Có một số người thường thích nguyền rủa hay nói xấu sau lưng người khác mà không biết rằng, việc nói ra những lời xấu khi đã trở thành thói quen rồi thì những lời nói ấy sẽ trở thành hạt giống của tâm hồn và sớm muộn gì chúng cũng đem lại vận rủi.
1. Sức mạnh của tâm niệm
Khi mọi người nói chuyện thì sẽ sản sinh ra sóng âm và khi chúng ta nói những điều khó nghe, những điều không may mắn, thì thường sẽ nghe người ta nói: “Cái miệng ăn mắm ăn muối”. Bởi vì khi năng lượng của sóng âm đó phát ra thì sẽ hấp dẫn những sự việc có “cùng tần số” với nó theo đến (Chu dịch đồng khí tương cầu). Đây chính là lý do vì sao “cái miệng ăn mắm ăn muối” lại đặc biệt linh nghiệm.
Nhất là những lời nói căm phẫn và oán hận, chúng đều chứa đựng năng lượng rất lớn mạnh, sóng âm của những lời nói đó có khả năng xuyên thấu, hậu quả nó gây ra không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta đã từng nghe qua, một số người vì nhất thời nóng giận, nói ra những lời lẽ nặng nề, làm phát sinh hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Ví dụ như khi hai vợ chồng cãi nhau, người vợ mắng người chồng: “Anh chết đi”, kết quả người chồng chết thật. Người chồng nói với người vợ: “Có bản lĩnh thì đừng có trở về nhà nữa”, kết quả là người vợ, vì một việc gì đó ngoài ý muốn xảy ra, mà không trở về nhà nữa.
Có lẽ sẽ có người thắc mắc: “Tôi chỉ là nói vậy thôi, chứ không phải là thật lòng nghĩ thế, thế thì có ảnh hưởng gì không?”. Như vậy thì cũng tương đương với bác sĩ chẩn đoán nhầm bệnh cho bệnh nhân, bảo bệnh nhân bị ung thư, chúng ta thử ngẫm xem người bệnh sẽ ra sao?
Trong cuộc sống chúng ta thường hay nghe thấy những câu chuyện như vậy. Có một người đã cao tuổi, bởi vì thấy khó chịu ở ngực, ho khan, mặc dù đã uống thuốc mà không thấy cải biến mấy, liền đi bệnh viện kiểm tra, kết quả chẩn đoán là có một u ác tính đang phát triển rất nhanh trong người, bác sĩ nói chỉ có thể kéo dài sự sống được một, hai tháng nữa.
Người bệnh sau khi nghe bác sĩ chẩn đoán như vậy, cảm thấy suy sụp ngay lập tức, sức khỏe bắt đầu chuyển biến xấu đi, không ngừng ho khan, thể trọng nhanh chóng giảm sút. Ngày hôm sau, không ngờ bệnh viện nói rằng bị nhầm lẫn báo cáo xét nghiệm, rằng người đó không bị ung thư! Sau khi biết được sự thật, người bệnh lập tức ra khỏi giường, thoải mái vận động, không chờ đến mấy ngày mà xuất viện luôn.
2. Tại sao nói lời ác lại làm hại chính mình?
Nhà tư tưởng Mỹ Ralph Waldo Emerson đã từng nói: “Sử dụng những lời lẽ như ‘dao giải phẫu’, nó sẽ khiến bạn đổ máu.” Điều này cho thấy rằng ngôn ngữ là có sinh mệnh. Nó có đủ năng lực tạo ra và làm tổn thương, đặc biệt là những câu nói thường lặp đi lặp lại của chúng ta, một ngày ít nhất cũng nói trên trăm câu, năng lượng của chúng sẽ ảnh hưởng một cách vô thức đến cảm xúc, tâm thái và vận mệnh của bản thân.
Cho nên, chúng ta khi nói bất luận là nói gì trong lòng đều cần phải có thiện ý, dùng từ dùng chữ cũng đừng quá nặng nề. Ví dụ, nếu như có người xúc phạm đối phương, chúng ta có thể dùng những từ kiểu có ý như “tiếc nuối” thay cho những từ “tức giận” hoặc “căm phẫn”, ngẫm xem lúc chúng ta đổi bằng hai từ “xin lỗi”, thì chúng ta còn có thể nổi giận đùng đùng được nữa không?
Có đạo là: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Ngôn ngữ nhìn như đơn giản, nhưng ảnh hưởng lại rất sâu xa. Mỗi người chúng ta đều là pháp sư, có thể dùng ngôn ngữ để nhục mạ người khác mà cũng có thể dùng chú ngữ (câu thần chú) để trợ giúp người khác.
Điều quan trọng hơn là, mỗi lời chú ngữ của một người cuối cùng lại quay trở lại chính bản thân mình, bởi vì chính người nói mới là trung tâm phát ra sóng dao động của chú ngữ, chẳng phải thế sao?
Mỗi một chú ngữ giống như một hạt giống, bên trong mỗi hạt giống chúng ta không thể nào nhìn thấy được một cây xanh, nhưng chỉ cần gieo hạt giống đó xuống đất và tưới nước cho nó, hạt sẽ tự nhiên hấp thụ những thứ bản thân nó cần để phát triển khỏe mạnh.3. Tại sao con người cần phải thường xuyên phát thiện tâm?
Vạn sự vạn vật trên thế giới đều có từ trường và năng lượng, bất kể là đá, gỗ, cái bàn, bạn và tôi, kể cả con mắt của chúng ta, lỗ tai, cái mũi, v.v…, đều là có từ trường.
Hơn nữa, vật lý học hiện đại còn có một phát hiện vĩ đại nhất, “vật chất chính là năng lượng”. Những lời này ý nói với chúng ta rằng, “vật chất chỉ là một dạng hình thức của năng lượng”.
Nói cách khác: Thân thể người thoạt nhìn thì là do vật chất ở dạng thể rắn cấu thành, mà vật chất thể rắn này có thể phân giải thành phân tử và nguyên tử. Nhưng căn cứ vào vật lý học lượng tử, bên trong mỗi nguyên tử đều có 99,9999% là khoảng trống. Khi phóng điện có tốc độ như tia chớp xuyên qua những khoảng trống này của các tầng nguyên tử, người ta đã phát hiện ra những chùm năng lượng rung động. Những năng lượng này cũng không phải tùy tiện, tùy ý rung động mà chúng rung động được kỳ thực là vì có mang theo tín tức, toàn bộ trường tín tức sẽ đem tín tức truyền đến vũ trụ lượng tử, tạo nên thế giới vật chất, nơi mà chúng ta thực sự nhìn thấy bản chất và sự thật của hiện tượng.
Những điều mà cặp mắt thịt của chúng ta nhìn thấy cũng không phải là tồn tại chân thực, những điều mà cặp mắt thịt này không nhìn thấy được mới là tồn tại chân thực.
Nói rõ hơn một chút, chúng ta nhìn thấy một cái nhà, vách tường, thân thể đều không phải là chân thật, chúng chỉ là năng lượng thuần túy. Bởi vì tốc độ chuyển động của điện tử vô cùng nhanh, đến nỗi cặp mắt thịt của chúng ta nhìn không ra, nên cho rằng chúng là thực thể.
Nhà khoa học từng nói rằng, “Chúng ta luôn cho rằng vật chất là đồ vật, nhưng hiện tại nó không phải là đồ vật, mà hiện tại, vật chất so với đồ vật mà nói càng giống là ý niệm hơn”.Ý niệm, đúng vậy, vật chất là đến từ ý niệm, là đến từ tư tưởng của chúng ta. Nếu như không phải là trước đây có ý niệm về máy bay thì khoa học kỹ thuật không cách nào sáng tạo ra được máy bay, nếu như không phải là trước đây có ý niệm ghi cuốn sách này thì cuốn sách này cũng không thể hiện ra trước mắt bạn được.
Nếu như phân tích một bức tranh, chúng ta sẽ phát hiện nó là do vải vẽ tranh và một chút sơn màu tạo thành, nhưng một bức họa sở dĩ có thể trở thành một bức tranh xinh đẹp, cũng không phải vì đến từ vật chất do vải vẽ tranh hay một chút sơn màu tổng hợp thành, nó là đến từ ý niệm của người vẽ tranh. Nếu như không có ý nghĩ đó, thì cũng không thể có bức tranh kia.
Theo NTDTV
Biên dịch: Mai Trà