Nếu các bạn một lần đặt chân đến hà giang vào dip Cuối thu, đầu đông các bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng hoa tam giác mạch nở tràn trên mảnh đất địa đầu Hà Giang một loài hoa mang trong mình một sự tích một huyền thoại về nó mà không phải ai cũng được biết đến, hoa tam giác mạch tô điểm cho những phiến đá tai mèo một sắc hồng phơn phớt ấm áp, như mời gọi những kẻ lữ hành tới chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp say lòng người. Người ta bảo tam giác mạch là đặc sản riêng của vùng đất cực bắc Tổ quốc, bởi hàng năm, cứ khi se se lạnh, những đợt gió mùa đầu tiên bắt đầu thổi về, loài hoa nhỏ bé này lại đồng loạt nở ngập tràn trên các thửa ruộng nơi cao nguyên đá.
Dọc theo quốc lộ 4C, lạc bước vào các bản làng, hoa nấp mình trong các kẽ đá ở Lũng Cú, Đồng Văn, hoa bạt ngàn mênh mông Hoàng Su Phì, Xín Mần, hoa thẹn thùng e ấp bên những căn nhà trình tường đơn sơ ở Sủng Là, Phó Bảng,…
Tam giác mạch – loài hoa có cái tên kỳ lạ gắn với một sự tích cũng lạ kỳ không kém. Rừng hoa nhỏ bé với những cái lá xanh non này khi tạo quả đã cứu đói cho cả làng khi mùa cũ đã qua, vụ mới còn chưa tới. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là cái tên “tam giác mạch” ra đời. Người Mông còn gọi tam giác mạch là “chez”. Sau mùa lúa nương thu hoạch, người dân ở đây bắt đầu gieo hạt tam giác mạch, đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 thì bắt đầu thu hoạch. Thân tam giác mạch khi còn non có thể dùng để luộc ăn như rau. Kết quả và thành hạt, khi thu hoạch có thể xay tam giác mạch thành bột làm lương thực, hoặc nấu với ngô tạo nên một thứ rượu có hương vị thật đặc biệt.
Sự Tích Hoa Tam Giác Mạch
Có lẽ các bạn đang đọc bài viết này nhiều người cũng đã từng một lần đặt chân đến mảnh đất hà giang địa đầu của tổ quốc, nơi đây với những cung đường hiểm trở những cùng khung cảnh núi non hùng vĩ không chỉ vậy ở nơi đó có một loài hoa mang ten tam giác mạch nó mang trong mình một truyền thuyết mà không phải ai trong các bạn cũng biết, dưới đây tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về sự tích của loài hoa nhỏ nhắn nhưng xinh đẹp vô cùng.
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn. Khi ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua,nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng. Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi,và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã ngủ yên không lóc óc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”.
Tam giác mạch – loài hoa khiến nhiều du khách bất ngờ
Tam giác mạch là loại cây lương thực được đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc trồng và thu hoạch hàng năm. Loài hoa này có cánh li ti, khi chưa nở chụm lại thành hình chóp nón.
Đặc trưng của cao nguyên đá
Những bông hoa tam giác mạch phủ hồng xã Phố Là, Hà Giang. Ảnh: Tùng Dương.
Những năm gần đây, dọc cung đường từ chân dốc Bắc Sum ngược lên Quản Bạ, qua Yên Minh đến Đồng Văn, Mèo Vạc, tam giác mạch được trồng bạt ngàn trên các cánh đồng và cả sườn núi chênh vênh. Những bông hoa li ti ẩn mình bên những kẽ đá tạo ra khung cảnh nên thơ.
Nhờ vậy, cứ đến khoảng giữa tháng 10 sang tháng 11 mỗi năm, cộng đồng yêu du lịch lại lên kế hoạch đi “săn” loài hoa này. Hà Giang luôn là điểm dừng chân được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, Cao Bằng hay Lào Cai cũng là những điểm đến thu hút du khách mỗi mùa hoa tam giác mạch về.
Hạt để ngâm rượu
Hạt tam giác mạch sau khi thu hoạch. Ảnh: Tùng Dương.
Diện tích trồng hoa tăng lên từ ngày tam giác mạch trở thành “cơn sốt” với cộng đồng du lịch. Mỗi vụ hoa tam giác mạch chỉ kéo dài khoảng hai tháng nên bà con dân tộc ở Hà Giang đã tận dụng hạt tam giác mạch để chế biến thêm nhiều sản phẩm khác.
Hoa tam giác mạch có nhiều màu khác nhau như trắng, tím, đỏ; cho hạt ba cạnh. Sau khi thu hoạch, hạt được thường dùng để làm ngâm rượu. Rượu tam giác mạch khi uống vào sẽ gắt nhưng ngọt nhẹ và thơm ở cuối.
Chế biến thành món ăn
Bánh tam giác mạch. Ảnh: Má Lúm.
Hạt tam giác mạch còn được xay nhỏ thành bột mịn rồi nhào cùng nước cho đến khi dẻo. Sau đó, bột này được cho vào khuôn, hấp chín trên bếp lửa thành những chiếc bánh thơm ngon.
Giá mỗi chiếc bánh từ 15.000 đồng. Là món dân dã nhưng bánh tam giác mạch có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Du khách có thể thưởng thức ngay tại các phiên chợ hay mua về làm quà cho người thân.
Thân cây hoa tam giác mạch khi còn non được tận dụng làm món luộc, ăn như rau trong bữa cơm hàng ngày của người đồng bào. Rau ăn có vị ngai ngái.
Thuốc chữa bệnh
Người đồng bào vùng cao cho rằng, nếu ăn tam giác mạch thường xuyên sẽ làm sáng mắt và thính tai. Người ta cũng dùng lá và thân để chế thành một số loại thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày, táo bón, đường máu…
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment