Có rất ít thành phố ngầm trên thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng đá muối. Nhưng có một công trình huyền diệu đã được tạo nên bên trong mỏ muối Wieliczka của Ba Lan, nơi rất gần thành phố Kraków.
Thành phố ngầm huyền diệu được cách hoàn toàn từ đá muối. (Ảnh từ GetYourGuide)
Hiện tại đây là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng và được xem như là địa điểm của sự thờ phụng, thậm chí là nơi tổ chức tiệc cưới.Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá thành phố ngầm là một bộ sưu tập hấp dẫn về các bức phù điêu nghệ thuật. Gần như 100% mọi thứ bên trong mỏ Wieliczka đều được làm từ các khối muối khổng lồ.
Theo các ghi chép cho thấy hoạt động khai thác muối đã chấm dứt vào năm 1996, nhưng trong nhiều thế kỷ trước đó Wieliczka là một trong những điểm trọng yếu bên trong nền kinh tế của khu vực.
Bên trong mỏ. (Ảnh: Dino Quinzani CC BY-SA 2.0)
Thực tế chỉ ra rằng vào thời kỳ trung cổ muối đã được công nhận là một nguồn tài nguyên quý giá, nhờ vào các đặc tính bảo quản tuyệt vời của nó. Chính vì vậy hoạt động khai thác muối ngày càng gia tăng theo cấp số nhân. Vào thời điểm đó người ta xem các mỏ muối như Wieliczka có giá trị tương đương với vàng.
Thậm chí là ở châu Âu vào thời kỳ phục hưng, dường như không có bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào có thể sinh ra khoản lợi nhuận khủng như việc khai thác mỏ muối này.
Mỏ muối Wieliczka. (Ảnh minh họa từ Willem Hondius)
Chính vì thế những người trong hoàng gia thường xuyên đến khảo sát khu vực mỏ muối. Nơi luôn có sự hiện diện của những người thợ mỏ dành nhiều ngày đêm để đào bới các hành động mới, nhằm thu về sản lượng muối như yêu cầu.
Nhưng trong suốt quá trình đó họ cũng tìm kiếm cho mình một sự thoải mái trong công việc vất vả. Từ đây câu chuyện về lối sống xa hoa của những người thợ mỏ cũng được thêu dệt.
Nhà nguyện ngầm Saint Kinga, Mỏ muối Wieliczka, Ba Lan.
Câu chuyện bắt đầu từ thế kỷ 13, khi những người thợ mỏ trang hoàn các hang động khai thác muối. Việc làm đó đã mang đến một hơi thở của cuộc sống ở nơi mà họ có nghĩa vụ phải dành tất cả những giờ nắng trong ngày, để làm công việc khai thác mỏ muối giá trị.
Thật khó có thể tưởng tượng sự bao la của công trình khi mọi người nói rằng mỏ muối Wieliczka ngày nay có tổng cộng 2.000 phòng và bạn phải mất khoảng 2 tháng để đi xung quanh một trong số những căn phòng này.
Phòng Michalowice ngầm, Mỏ muối Wieliczka, Ba Lan.
Toàn bộ khu mỏ được phân chia thành 9 cấp độ và ở lớp sau cùng của nó, địa điểm đạt độ sâu khoảng 304 mét dưới lòng đất tối tăm.
Trong nhiều thế kỷ qua, những người thợ mỏ đã biến một số căn phòng thành các nhà nguyện và tôn tạo chúng bằng nhiều hình tượng của nhà thờ.
Máy gỗ để kéo xe mìn, Mỏ muối Wieliczka, Ba Lan.
Khi này bàn thờ thánh được nâng lên cao, nơi người lao động có thể cầu nguyện và kết nối với Thiên Chúa trên thiên đàng, mặc dù bỏ mối nằm rất sâu bên trong lòng trái đất của chúng ta.
Đây là lý do mà địa điểm còn có tên gọi là Nhà thờ muối ngầm của Ba Lan và ngày nay nó đã trở thành một di tích lịch sử quốc gia được UNESCO công nhận, bảo vệ.
Bên trong mỏ.
Bên trong công trình đó, khu vực nổi tiếng nhất chắc chắn là Nhà nguyện thánh Kinga. Đây là ngôi nhà nguyện tuyệt vời nhất trong tất cả các nhà nguyện.
Nép mình ở độ cao khoảng 100 mét bên dưới lòng đất, nhà thờ St.Kinga là một trong những cấu trúc nhà thờ ngầm lớn nhất hành tinh.
Vì vậy mọi người cũng thường gọi nó là “viên ngọc vương miện” của mỏ muối Wieliczka.
Một trong những hồ trong mỏ. (Ảnh: Daniel.zolopa CC BY-SA 3.0)
Giống như tên gọi của mình, nhà thờ này tôn thờ thánh Kinga, một vị thánh bảo trợ cho tất cả những người thợ mỏ khai thác muối. Theo đó các di tích còn sót lại của thánh bà được đặt để an nghỉ tại đây.
Được biết công trình thánh Kinga có mối gắn kết chặt chẽ với công chúa Kinga đến từ Hungary vào thế kỷ 13, người mà sau này đã trở thành một cô dâu Ba Lan. Bởi công chúa đã kết hôn với Hoàng Tử Ba Lan Bolesław The Pious trẻ tuổi.
Saint Kinga, được khắc từ muối đá. (Ảnh: Bill Tyne CC BY-SA 2.0)
Truyền thuyết kể rằng người con dâu xinh đẹp đã đưa muối từ Hungary đến Ba Lan giống như một phần của hồi môn của mình.
Trước đó công chúa đã ném chiếc nhẫn đính hôn vào trong hầm mỏ ở thành phố Máramaros, sau đó cô đã đi đến thành phố Krakow cùng với một nhóm thợ mỏ.
Một giỏ hàng tại mỏ muối Wieliczka, Ba Lan.
Trước khi đi đến đây công chúa Kinga yêu cầu các thợ mỏ bắt đầu đào bới. Họ đã làm theo mệnh lệnh và đột nhiên những người thợ đã vấp phải một thứ gì đó vô cùng chắc chắn.
Hóa ra đó là một khối muối và bên trong nó chứa đựng chiếc nhẫn của công chúa Kinga.
Kể từ đây công chúa đã trở thành vị thánh bảo hộ cho sự an toàn mỏ muối và cả nhiệm vụ thăm dò của người thợ mỏ bên trong lòng đất đầy hiểm nguy.
Nhà thờ Saint Kinga miêu tả khi một thợ mỏ tìm thấy chiếc nhẫn của mình. (Ảnh: BélaBéla CC BY-SA 3.0)
Chính vì lẽ đó mà nhân vật Kinga giữ một vị trí đặc biệt bên trong nhà nguyện Wieliczka thánh Kinga, một công trình được những bức phù điêu nổi bật trong kinh thánh bao phủ hoàn toàn.
Tại đây thánh Kinga được đặt ở giữa bàn thờ trên cao của nhà nguyện. Khu vực này được ông Tomasz Markowski điêu khắc. Ông là một trong ba người đàn ông đảm nhận các công việc bên trong khu vực thiêng liêng của hầm mỏ.
Ngoài ra bên cạnh hình ảnh của Thánh Kinga còn có những bức tranh khắc họa thánh Joseph và thánh Clement.
Saint Kinga của bàn thờ Ba Lan ở Wieliczka. (Ảnh: Noaśka CC BY-SA 3.0 pl)
Một điểm nổi bật khác chính là chiếc đèn chùm lộng lẫy được làm bằng tinh thể muối treo trên trần nhà của căn phòng. Nó đã khiến cho không gian nội thất bên trong trở nên ấm cúng vô cùng.
Để hoàn thành ngôi nhà nguyện Thánh Kinga, những người thợ mỏ đã lao động vất vả trong nhiều thập kỷ. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19 người ta vẫn tìm thấy một phần của mỏ muối vẫn còn hoạt động.
Nhà nguyện Saint John ở Mỏ muối Wieliczka, Ba Lan.
Phần lớn đồ đạc của nhà nguyện được ông Antoni Wyrodek tạo tác. Trong đó các bức phù điêu của ông chủ yếu được lấy cảm hứng từ kinh Tân Ước. Ông cũng được tác phẩm Last Supper của họa sĩ Leonardo Da Vinci truyền cảm hứng sáng tác. Vì vậy ông đã tạo nên một phiên bản của riêng mình bằng đá muối bên trong căn phòng.
Hiện tại khi đến thăm nhà nguyện thánh Kinga bạn sẽ được ngắm nhìn một số phong cảnh đẹp mê hồn của các nghệ sĩ khác, bao gồm cảnh Chúa giáng sinh.
Bên trong thánh địa có 4 loại muối khác nhau được sử dụng để mô tả cây thánh giá. Đây là biểu tượng của các mỏ muối lớn ở Wieliczka, Bochnia, Sieroszowice và Kłodawa – Ba Lan.
Nhà nguyện trong sảnh chính của Mỏ Muối Wieliczka.
Vào năm 1999 một tác phẩm điêu khắc của Đức giáo hoàng Pope John Paul cũng được thêm vào trong nhà nguyện. Ông được tôn thờ như là Đức giáo hoàng duy nhất trong lịch sử Giáo hoàng có nguồn gốc là người Ba Lan.
Theo truyền thống thánh lễ thường được tổ chức vào Chủ nhật hàng tuần tại nhà nguyện thánh Kinga. Bên cạnh đó, khu vực còn được sử dụng để thực hiện các nghi thức đám cưới cho mọi người.
Mỏ muối Wieliczka, Kraków, Ba Lan.
Ngoài các nhà nguyện độc đáo này còn có rất nhiều căn phòng khác tại mỏ muối Wieliczka mang một sức sống tràn đầy cho đến ngày hôm nay.
Điển hình như khu vực khoang nước muối là nơi được xem như các cơ sở y tế. Đây là thứ có thể giúp mọi người chống lại căn bệnh dị ứng mãn tính nguy hiểm.
Một số căn phòng khác được các nghệ sĩ đương đại sử dụng để trưng bày tác phẩm nghệ thuật của họ. Bên trong khu vực còn có các quán bar, nhà hàng, phòng hội nghị.
Và mặc dù không có sự xuất hiện của bất kỳ người thợ mỏ nào xung quanh khu vực, nhưng cuộc sống bên trong thành phố ngầm của mỏ muối Wieliczka vẫn rất thịnh vượng.
Tú Văn, theo thevintagenews
Link tham khảo: