Hấp dẫn thay! Từng cọng gân cá giòn sần sật, vàng óng ánh. Còn “nốt nhạc sụn” càng ấn tượng hơn, cứ rào rạo. Thêm rau ngó sen tươi non, giòn mát và thanh cảnh hòa điệu. Tổng hòa hương vị muỗng nước xốt trộn gỏi: trội vị chua e ấp và thơm thanh thoát lẫn ngọt – mặn vừa phải, với du dương chút beo béo dịu nhẹ. Dường như có cả dầu phộng, dầu mè và ít nước cốt cam cùng tham gia.
Thật đáng nể! Chỉ một đũa gỏi vi cá tươi thôi, đã toát lên phong vị đài các, quý phái, cuốn hút vô cùng.
Nó khiến bạn bếp trưởng một chuỗi nhà hàng hải sản hạng sang có tiếng ở Sài Gòn, với gần 30 năm năm kinh nghiệm đi cùng, cũng phải ồ lên kinh ngạc rồi gật gù thán phục sau khi nếm thử đũa gỏi vi cá đầu tiên trong đời. Trước đây, anh này và một số đồng nghiệp lẫn bạn bè sành ăn khác không hề tin có món gỏi vi cá trên đời. Do căn bản, khi còn tươi, nó cực kỳ tanh.
“Nội việc khử tanh nó làm sao cho không trôi mất mùi vị tự nhiên đã “nhức đầu” lắm rồi. Đằng này, lại phối kết nên một tác phẩm thật hoàn hảo. Tôi cứ ngỡ như mình đang gặp “ma thuật” rồi đây!”, ông Lý Nhất Hiếu, chủ một chuỗi nhà hàng ở TP.HCM, cũng tròn mắt thốt lên.
Tương tự, một vị khách may mắn khác, đang ngồi “ghế lớn” tại một doanh nghiệp tại quận 7, TP.HCM cũng “hưởng sái” vài ba đũa gỏi thượng thừa này, do đến sau khoảng 45 phút.
“Gỏi vi cá hả? Tôi cũng mới nghe, thấy lần đầu”, anh thật tình nói, bởi anh cũng thuộc dạng sành sỏi trong thú thưởng thức sản vật độc lạ: “Không chỉ giòn thơm, kích thích thèm ăn mà nó còn hài hòa, tròn vị đến tuyệt vời. Có đủ vị: cay cay với ngòn ngọt, thêm tí chua chua lẫn mằn mặn thật thanh thoát. Tuy nhiên, nếu kèm với chất đắng – ngọt của mấy ngụm rượu Minh Mệnh (Minh Mạng) chính hiệu nữa thì tôi cứ ngỡ mình đang làm… vua!”, anh hân khoái bình luận.
Nghe vậy, ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thầy thuốc thừa truyền triều Nguyễn ở quận Gò Vấp, TP.HCM cao hứng khen: “Nói đúng quá”!
Ông Ưng Viên còn cho biết, trong các đại tiệc long trọng của vương triều Nguyễn xưa, không thể thiếu món gỏi vi cá tươi. Trong đó, đáng kể nhất có: Việt Nam quốc yến năm 1811, thời Gia Long và Đại Nam quốc yến, năm 1827, thời Minh Mệnh (Minh Mạng). Đại tiệc đầu, gồm 105 món. Còn tiệc sau đến 175 món.
Nhắc về công dụng của vi cá tươi, vị thầy thuốc thừa truyền triều Nguyễn phấn chấn ngay: “Nó cực kỳ tốt cho sức khỏe, giúp: phòng ngừa ung thư, khỏe xương khớp và chóng lành những vết thương trầm trọng”.
Lẽ đương nhiên, phép chế biến theo y thực triều Nguyễn không chỉ công phu, cực kỳ tinh tế mà luôn có “tá dược” đi kèm. Theo đó, món gỏi rạng danh trong hàng bát trân này, có ít nhất từ 6 – 8 loại gia vị nên thuốc bổ trợ. Cũng theo vị thầy thuốc thừa truyền ấy, nhất thiết phải có ít sâm sơn đông làm gia vị chủ đạo (vi quân). Kế nữa là, rất ít tinh dầu trầm hương…
Đồng thời, bàn tiệc long trọng mà không kém phần ấm cúng hôm đó, không thể thiếu mấy lớp khói lụa trầm hương uốn lượn khi ngào ngạt lúc bảng lảng, tại tư gia ông Ưng Viên.
Và sau mấy tiếng cụng ly nghe tanh tách ngân vang, tôi còn bắt gặp những nụ cười. Người rạng ngời kiêu hãnh về kho y mỹ thực (ăn uống thay thuốc) uyên thâm của tổ tiên bền chí vun bồi. Kẻ khoái chí vô cùng, vì được dịp thức ngộ về món mỹ thực vang bóng một thời. Dù vậy, họ vẫn có niềm tự hào chung về một dân tộc biết chắc lọc nên phép ăn uống khôn ngoan, thuận tự nhiên; tựa như hàng tre khóm trúc biết nương theo chiều gió trong bão giông và ngay cả lúc thanh bình.
Một lần nữa, xin được trầm trồ và bội phần thán phục đỉnh cao thần diệu của nghệ thuật ẩm thực triều Nguyễn nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung!
Thật đáng nể! Chỉ một đũa gỏi vi cá tươi thôi, đã toát lên phong vị đài các, quý phái, cuốn hút vô cùng.
Nó khiến bạn bếp trưởng một chuỗi nhà hàng hải sản hạng sang có tiếng ở Sài Gòn, với gần 30 năm năm kinh nghiệm đi cùng, cũng phải ồ lên kinh ngạc rồi gật gù thán phục sau khi nếm thử đũa gỏi vi cá đầu tiên trong đời. Trước đây, anh này và một số đồng nghiệp lẫn bạn bè sành ăn khác không hề tin có món gỏi vi cá trên đời. Do căn bản, khi còn tươi, nó cực kỳ tanh.
“Nội việc khử tanh nó làm sao cho không trôi mất mùi vị tự nhiên đã “nhức đầu” lắm rồi. Đằng này, lại phối kết nên một tác phẩm thật hoàn hảo. Tôi cứ ngỡ như mình đang gặp “ma thuật” rồi đây!”, ông Lý Nhất Hiếu, chủ một chuỗi nhà hàng ở TP.HCM, cũng tròn mắt thốt lên.
Tương tự, một vị khách may mắn khác, đang ngồi “ghế lớn” tại một doanh nghiệp tại quận 7, TP.HCM cũng “hưởng sái” vài ba đũa gỏi thượng thừa này, do đến sau khoảng 45 phút.
Giòn thơm, thanh thoát từng cọng vi cá tươi
“Gỏi vi cá hả? Tôi cũng mới nghe, thấy lần đầu”, anh thật tình nói, bởi anh cũng thuộc dạng sành sỏi trong thú thưởng thức sản vật độc lạ: “Không chỉ giòn thơm, kích thích thèm ăn mà nó còn hài hòa, tròn vị đến tuyệt vời. Có đủ vị: cay cay với ngòn ngọt, thêm tí chua chua lẫn mằn mặn thật thanh thoát. Tuy nhiên, nếu kèm với chất đắng – ngọt của mấy ngụm rượu Minh Mệnh (Minh Mạng) chính hiệu nữa thì tôi cứ ngỡ mình đang làm… vua!”, anh hân khoái bình luận.
Nghe vậy, ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thầy thuốc thừa truyền triều Nguyễn ở quận Gò Vấp, TP.HCM cao hứng khen: “Nói đúng quá”!
Ông Ưng Viên còn cho biết, trong các đại tiệc long trọng của vương triều Nguyễn xưa, không thể thiếu món gỏi vi cá tươi. Trong đó, đáng kể nhất có: Việt Nam quốc yến năm 1811, thời Gia Long và Đại Nam quốc yến, năm 1827, thời Minh Mệnh (Minh Mạng). Đại tiệc đầu, gồm 105 món. Còn tiệc sau đến 175 món.
Nhắc về công dụng của vi cá tươi, vị thầy thuốc thừa truyền triều Nguyễn phấn chấn ngay: “Nó cực kỳ tốt cho sức khỏe, giúp: phòng ngừa ung thư, khỏe xương khớp và chóng lành những vết thương trầm trọng”.
Lẽ đương nhiên, phép chế biến theo y thực triều Nguyễn không chỉ công phu, cực kỳ tinh tế mà luôn có “tá dược” đi kèm. Theo đó, món gỏi rạng danh trong hàng bát trân này, có ít nhất từ 6 – 8 loại gia vị nên thuốc bổ trợ. Cũng theo vị thầy thuốc thừa truyền ấy, nhất thiết phải có ít sâm sơn đông làm gia vị chủ đạo (vi quân). Kế nữa là, rất ít tinh dầu trầm hương…
Đồng thời, bàn tiệc long trọng mà không kém phần ấm cúng hôm đó, không thể thiếu mấy lớp khói lụa trầm hương uốn lượn khi ngào ngạt lúc bảng lảng, tại tư gia ông Ưng Viên.
Vi cá khô thường không bổ dưỡng bằng hàng tươi cùng loại
Và sau mấy tiếng cụng ly nghe tanh tách ngân vang, tôi còn bắt gặp những nụ cười. Người rạng ngời kiêu hãnh về kho y mỹ thực (ăn uống thay thuốc) uyên thâm của tổ tiên bền chí vun bồi. Kẻ khoái chí vô cùng, vì được dịp thức ngộ về món mỹ thực vang bóng một thời. Dù vậy, họ vẫn có niềm tự hào chung về một dân tộc biết chắc lọc nên phép ăn uống khôn ngoan, thuận tự nhiên; tựa như hàng tre khóm trúc biết nương theo chiều gió trong bão giông và ngay cả lúc thanh bình.
Một lần nữa, xin được trầm trồ và bội phần thán phục đỉnh cao thần diệu của nghệ thuật ẩm thực triều Nguyễn nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung!
Tạ Trí / Theo: Người Đô Thị Online