Khi phải đứng trước ngã ba đường, chúng ta cần dũng cảm chọn lựa. (Ảnh: OutNow)
Liệu đã bao giờ bạn tự hỏi: “Cuộc sống hiện tại có thực sự là điều mình mong muốn?” Liệu có giây phút nào, trong tâm trí bạn chợt nhớ về những ký ức từ nhiều năm trước, khi bạn của tuổi trẻ vẫn đang sục sôi những hoài bão thanh xuân?
Là do năm tháng, hay do chính bản thân chúng ta đã tự vùi lấp những ước mơ của đời mình để lựa chọn “an phận” trên con đường bình lặng? Câu chuyện dưới đây sẽ mang tới cho bạn rất nhiều điều suy ngẫm…
Chuyện của thầy giáo tốt nghiệp đại học Thanh Hoa
Đêm 30 năm ấy, thầy Vương có nói với tôi một câu: “Tôi không nghỉ Tết nữa, tiếp tục đi dạy luôn”. Khi ấy, tôi thầm nghĩ, ông thầy này có vấn đề gì hay sao?
Tôi và thầy Vương quen nhau cũng đã nhiều năm. Ban đầu, tôi chỉ biết thầy ấy tốt nghiệp đại học Thanh Hoa và đang viết một cuốn sách. Người biên tập sách của thầy vừa khéo cũng là bạn tôi.
Lúc đó, tôi chỉ cảm thấy hơi kỳ lạ. Một người tốt nghiệp từ ngôi trường danh giá như đại học Thanh Hoa đáng ra phải thuận lợi tìm được công việc lương cao, rồi từng bước thăng quan tiến chức.
Vậy mà thầy lại đi viết sách, cặm cụi đi lên từ hai bàn tay trắng với cây bút văn chương của mình. Tôi thật chẳng hiểu thầy nghĩ gì.
Có một dạo, tôi đăng ký mua rất nhiều chương trình học của thầy, cũng có cơ hội trò chuyện với thầy nhiều hơn. Khi cả hai đã thân thiết với nhau, tôi mới hiểu mọi chuyện vốn không đơn giản như mình nghĩ.
Thầy Vương từng là một học trò nghèo. Năm xưa, dù đã thi đậu Thanh Hoa, nhưng thầy vẫn luôn cảm thấy mình yếu kém.
Vì vậy, thầy đã quyết định dành ra nửa năm tự nghiên cứu phương pháp học tập, cuối cùng trở thành sinh viên đứng top đầu trong ngôi trường danh giá bậc nhất ấy.
Sau khi tốt nghiệp đại học, thầy Vương đi làm cho một xí nghiệp quốc doanh. Nhưng suốt khoảng thời gian ấy, tận sâu trong thâm tâm thầy cảm nhận rõ đó hoàn toàn không phải là công việc mình mong muốn. Không lâu sau, thầy xin nghỉ việc.
Một dạo nọ, thầy chuyển sang làm kinh doanh. Nhưng công việc ấy cũng không đem lại cho thầy cảm giác phù hợp. Và thế là, thầy lại từ bỏ mức lương đã lên đến cả trăm triệu để tự mình lập nghiệp.
Đây là lần thứ ba thầy Vương bắt đầu gây dựng sự nghiệp của đời mình. Thu nhập cụ thể ở mức nào, tôi cũng không rõ, chỉ biết rằng những con số mà thỉnh thoảng thầy vô tình nhắc tới vẫn làm cho tôi không khỏi hâm mộ.
Có lần, tôi trêu thầy Vương, hỏi thầy vì sao học cái gì cũng nhanh, cũng giỏi như thế, có phải thầy giấu bí quyết gì đó hay không? Nhưng đáp án tôi nhận được sau đó lại khiến tôi suy nghĩ mãi không thôi.
Thầy Vương nói: “Tôi chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó chính là giúp cho mọi người cùng học tập, cùng phát triển. Vì điều ấy, tôi có thể làm việc cả năm không ngừng nghỉ, chăm chỉ cố gắng, không ngừng nghiên cứu phương pháp, không ngừng đổi mới…”
Lại nhớ đêm giao thừa năm nay, thầy từng nói sẽ không nghỉ Tết mà làm việc luôn, vậy ra những lời này đều là thật. Có thể bạn sẽ cảm thấy, làm việc liều mạng cả năm như thầy Vương vừa tốn công, vừa tốn sức, vừa phí hoài tuổi trẻ, thực chẳng có ý nghĩa gì, hơn nữa chẳng ai ép thầy làm vậy.
Thế nhưng, nếu một ngày bạn nhận ra bản thân khao khát làm điều gì đó, muốn tạo nên một thành tựu gì đó, mà vẫn thích ngày ngày tan tầm được ngồi xem tivi, Tết đến thảnh thơi uống trà, liệu có được chăng?
Đêm 30 năm ấy, thầy Vương có nói với tôi một câu: “Tôi không nghỉ Tết nữa, tiếp tục đi dạy luôn”. Khi ấy, tôi thầm nghĩ, ông thầy này có vấn đề gì hay sao?
Tôi và thầy Vương quen nhau cũng đã nhiều năm. Ban đầu, tôi chỉ biết thầy ấy tốt nghiệp đại học Thanh Hoa và đang viết một cuốn sách. Người biên tập sách của thầy vừa khéo cũng là bạn tôi.
Lúc đó, tôi chỉ cảm thấy hơi kỳ lạ. Một người tốt nghiệp từ ngôi trường danh giá như đại học Thanh Hoa đáng ra phải thuận lợi tìm được công việc lương cao, rồi từng bước thăng quan tiến chức.
Vậy mà thầy lại đi viết sách, cặm cụi đi lên từ hai bàn tay trắng với cây bút văn chương của mình. Tôi thật chẳng hiểu thầy nghĩ gì.
Có một dạo, tôi đăng ký mua rất nhiều chương trình học của thầy, cũng có cơ hội trò chuyện với thầy nhiều hơn. Khi cả hai đã thân thiết với nhau, tôi mới hiểu mọi chuyện vốn không đơn giản như mình nghĩ.
Thầy Vương từng là một học trò nghèo. Năm xưa, dù đã thi đậu Thanh Hoa, nhưng thầy vẫn luôn cảm thấy mình yếu kém.
Vì vậy, thầy đã quyết định dành ra nửa năm tự nghiên cứu phương pháp học tập, cuối cùng trở thành sinh viên đứng top đầu trong ngôi trường danh giá bậc nhất ấy.
Sau khi tốt nghiệp đại học, thầy Vương đi làm cho một xí nghiệp quốc doanh. Nhưng suốt khoảng thời gian ấy, tận sâu trong thâm tâm thầy cảm nhận rõ đó hoàn toàn không phải là công việc mình mong muốn. Không lâu sau, thầy xin nghỉ việc.
Một dạo nọ, thầy chuyển sang làm kinh doanh. Nhưng công việc ấy cũng không đem lại cho thầy cảm giác phù hợp. Và thế là, thầy lại từ bỏ mức lương đã lên đến cả trăm triệu để tự mình lập nghiệp.
Đây là lần thứ ba thầy Vương bắt đầu gây dựng sự nghiệp của đời mình. Thu nhập cụ thể ở mức nào, tôi cũng không rõ, chỉ biết rằng những con số mà thỉnh thoảng thầy vô tình nhắc tới vẫn làm cho tôi không khỏi hâm mộ.
Có lần, tôi trêu thầy Vương, hỏi thầy vì sao học cái gì cũng nhanh, cũng giỏi như thế, có phải thầy giấu bí quyết gì đó hay không? Nhưng đáp án tôi nhận được sau đó lại khiến tôi suy nghĩ mãi không thôi.
Thầy Vương nói: “Tôi chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó chính là giúp cho mọi người cùng học tập, cùng phát triển. Vì điều ấy, tôi có thể làm việc cả năm không ngừng nghỉ, chăm chỉ cố gắng, không ngừng nghiên cứu phương pháp, không ngừng đổi mới…”
Lại nhớ đêm giao thừa năm nay, thầy từng nói sẽ không nghỉ Tết mà làm việc luôn, vậy ra những lời này đều là thật. Có thể bạn sẽ cảm thấy, làm việc liều mạng cả năm như thầy Vương vừa tốn công, vừa tốn sức, vừa phí hoài tuổi trẻ, thực chẳng có ý nghĩa gì, hơn nữa chẳng ai ép thầy làm vậy.
Thế nhưng, nếu một ngày bạn nhận ra bản thân khao khát làm điều gì đó, muốn tạo nên một thành tựu gì đó, mà vẫn thích ngày ngày tan tầm được ngồi xem tivi, Tết đến thảnh thơi uống trà, liệu có được chăng?
Nếu một ngày bạn nhận ra bản thân khao khát làm điều gì đó, thì đừng do dự. (Ảnh: Pinterest)
Người phụ nữ sẵn sàng từ bỏ cương vị cao để tự lập nghiệp
Tôi có quen một người chị từng làm Phó Giám đốc của một xí nghiệp quốc doanh, hiện đã từ chức để tự tay lập nghiệp bằng nghề sản xuất tương mè. Em gái chị, vừa hay cũng đang là đồng nghiệp của tôi.
Khi mới quen, tôi cũng cảm thấy chị là một người kỳ lạ. Vào năm 29 tuổi, chị đã đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc của một công ty lớn, vì cớ gì lại bỏ công việc mình đã nỗ lực cả chục năm để về làm tương mè?
Có lần, chị từng tâm sự với tôi: “Chị làm ở xí nghiệp nhà nước mười mấy năm. Đến một ngày, bỗng nhiên bản thân cảm thấy muốn đi nhìn ngắm thế giới bên ngoài một chút.
Vậy mà giờ chị đã 40 rồi. Ở cái tuổi này, mọi người đều nghĩ chị nên tiếp tục an tâm công tác, chờ đến ngày ‘công thành danh toại’ là ổn.
Nhưng không ai hiểu được rằng, chị cũng có những nỗi khổ và bất an riêng. Tất cả mọi thứ thuộc về công việc ấy đều đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Chẳng lẽ chị cứ phải lặp đi lặp lại những tháng ngày ấy tới năm 55 tuổi để nghỉ hưu hay sao?”
Đến đây, chị lại nói: “Em cũng biết đấy, để hạ quyết tâm từ bỏ một công việc như thế là điều khó đến nhường nào. Bất kể người thân hay bạn bè đều khuyên chị hãy suy nghĩ thật kỹ, chỉ có chồng chị là ủng hộ. Đến bây giờ, tiền lãi hàng tháng từ việc sản xuất tương mè cũng thu về không tệ, chị cảm thấy rất thỏa mãn”.
Khi kể chuyện này với tôi, điều làm tôi cảm nhận rõ ở người chị ấy chính là ánh mắt vui sướng và sự hài lòng không giấu đi đâu được.
Tôi vẫn thường nghĩ, ánh mắt sáng ngời nhiệt huyết như thế chỉ hiện hữu ở những người trẻ mang độ tuổi đôi mươi. Nhưng tiếc thay, thứ ánh sáng ấy rồi lại sẽ bị năm tháng dập tắt.
Không phải tất cả mọi người đều có đủ dũng khí và cơ hội để một lần nữa chọn lại con đường cuộc đời như người chị 40 tuổi trong câu chuyện của tôi.
Không phải tất cả chúng ta đều sẵn sàng từ bỏ một cuộc đời ổn định để lần nữa trở về vạch xuất phát trước sự phản đối của tất cả mọi người, chỉ vì bản thân ôm một giấc mơ mà ai cũng cho là “ngớ ngẩn”.
Tôi lại tự hỏi, ước mơ là gì? Bản thân tôi cũng không biết định nghĩa sao cho đúng. Nhưng với mọi người, hầu hết ước mơ thường bắt đầu vào năm 20 tuổi, ra đi vào năm 30 tuổi, càng không nói gì đến độ tuổi 40.
Ngày hôm ấy, trên con đường về nhà, tôi nói với chồng mình:
“Chị ấy thật đáng nể phục. Không phải ai cũng có thể dũng cảm như vậy để làm điều mình mong muốn. Hơn nữa, chị ấy còn dũng cảm từ bỏ một công việc tốt…”
Tôi cảm thấy, mình nên cảm ơn người chị ấy. Vì đã lâu lắm rồi, tôi chưa từng gặp một người có thể nói lên ước mơ của mình với ánh mắt rạng ngời đến vậy, bao gồm cả chính tôi.
Lại nhớ, năm 20 tuổi, tôi thường hay nói với người khác về những dự định của bản thân mình, luôn cảm thấy mình có rất nhiều kế hoạch phải thực hiện.
Nhưng những năm tháng sau này, tôi ngày càng ít nói về mong muốn của bản thân. Vì tôi phát hiện, có nhiều chuyện nói thì dễ, nhưng để làm được thì quả là rất khó. Ước mơ cũng vậy. Rất nhiều lúc, ước mơ dường như chỉ có thể nói mà thôi.
Liệu năm 30 tuổi, bạn có giống như tôi, đều biết bản thân muốn làm điều gì, nhưng lại cứ đợi mãi năm này qua năm khác. Kết quả, mỗi ngày trôi qua đều trở thành “ngày hôm qua”.
Đến khi người khác đã thực hiện ước mơ của họ, bạn liệu có thầm ghen tỵ và nghĩ rằng, năm đó mình cũng vậy, chẳng qua không làm mà thôi. Đã không làm, thì đến điều đáng để nuối tiếc, cũng chẳng có!
Tôi từng đọc được vài câu trích trên mạng thế này:“Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi mà là người không có lấy một ước mơ.” và “Hầu hết mọi người đều từng ước mơ, nhưng cuối cùng, họ lại lựa chọn một cuộc sống an nhàn”.
Câu trích ấy khiến tôi cảm thấy, dường như đa số chúng ta trong cuộc sống này đều bị thất bại trước một chữ – “Chờ”.
Theo: Tinh Hoa