Vậy nên, con người sẽ thay đổi để thích nghi vào mỗi thời điểm nhất định trong cuộc sống. 60 tuổi được người đời đặt tên là “tuổi xế chiều”, “tuổi hoàng hôn”, phũ phàng hơn một chút thì gọi là “tuổi già”. Ở tuổi này, người ta thường sẽ có nhiều thời gian để chiêm nghiệm và suy nghĩ về những việc đã qua cũng như phần đời còn lại.
Dưới đây là chia sẻ của một ông lão 70 tuổi về 4 bí mật người cao tuổi nên biết để tránh tình trạng quạnh hiu lúc xế chiều.
(Ảnh: Shutterstock)
Ông lão chia sẻ: “Nếu bạn nói quá nhiều, bạn sẽ thất bại.”
Khi một người có chuyện vui, họ sẽ muốn chia sẻ niềm vui của mình với những người khác. Đây là một chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, nếu một người ở độ tuổi 60 trở lên không thể kiểm soát bản thân khi gặp chuyện rất vui, người ấy đi khắp nơi kể lể, hoặc thậm chí khoe khoang về bản thân, như vậy người đó sẽ bị đánh giá là thất lễ và thiếu sự chín chắn. Đồng thời khi nói quá nhiều, họ dễ dàng bị lỡ lời, hoặc có thể xúc phạm đến người khác.
Nếu một người ở tuổi 60 không giữ được một phong thái điềm tĩnh, nội liễm, thì sẽ dễ đánh mất đi bạn bè xung quanh. Và việc người ấy bị trở thành cô độc là điều không thể tránh khỏi. Do đó, “chỉ vui thôi đừng vui quá” chính là điều mà chúng ta phải ghi nhớ để tránh bị mọi người xa lánh khi về già.
(Ảnh: Shutterstock)
Khi con người đến tuổi 60, họ phải học cách “kiềm chế cơn giận”. Người xưa có câu nói: “Nộ tòng tâm đầu khởi, ác hướng đảm biên sinh”. Tức là khi một người quá tức giận, thì chuyện gì họ cũng đều dám làm. Khi một người cao tuổi không biết cách “kềm chế cơn giận” thì những gì họ biểu hiện ra bên ngoài sẽ là trạng thái rất xấu xí.
Đồng thời, khi họ tức giận thì một loạt các từ ngữ và hành động cực đoan cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể và tinh thần của họ, và thậm chí có thể gây ra một số căn bệnh nhất định. Nổi nóng sẽ làm tổn thương cơ thể, nhưng một khi đã cảm thấy khó chịu thì bạn vẫn sẽ giận dữ và không thể kiềm chế lại được. Trong thực tế, mỗi khi tức giận, bản thân bạn đã tự gây ra những tổn thương vô cùng lớn và không thể phục hồi cho cơ thể mà không hề hay biết.
Một khi chúng ta bị sự tức giận của mình chi phối, thì dễ dàng xúc phạm đến người khác. Bạn sẽ dễ đưa ra những quyết định không sáng suốt, đánh mất tình cảm của bạn bè và người thân xung quanh. Khi mọi người rời bỏ chúng ta, thì lúc nằm trên giường bệnh chính là lúc chúng ta sẽ cảm nhận được sự thê lương cô độc không người thăm hỏi.
Do đó, cách tốt nhất để được an nhiên bình thản chính là hãy biết cách kiểm soát cơn tức giận của mình. Một người không bị cơn nóng giận chi phối là một người biết suy nghĩ trước sau, tâm bình khí hòa, chính là một người “đại trí”.
(Ảnh: Shutterstock)
Thứ ba, không bi thương quá độ
Khi con người đến tuổi 60, họ không chỉ phải học cách trở nên khiêm cung, bình tĩnh, học cách kiểm soát cơn tức giận – mà còn phải học cách bình tĩnh khi đối mặt với nỗi buồn và bi thương do những mất mát mang đến.
Khi một người phải đối mặt với sinh ly tử biệt sẽ khiến họ vô cùng buồn bã. Đặc biệt là khi tuổi già đến, cha mẹ, người thân và bạn bè xung quanh họ đều có thể rời bỏ họ mà đi trước. Chúng ta biết rằng “không có bữa tiệc nào là không tàn” – sinh, lão, bệnh, tử chính là quy luật tự nhiên bất biến mà không ai có thể thay đổi. Hãy học cách sử dụng sự bình tĩnh để đối mặt với bi thương. Đừng để những nỗi buồn này hủy hoại thể chất và tinh thần của chúng ta.
Khi con người đến tuổi 60, họ không chỉ phải học cách trở nên khiêm cung, bình tĩnh, học cách kiểm soát cơn tức giận – mà còn phải học cách bình tĩnh khi đối mặt với nỗi buồn và bi thương do những mất mát mang đến.
Khi một người phải đối mặt với sinh ly tử biệt sẽ khiến họ vô cùng buồn bã. Đặc biệt là khi tuổi già đến, cha mẹ, người thân và bạn bè xung quanh họ đều có thể rời bỏ họ mà đi trước. Chúng ta biết rằng “không có bữa tiệc nào là không tàn” – sinh, lão, bệnh, tử chính là quy luật tự nhiên bất biến mà không ai có thể thay đổi. Hãy học cách sử dụng sự bình tĩnh để đối mặt với bi thương. Đừng để những nỗi buồn này hủy hoại thể chất và tinh thần của chúng ta.
(Ảnh: Shutterstock)
Thứ tư, đừng để dục vọng quá mạnh mẽ
Chúng ta đều hy vọng có thể sống hạnh phúc, nhưng trong dòng chảy của cuộc đời đôi khi chúng ta bị xô lệch đi mà không hề hay biết. Sẽ có lúc ta tưởng rằng hạnh phúc chính là phải có nhiều tiền, vật chất đầy đủ, đôi khi vì tiền mà đấu tranh kịch liệt, sống trong những toan tính và những dục vọng mạnh mẽ. Khi con người có quá nhiều ham muốn, họ sẽ khổ sở vì những dục vọng của bản thân và không bao giờ cảm thấy đủ.
Cổ nhân có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì mồi”. Khi chúng ta đến tuổi 60, nếu vẫn còn bị ám ảnh bởi danh tiếng, sự giàu có và những xung đột vật chất, thì phần còn lại của cuộc đời chúng ta sẽ rất vô vị. Ở tuổi này, chúng ta cần biết cách bình tĩnh, giảm bớt những ham muốn, đơn giản hóa cuộc sống và cố gắng làm cho phần còn lại của cuộc đời chúng ta bình yên tĩnh lặng như nước mùa thu. Hãy nhớ rằng: “Dục vọng càng mạnh thì càng dễ mất mát”, chúng ta mới có thể tránh được cảnh thê lương của tuổi già.
Chúng ta đều hy vọng có thể sống hạnh phúc, nhưng trong dòng chảy của cuộc đời đôi khi chúng ta bị xô lệch đi mà không hề hay biết. Sẽ có lúc ta tưởng rằng hạnh phúc chính là phải có nhiều tiền, vật chất đầy đủ, đôi khi vì tiền mà đấu tranh kịch liệt, sống trong những toan tính và những dục vọng mạnh mẽ. Khi con người có quá nhiều ham muốn, họ sẽ khổ sở vì những dục vọng của bản thân và không bao giờ cảm thấy đủ.
Cổ nhân có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì mồi”. Khi chúng ta đến tuổi 60, nếu vẫn còn bị ám ảnh bởi danh tiếng, sự giàu có và những xung đột vật chất, thì phần còn lại của cuộc đời chúng ta sẽ rất vô vị. Ở tuổi này, chúng ta cần biết cách bình tĩnh, giảm bớt những ham muốn, đơn giản hóa cuộc sống và cố gắng làm cho phần còn lại của cuộc đời chúng ta bình yên tĩnh lặng như nước mùa thu. Hãy nhớ rằng: “Dục vọng càng mạnh thì càng dễ mất mát”, chúng ta mới có thể tránh được cảnh thê lương của tuổi già.
(Ảnh: Pixabay)
Những kinh nghiệm được đúc kết này rất có ý nghĩa đối với mỗi người chúng ta. Người ngoài 60 tuổi họ đã sống hơn nửa thế kỷ. Ở tuổi này, họ biết cách chăm sóc sức khỏe tốt, nghĩ về tương lai của chính mình và tìm cách làm cho mình hạnh phúc và thanh thản cho đến cuối đời. Trải qua nhiều thăng thầm đời người, nhiều tâm của họ đã lắng xuống. Nếu trong lòng có một vết thương, thì đến bây giờ sẹo cũng đã liền. Chuyện quá khứ như đá mòn trong nước, như gió thổi mây bay, có lẽ đều đã xem nhẹ. Vật chất, dục vọng chỉ làm nặng gánh, những mưu cầu vô nghĩa, ham muốn mạnh mẽ, hãy để sang một bên. Bởi vì, bỏ xuống hết những gánh nặng này là sự bảo đảm tốt nhất để chúng ta được bình yên khi về già.
Minh Nguyệt/Trithucvn
No comments:
Post a Comment