Cây chúc còn gọi là chanh Thái, tên tiếng Anh là Citrus hystrix, thuộc họ cam chanh. Cây chúc phân bố ở vùng Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tại nước ta cây chủ yếu được trồng ở vùng bảy núi thuộc tỉnh An Giang.
Trái và lá chúc
Thuộc giống cam chanh nhưng cây chúc có có gai, lá dài và có lõm bầu dục ở giữa. Lá chứa nhiều tinh dầu, mùi thơm nồng nên thường được dùng trong ẩm thực. Trái có màu tròn nhưng sần sùi khá dày. Thịt trái màu vàng xanh, ít nước, có vị the và vị rất chua. Bộ phận được người ta sử dụng nhiều nhất là lá và trái.
Lá chúc
Do nằm trong họ cam chanh nên lá chúc có vị the như lá chanh. Nhưng do chứa lượng tinh dầu nhiều hơn nên lá chúc có phần nồng và gắt hơn. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra lá chúc chứa hàm lượng cao các chất alkaloid, flavonoid, terpenoid, tannin và saponin.
Những chất trong lá chúc đã được chứng minh giúp tạo cảm giác dễ chịu, giảm tress, cải thiện hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, tăng sức khỏe đường miệng. Gần đây tại Việt Nam, đã có sản phẩm tinh dầu lá chúc thương mại để tạo cảm giác thoải mái êm dịu trong không gian làm việc, quán café, nhà ở, nơi yoga…
Tinh dầu lá chúc
Lá chúc đươc dùng nhiều trong ẩm thực của các nước Đông Nam Á. Chúng là thành phần không thể thiếu trong món Tom Yum của Thái Lan, gia vị Kroeung của Campuchia.
Lá chúc trong món Tom Yum
Riêng tại nước ta, lá trúc gần đây đã được thương mại rộng rãi dưới dạng lá tươi, lá sấy khô hay dạng bột. Lá chúc có thể khử các mùi tanh của thịt như thịt bò, dùng tạo hương thơm như sả trong các món lẩu, hải sản hấp.
Đặc biệt gà hấp hay nướng dùng với lá chúc như là một sản phẩm kết hợp cộng sinh khơi tầm giá trị của lá chúc. Lá chúc sẽ kích thích vị giác cay the thơm nồng của miếng thịt gà giúp người ăn ngon miệng hơn nhiều lần.
Gà nướng ăn với lá chúc
Tại vùng Tri Tôn, An Giang nơi cây chúc được trồng chủ yếu, người dân nơi đây còn có món ăn độc đáo mà không tìm được những nơi khác đó là cháo bò lá chúc.
Trái chúc lá chúc ăn với cháo bò
Theo: Thịt Hun Khói