Tiềm năng của xe hơi chạy điện ngày nay trở nên cao hơn bao giờ hết. Cùng ôn lại lịch sử xe điện để biết được rằng chúng đã từng có những thời khắc thăng trầm như thế nào cho đến khi Tesla hay Faraday Future tuyên bố tương lai giao thông là xe điện gần đây.
Các hãng ô tô truyền thống bao gồm General Motors, Volkswagen, Daimler AG và các nhiều khác đều đang đầu tư rất mạnh tay vào xe hơi chạy điện. Và Tesla thì tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh xe hơi chạy điện.
Tuy nhiên, xe hơi chạy điện không phải là một ý tưởng mới. Chúng đã được người Mỹ phát triển từ rất lâu và có lịch sử khá hoành tráng. Thậm chí đã có thời xe hơi chạy điện trở thành một loại xe phổ biến trên xứ cờ hoa.
Thời hoàng kim đầu tiên của xe hơi chạy điện là thời điểm cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900.
Bức ảnh chụp Thomas Edison với chiếc xe hơi chạy điện vào năm 1913.
Năm 1899 và 1900, xe hơi chạy điện bán chạy hơn tất cả các loại ô tô khác. 28% trong tổng số 4.192 xe ô tô được sản xuất tại Mỹ vào năm 1900 là xe hơi chạy điện. Và tổng giá trị của những chiếc xe điện được bán ra trong năm đó bằng tổng giá trị của tất cả những chiếc xe hơi chạy xăng và động cơ hơi nước cộng lại.
Thậm chí, những năm 1900 xe hơi chạy điện còn vượt trội hơn so với xe chạy xăng và hơi nước.
Xe hơi chạy điện mang thương hiệu Wood của Nữ hoàng Victoria năm 1906.
Xe hơi chạy điện không bốc mùi, không ồn, không xóc như xe chạy xăng và hơi nước. Xe chạy điện cũng dễ vận hành hơn so với hai loại xe kia. Xe chạy xăng cần phải khởi động rất vất vả bằng cách quay cần khởi động và các lái xe cần phải đổi số khi lái.
Xe hơi nước không cần phải đổi số nhưng mất rất nhiều thời gian để khởi động trong những buổi sáng trời lạnh và khoảng cách chạy cũng ngắn hơn so với xe điện.
Năm 1935 xe điện không còn phổ biến nữa.
Các hãng sản xuất xe hơi chạy điện dành được nhiều thành công vào những năm 1920, nhưng sản lượng của xe điện đạt đỉnh điểm vào năm 1912.
Thời điểm này, động cơ đốt trong của Henry Ford được sản xuất đại trà khiến xe chạy xăng rẻ hơn đáng kể so với xe điện. Ví dụ, vào năm 1912, một chiếc mui trần chạy điện có giá 1.750 USD trong khi một chiếc xe chạy xăng có giá chỉ 650 USD.
Xe chạy xăng cũng đã được cải tiến rất nhiều trong đó có hệ thống khởi động bằng điện giúp người dùng vận hành dễ dàng hơn. Đến năm 1935, xe điện đã trở nên thưa thớt.
Mãi tới những năm 1960 và 1970 người dùng mới trở lại quan tâm tới xe hơi chạy điện.
Giống như hiện tại, những lo ngại về môi trường khiến việc phát triển công nghệ xe hơi chạy điện được quan tâm trở lại. Năm 1970, Đạo luật Không khí Sạch được ban hành, yêu cầu các bang tại Mỹ kiểm soát không khí và đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định trước thời hạn.
Lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC vào năm 1973 làm giá xăng dầu tăng vọt cũng khiến xe điện được quan tâm.
Năm 1976, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Nghiên cứu, Phát triển và Thử nghiệm xe hơi sử dụng nhiên liệu lai và điện, ủy quyền cho Bộ Năng lượng hỗ trợ nghiên cứu và phát triển xe hơi chạy điện cũng như xe hơi sử dụng điện và xăng.
Có hai công ty sản xuất xe hơi chạy điện nổi lên trong những năm 1970.
Công ty đầu tiên có tên Sebring-Vanguard với mẫu xe nổi tiếng "CitiCars". Với hơn 2.000 chiếc được sản xuất, CitiCars trở thành mẫu xe điện được sản xuất nhiều nhất tại Mỹ. Kỷ lục này được phá vào năm 2011 bởi Tesla Roadster.
Tốc độ tối đa của CitiCars là 70 km/h trong khi tốc độ hành trình trung bình là 60 km/h. Khoảng cách chạy được trong mỗi lần sạc đầy của xe là từ 80 tới 100 km. Xe chỉ có chỗ ngồi cho hai người, một lái và một hành khách.
Công ty còn lại có tên là Elcar Corporation.
Một trong những mẫu xe đầu tiên của Elcar.
Xe của Elcar có tốc độ tối đa 70 km/h và có thể chạy tối đa 100 km mỗi lần sạc đầy. Mức giá của nó vào khoảng 4.000 tới 4.500 USD.
Xe điện đầu tiên của BMW xuất hiện vào năm 1972.
Dù vậy, xe điện không chỉ là một hiện tượng tại Mỹ. Các hãng sản xuất ô tô trên toàn thế giới cũng đã đầu tư nhiều hơn vào công nghệ này. BMW thậm chí còn trình làng mẫu xe điện đầu tiên của hãng tại Thế vận hội mùa hè năm 1972.
Mẫu xe BMW 1602 E được phát triển vào năm 1972 và được trưng bày tại Thế vận hội mùa hè năm đó.
12 pin axit chì cung cấp năng lượng cho động cơ 42 mã lực trên 1602 E. Nó có thể đạt tốc độ tối đa 100 kmh và có thể chạy 60 km mỗi lần sạc đầy.
Mặc dù ban tổ chức Olympic đã sử dụng 1602 E trong Thế vận hội ở Munich nhưng chiếc xe này không được thương mại hóa.
Rất nhiều xe hơi chạy điện ra mắt vào năm 1970 nhưng không nhiều xe được bán ra.
Nguyên mẫu xe điện RT1 ở Seattle, Washington trong những năm 1970.
Những hạn chế về phạm vi, tốc độ và thiết kế khiến xe chạy điện khó phổ biến và ít được chú ý vào những năm 1980.
Các quy định về khí thải một lần nữa giúp xe điện trở lại vào những năm 1990.
Công nhân tại một nhà máy General Motors lắp động cơ vào điện vào chiếc xe mới trong năm 1996.
Đạo luật Không khí Sạch sửa đổi năm 1990 và Đạo luật Chính sách Năng lượng năm 1992 một lần nữa giúp xe chạy điện trở lại.
Ban Tài nguyên Không khí California cũng thông qua một quy định mới yêu cầu các hãng sản xuất xe hơi đưa xuất một chiếc xe không có khí thải vào thị trường xe hơi tại bang này.
Một trong những chiếc xe điện phổ biến nhất trong thời kỳ này là General Motors EV 1.
General Motors EV 1
Mặc dù người dùng phản ứng rất tích cực về EV 1 nhưng GM không thu được lợi nhuận từ mẫu xe này. Khi hết thời hạn cho thuê, GM quyết định thu hồi toàn bộ xe và phá hủy hầu hết chúng, chỉ giữ lại khoảng 40 chiếc để tặng cho các bảo tàng và viện nghiên cứu.
Sự thành công của Toyota Prius cũng khiến nhiều người quan tâm tới xe hơi tiết kiệm nhiên liệu.
Ban đầu Toyota Prius được sản xuất và bán tại Nhật vào năm 1997 nhưng sau đó năm 2000 nó được phân phối toàn cầu. Prius là chiếc xe sử dụng nhiên liệu điện kết hợp xăng (hybrid) đầu tiên được sản xuất đại trà và nó nhanh chóng trở thành một mẫu xe mang tính biểu tượng.
Trong năm đầu tiên được bán ra trên toàn cầu, Prius đạt doanh số 50.000 chiếc. Tính tới tháng 7/2015, Toyota bán được 8 triệu xe hybrid trong số đó có 5 triệu chiếc Prius.
Năm 2006, thông tin về kế hoạch ra mắt chiếc xe điện có thể chạy 320 km mỗi lần sạc của Tesla đã giúp nâng cao hình ảnh của xe chạy điện.
Khách hàng ngắm xe chạy điện Tesla Roadster của Tesla Motors tại triển lãm Paris Auto Show tháng 10 năm 2008.
Tới năm 2011, Tesla đã tung ra mẫu Roadster. Tuy đi được tới 386 km mỗi lần sạc nhưng mức giá của nó lên tới hơn 100.000 USD.
Năm 2010, Nissan bắt đầu bán mẫu xe chạy điện Leaf tại Mỹ.
Leaf chỉ có thể chạy 160 km nên mức giá của nó chỉ 30.000 USD.
Hiện Leaf đang là chiếc xe chạy điện có thể chạy trên cao tốc bán chạy nhất trên thế giới. Tính tới tháng 12/2015, Nissan đã bán được hơn 200.000 chiếc Leaf trên toàn thế giới, 88.000 chiếc tại Mỹ.
Sắp tới Tesla có kế hoạch tung ra mẫu xe điện dành cho mọi người đầu tiên của hãng. Mẫu xe này mang tên Model 3 và có thể được ra mắt vào năm 2017.
Hiện Tesla chỉ tập trung vào các mẫu xe điện cao câp nhưng hãng này dự kiến tung ra mẫu xe điện giá rẻ vào năm 2017. Model 3 có thể chạy 320 km và có giá khoảng 35.000 USD.
Đáp lại Tesla, các hãng sản xuất ô tô truyền thống như GM và Volkswagen cũng tăng cường đầu tư vào xe hơi chạy điện.
Trong vài năm tới, chúng ta sẽ thấy một số xe hơi chạy điện mang thương hiệu của các hãng sản xuất xe hơi truyền thống.
Một hãng khởi nghiệp trong lĩnh vực xe hơi chạy điện có tên Faraday Future cũng muốn thách thức Tesla bằng một mẫu xe điện có thể chạy khoảng cách xa hơn sau mỗi lần sạc.
Thông tin chi tiết về mẫu xe vẫn chưa được công bố nhưng theo Faraday Future chiếc xe sẽ được bán ra vào năm 2020. Theo Nick Sampson, trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển của Faraday Future, pin trên xe của hãng này sẽ lớn hơn so với pin trên xe Tesla. Điều này có nghĩa là xe của Faraday Future có thể chạy được khoảng cách trên 386 km.
Tham khảo BI
Theo: Trí Thức Trẻ
Link tham khảo:
https://www.caranddriver.com/features/g15378765/worth-the-watt-a-brief-history-of-the-electric-car-1830-to-present/