạch, mặc khách qua đây đề thơ thì có khác nào khoe khoang nghề mộc trước cửa nhà Lỗ Ban.
Về sau, người ta mới rút gọn câu: " Lỗ Ban môn tiền lộng đại phủ" (魯班門前弄大斧) thành "Ban môn lộng phủ" (班門弄斧) tức múa rìu qua mắt thợ.

(Sưu tầm trên mạng)