Nói đến "Phong Thủy" Có lẽ hai từ Phong Thủy đã rất gần gũi với chúng ta, đó là sự dung hòa của thiên nhiên, là nước, gió và đất, là nguồn cội sinh ra sự sống trong cõi trời đất này, để giải thích đầy đủ được hết và hiểu sâu về nguồn gốc Phong Thủy thì phải qua một quá trình tích cóp về kiến thức cũng như những kinh nghiệm mà người đi trước truyền lại...nay em chỉ xin giới thiệu một loại cây mang giá trị Phong Thủy nhưng chắc chắn cái tên này ít được người ta nhắc đến.
Với những vật mang giá trị Phong Thủy, hẵn chúng ta cũng đã rất quyen thuộc với những cái tên của cây cối như Kim Phát Tài, Lộc Vừng... Những vật trang trí như Tỳ Hươu, Ếch ngậm vàng... Những phiến đá vô tri, nhưng mang lại một cái nhìn cuốn hút, khiến người ta cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng.... Hay những loài vật như cá Phát Tài, cá La Hán.... Nhằm mang lại cho gia chủ sự may mắn, sung túc và thịnh vượng, nhưng ít ai biết đến một loại cây mang giá trị Phong Thủy cao, nó mang cả ba yếu tố Thực vật, Động vật và Sa Thạch Đó là cây "Bồ Đề Đá" Mới nhìn vào ta có thể nhầm lẫn đó là một tảng đá, với những cành lá mọc ký sinh, nhưng nhìn kỹ và sờ vào mới biết đó là một thân cây, nó sống được ở cả hai môi trường là đồi núi cao và ở đồng bằng nó cũng sống được. Là một loại cây thân tụ, (nó tụ lại thành một khối), điều đáng nói là nó có thể đa hình dạng và nhiều sắc, làm cho người nhìn đến nó cảm thấy trong tiềm thức của mình cảm thấy thoải mái hơn, trưng nó, người ta cảm giác nó mang lại sinh khí, niềm may mắn.
Loài cây này mọc trên những ngọn núi cao, hay trên những thân cây cao trong những khu rừng già, sở dĩ nói nó là một loại cây Phong Thủy vì nó chịu được ánh nắng nóng gắt trên độ cao gọi là "Dịch Quang", và chịu được những cái lạnh buốt gọi là "Thọ Hàn". Ngoài ra tuy nó là một loại thực vật nhưng hình thù thì không khác gì một tảng đá, với dáng vẻ kỳ lạ.
Bên trong thân nó, những mạch gỗ và mạch nước đan xen nhau tạo thành một khối như bộ não của con người.
Có thể nói là một loại cây nhưng dáng vẻ thì là một tảng đá (Thực Thạch).
Là một loại cây nhưng bên trong lại mang hình dáng của bộ não của động vật (Thực Sanh).
Bồ Đề Đá, một cái tên rất bình dị nhưng chứa đựng cả một cõi trời đất trong nó, Thực vật - Động vật - Sa Thạch. Có lẽ vì sống trên những thân cây, ở những độ cao đó, sống với khí hậu trong lành mà những tinh túy đều được tích tụ trong thân cây. Bởi thế mà có lẽ thiên nhiên đã tạo nên một loài cây với hình thù kỳ lạ và nhiều đặc tính đến thế.
CÂY Ổ KIẾN:
Hydnophytum formicarum Jack, 1823
Họ: Cà phê Rubiaceae
Bộ: Long đởm Gentianales
Bộ: Long đởm Gentianales
Mô tả:
Cây sống bám trên cành cây gỗ cao. Từ một thân hình củ mọc ra nhiều thân thẳng và nhỏ. Thân củ có nhiều lỗ như tổ ong cho kiến ở nên gọi là cây ổ kiến. Lá mọc đối rất dày, nhẵn bóng, mép lá nguyên, hình bầu dục, dài 6 - 10cm, rộng 2,5 - 6cm, có 8 - 10 đôi gân bậc hai. Hoa nhỏ, màu trắng, ở nách lá. Hoa mẫu 4. Bầu 2 ô. Quả hạch thuôn, khi chín màu đỏ, dài 1 - 1,5cm. Mỗi quả có 1 hạt dài 4 - 5mm.
Sinh học: Chưa biết.
Nơi sống và sinh thái: Cây sống phụ sinh trên cành cây gỗ trong rừng như các loài họ Phong lan (Orchidaceae).
Phân bố:
Việt Nam: Gia Lai (An Khê), Bà Rịa - Vũng Tàu (Châu Thành: Bà Rịa), Kiên Giang (đảo Phú Quốc).
Thế giới: Thái Lan, Inđônêxia.
Giá trị:
Thân củ dùng để chữa bệnh gan, vàng da, vàng mắt và đau bụng.
Tình trạng:
Loài hiếm. Cây vốn hiếm gặp, lại bị thu hái làm cây thuốc, nên số lượng ngày càng bị giảm sút. Mức độ đe dọa: Bậc R.
Cây 'nuôi kiến' quái dị ở Việt Nam
Hình thức bên ngoài của loài cây này trông đã kỳ quặc, nhưng phần bên trong mới thật sự là rùng rợn
Đó là một loài cây có tên gọi là cây ổ kiến, bí kỳ nam hoặc kỳ nam kiến, xuất hiện tại các khu rừng ở Tây Nguyên. Loài cây thường này sống bám trên các cây thân gỗ lớn, có thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi, thoạt nhìn trông như một khối u dị dạng xuất hiện trên thân cây chủ.
Bổ dọc “khối u” đó ra, những người “dị ứng” với côn trùng hẳn sẽ phải bổ ngửa với cảnh tượng hàng vạn con kiến và ấu trùng kiến bò lúc nhúc trong những đường hấm uốn lượn chằng chịt. Cây ổ kiến này thực sự là một tổ kiến theo đúng nghĩa đen của nó.
Đây chính là một hình thức cộng sinh ít gặp gữa thực vật và côn trùng để tồn tại trong thiên nhiên. Trong mối quan hệ, cây cung cấp một “pháo đài” trú ẩn và nước cho kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây, cũng như bảo vệ cây trước sự đe doạ của những vị khách không mời.
Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp về loài cây ổ kiến lạ lùng:
Cây ổ kiến sống bám trên các cây thân gỗ lớn, có thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi, thoạt nhìn trông như một khối u dị dạng xuất hiện trên thân cây chủ.
Nhìn kĩ bề mặt khối u, có thể thấy các cửa hang, là lối ra vào tổ của các chú kiến.
Bổ dọc thân cây, những đường hầm xuất hiện chằng chịt với hàng vạn con kiến và ấu trùng.
Đây là mối quan hệ cộng sinh được hình thành sau quá trình tiến hoá lâu dài trong giới tự nhiên.
Trong mối quan hệ này, cây là nơi trú ẩn an toàn cho kiến, trong khi kiến tha mùn, thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây và bảo vệ cây trước sự xâm nhập của các loại côn trùng có hại.
Từ khi còn non, cây ổ kiến đã có phần thân phình to. Tuy nhiên, lúc này chúng chưa “bắt tay” với loài kiến mà chỉ sống nhờ dưỡng chất trên cây chủ.
Khi lớn lên, nguôn dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, trong thân cây dân dần kình thành các lổ hang, đồng thời tiết ra những chất quyến rũ loài kiến đến làm tổ. Cuộc cộng sinh giữa kiến và cây bắt đầu từ lúc đó.
Từ nhiều thế hệ, đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã dùng cây ổ kiến như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Do số lượng ngày càng ít, hiện nay cây ổ kiến đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.
Trên phương diện quốc tế, đây là một loài cây được giới sưu tầm cây cảnh ưa chuộng vì dáng vẻ kỳ lạ của mình.
Theo: Đất Việt