Rất rõ ràng là phong cách viết của bài thơ này của Lý Bạch cũng rất giống phong cách bài thơ “Hoàng Hạc Lâu" (黃鶴樓), đó cũng tính là bày tỏ sự kính trọng của Lý Bạch đối với Thôi Hiệu.
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch thơ (Tản Đà)
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Khi còn nhỏ, đọc qua bài thơ này của Thôi Hiệu, tôi cảm thấy nhớ nhà. Việc giải nghĩa bài thơ thì các triều đại cũng rất coi trọng bài thơ này, hiển nhiên sự đặc sắc của văn chương trong bài thơ này thì khỏi phải nói, và cũng đã có nhiều cách giải thích xác đáng, nên tôi xin phép không nhắc lại ở đây. Tôi tình cờ đọc lại bài thơ này gần đây, nhưng tôi có một nhận thức hoàn toàn khác với ngày xưa. Các thời kỳ lịch sử xưa đều có rất nhiều bài thơ nói về nỗi nhớ nhà, vậy tại sao bài thơ này lại được đặc biệt coi trọng như thế?
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Tương truyền vào thời viễn cổ có vị Tiên đã thả cho Hoàng Hạc bay đi (Theo "Tề hài chí”) ; Phí Văn Vĩ tu thành Tiên đã cưỡi hạc đi (Theo “Thái bình hoàn vũ ký” dẫn nguồn “Đồ kinh").
Bài thơ dựa vào nguồn gốc tên lầu, nên mượn truyền thuyết mà hạ bút viết. Trên thực tế, đây là chìa khóa của bài thơ. Việc Tiên nhân cưỡi hạc là hư cấu trong mắt người thường, nhưng nó lại rất bình thường trong tu luyện. Bạn phải biết rằng, bối cảnh của bài thơ này được viết vào thời nhà Đường, đó là thời tín Thần kính Thần và phong khí tu luyện rất đậm nét. Vài câu của Thôi Hiệu thực sự thể hiện niềm tin vào tu luyện và sự ngưỡng mộ của ông đối với những người đã tu thành đắc Đạo.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Hữu tình hữu cảnh, hữu thanh hữu sắc, nhưng nó có thực sự diễn tả được nỗi nhớ nhà không? Có, tuy nhiên "quê hương" này không phải là quê hương ở nhân gian. Quê hương là không gian cao tầng nơi nguyên lai của con người, đấy là ngôi nhà thực sự.
Tác giả muốn trở về nguồn gốc thực sự nên hàm xúc biểu đạt xuất ra, và câu Tiên nhân cưỡi hạc là có liên quan với nhau. Chính vì có yếu tố tu luyện, mà ông mượn nỗi nhớ nhà để biểu đạt sự khao khát được trở về cội nguồn thực sự của con người, do đó có sức sống rất mạnh mẽ, lưu truyền thiên cổ.
Lý Bạch từng đến Hoàng Hạc Lâu, thế là ông cũng muốn làm thơ, nhưng sau khi đọc bài thơ của Thôi Hiệu, ông đã từ bỏ ý nghĩ làm, và nhận ra rằng: "Trước mặt có cảnh đẹp mà không diễn tả được, vì đã có bài thơ của Thôi Hiệu ở trên đầu".
Không phải tài hoa của Lý Bạch không bằng Thôi Hiệu, mà bởi vì Lý Bạch cũng tu Đạo, nên ông lĩnh hội được những điều Thôi Hiệu muốn biểu đạt, cảm thấy lúc đó mình cũng có suy nghĩ giống như thế, biểu hiện cũng rất ưu mĩ và hàm xúc, nhất thời không thể vượt qua, vì vậy ông không viết để đáp trả. Sau này ông viết "Đăng kim lăng Phượng Hoàng đài" (登金陵鳳凰臺) rằng:
Phượng Hoàng đài thượng phượng hoàng du
Phượng khứ đài không giang tự lưu
Ngô cung hoa thảo mai u kính
Tấn đại y quan thành cổ khâu
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
Nhị thủy trung phân Bạch Lộ châu
Tổng vị phù vân năng tế nhật
Trường An bất kiến sử nhân sầu.
Dịch thơ (Trần Trọng San)
Đài Phượng, Phượng Hoàng đã ghé chơi
Phượng đi, đài vắng, nước còn trôi
Cung Ngô đường nẻo cỏ hoa lấp
Triều Tấn mũ xiêm gò đất vùi
Nửa rụng ngoài trời ba núi đứng
Chia đều giữa bãi mấy dòng xuôi
Chỉ vì mây nổi che vừng nắng
Chẳng thấy Trường An luống ngậm ngùi.
Rất rõ ràng là phong cách viết của bài thơ này của Lý Bạch cũng rất giống phong cách bài thơ “Hoàng Hạc Lâu", đó cũng tính là bày tỏ sự kính trọng của Lý Bạch đối với Thôi Hiệu.
Huy Hải
Theo: ntdvn
No comments:
Post a Comment