Thursday, May 27, 2021

ĐỜI NGƯỜI SAO CÓ THỂ NHIỀU NHƯ Ý

Trong chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu có một đôi câu đối như sau : ” Nhân sinh nã năng đa như ý, vạn sự chỉ cầu bán xứng tâm. ” ( Đời người sao có thể nhiều như ý, vạn sự chỉ cầu một nửa xứng lòng ). Đôi câu đối này ngôn ngữ mộc mạc trực tiếp, trái lại hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc.


Lý Mật Am, bậc thạc học hồng nho cuối Minh đầu Thanh có viết bài thơ ” Bán bán ca ” ( Bài ca một nửa ) :

” Khán phá phù sinh quá bán
Bán tự thọ dụng vô biên
Bán trung tuế nguyệt tận u nhàn
Bán lý càn khôn khoan triển…”

看破浮生過半,
半字受用無邊.
半中歲月盡幽閒,
半里乾坤寬展.

( Nhìn thấu phù trần quá nửa
Chữ “bán” thọ dụng vô biên
Năm tháng trong “bán” tận du nhàn
Càn khôn trong “bán” khoan triển…)

Toàn bài thơ xuất hiện hơn 40 chữ “bán”, câu câu về lý, như đồng với “một nửa xứng lòng”, phụng khuyến thế nhân sống thong dong, đại độ, khoát đạt.

Lâm Ngữ Đường hết sức thưởng thức Lý Mật Am đã dùng cây bút tài hoa từ “Bán bán ca” miêu tả thái độ sống tự nhiên thư thích, tùy ngộ nhi an, tri túc thường lạc, cho rằng đây là ” Lý tưởng sống kiện toàn nhất mà người Trung Quốc phát hiện “.


Thời vãn Thanh, “Đệ nhất trung hưng danh thần” Tăng Quốc Phiên có thể nói am hiểu sâu sắc đạo lý này. Cách ngôn ông ấy thường tụng là ” Thịnh thế thường tác suy thời tưởng, thượng trường đương niệm hạ trường thời. ” ( Thời thịnh thường nghĩ về thời suy, lúc làm quan nên nghĩ lúc bãi quan ), ” Hữu phúc bất khả hưởng tận, hữu thế bất khả sử tận. ” ( Có phúc không thể hưởng hết, có thế không thể dùng hết ), ” Trị sinh bất cầu phú, độc thư bất cầu quan, tu đức bất cầu báo, vi văn bất cầu truyền. ” ( Lo đời sống không cầu giàu, đọc sách không cầu làm quan, tu đức không cầu phúc báo, làm văn không cầu truyền. ), cảnh giới thường cầu là ” Hoa vị toàn khai, nguyệt vị viên. ” ( Hoa chưa nở hết, trăng chưa tròn ), đặt tên cho thư phòng của mình là ” Cầu Khuyết Trai “, ý răn ngừa sự dư dật đầy tràn, tự xét biết đủ.

Ông ấy sau khi bình định Thái Bình Thiên Quốc, lúc địa vị quan chức lên đến cực đỉnh, công huân hiển hách, kiên quyết tự cắt giảm Tương quân , công lao thành thì thoái lui. Đã bảo toàn được chính mình, lại tiêu trừ được lo lắng của triều đình, cuối cùng lại nắm vững được chức “Tổng đốc Lưỡng giang” rất có thực quyền. Lúc 55 tuổi, ông ấy dâng sớ thỉnh cầu giải trừ tất cả chức vụ, xóa bỏ tước vị, xin được về hưu; trong sự khen chê lẫn lộn, chìm nổi nơi biển quan trường, ông ấy đã thành tựu tên tuổi lừng lẫy thiên cổ cho chính mình.


Trong cuộc sống hiện thực, người người đều hy vọng vạn sự như ý, kỳ thực đây bất quá chỉ là lời chúc phúc tốt đẹp của người ta, mà người phàm việc chỉ cầu “một nửa xứng lòng”, thường dễ cầu được hạnh phúc và vui vẻ. Nếu sự sự đều cầu hoàn mỹ, đều muốn cầu xứng tâm như ý, thế thì chỉ có thể khiến cho chính mình rơi vào trong thống khổ và không làm sao được.

Phàm sự chỉ cầu một nửa xứng lòng, vì trời xanh sẽ không để tất cả hạnh phúc và vui vẻ đều tập trung nơi thân một người.

Dương Dịch nói : ” Có được ái tình vị tất có được tiền bạc, có được tiền bạc vị tất có thể có được vui vẻ, có được vui vẻ lại vị tất có thể hưởng thụ được sức khỏe, dù có sức khỏe, cũng vị tất tất cả hoàn toàn mãn nguyện. ”

Những lời nói này chính là sự tổng kết và khái quát đối với ” một nửa xứng lòng “, chứa đầy triết lý nhân sinh.

Đạo của chữ “bán”,ngụ ý sâu xa, khiến người ta phải suy nghĩ, nghiền ngẫm kỹ càng.


Rượu một nửa ngọt ngon, hoa nở vừa chúm chím. “Bán” tức là thích độ ( vừa phải, đúng mức ), thích độ là đẹp. Người trí ngộ chữ “bán”, tăng thêm trí tuệ, người ngu bắt chước theo, càng thêm mùi vị.

Phàm sự chỉ cầu “một nửa xứng lòng”, nhất là người già đã đến những năm cuối đời càng nên xem nhẹ những việc lặt vặt, nhãn giới xa rộng, tâm bình khí hòa truy cầu cuộc sống “một nửa xứng lòng” . Vì truy cầu cuộc sống “một nửa xứng lòng” không phải là không biết làm sao cả và tiêu cực mà là một loại trí tuệ và khoát đạt.

Biên dịch : Tùng Văn
Theo: Triethocdoisong

No comments: