Sunday, October 31, 2021

NGUỒN GỐC CỦA CÁCH NÓI "NAM TẢ NỮ HỮU"

Quan niệm “nam tả nữ hữu”, người nam bên trái, người nữ bên phải vẫn hay được lưu truyền trong dân gian. Nó có nguồn gốc như thế nào và có mối liên hệ gì với những lý niệm truyền thống?


Ngày nay, quan niệm “nam tả nữ hữu” vẫn còn được lưu truyền trong văn hóa người Việt, tại một số nghi lễ, hội họp dòng họ, hay cách sắp xếp bàn thờ. Tập tục này có quan hệ vô cùng mật thiết với lý niệm của người xưa.

Từ rất xa xưa, các hình thức tu luyện Đạo gia khác nhau đã giảng rằng vạn vật trong vũ trụ đều có hai mặt đối lập là âm và dương. Chẳng hạn sự vật trong tự nhiên là có lớn bé, dài ngắn, trên dưới, trái phải, cứng mềm, v.v.. Hơn nữa bên trong mỗi sự vật cũng đều có tính được mất, gốm dễ vỡ nhưng chôn xuống đất thì không suy suyển, sắt cứng rắn nhưng chôn xuống đất thì dễ bị gỉ, v.v.. Tất nhiên đây chỉ là một loại tính chất, với các cấp độ đối lập, tương sinh tương khắc, tương phụ tương thành khác nhau, không phải là đối lập tuyệt đối.

Cổ nhân phân chia: lớn, dài, trên và bên trái là dương; còn nhỏ, ngắn, dưới và bên phải là âm. Người có tính dương thì kiên cường cứng cỏi, người có tính âm thì nhu hòa, mềm mỏng. Dựa vào tính cách của con người, thì nam giới kiên cường mạnh mẽ là thuộc về dương, bên trái; còn nữ giới dịu dàng mỏng manh thuộc về âm, bên phải. Trong y học truyền thống cũng có sự khác biệt “nam tả nữ hữu”, “trái dương phải âm”, “trên dương dưới âm” như thế.

Nói về nguồn gốc của “nam tả nữ hữu”, có thuyết kể rằng, sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, thì các bộ phận trên thân thể của ông hóa thành Mặt Trời và Mặt Trăng, thành đất trời, sông núi, cùng với vạn vật sinh linh. Sách “Ngũ vận lịch niên ký” kể rằng: Thần Mặt Trời và Thần Mặt Trăng là do hai mắt của Bàn Cổ biến hóa thành. Thần Mặt Trời là do mắt trái, còn Thần Mặt Trăng là do mắt phải hóa thành. Do đó bên trái ứng với dương, bên phải ứng với âm.

Thuyết Âm Dương của Đạo gia ban đầu dùng Mặt Trời để phân chia âm dương, hướng về Mặt Trời thì là dương, đối nghịch với Mặt Trời thì là âm. Về sau này, “âm dương” được mở rộng ra, bao gồm cả sự nóng lạnh của khí hậu, phương vị cao hay thấp, trái phải, trong ngoài, trạng thái vận động hay tĩnh lặng…

Thuyết Âm Dương cho rằng, bất kỳ sự vật nào trong giới tự nhiên đều bao gồm yếu tố âm và dương, vừa tương hỗ mà cũng vừa đối lập lẫn nhau trong một thể thống nhất. Chính sự vận động vừa đối lập vừa thống nhất của âm dương là nguyên nhân căn bản của sự phát sinh, phát triển, biến hóa cho đến tiêu vong của mọi sự vật trong tự nhiên.

Sách “Tố vấn: Âm Dương ứng tượng đại luận” có viết: “Âm dương giả, thiên địa chi Đạo dã, vạn vật chi cương kỷ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bổn thủy”, có nghĩa là Âm Dương là Đạo của Trời Đất, là kỷ cương của vạn vật, là cha mẹ của mọi biến hóa và là cơ sở của sự sinh tồn và diệt vong.

Hình vẽ âm dương cổ. (Tranh qua Pinterest)

Âm và dương vừa có thể dùng để biểu thị sự đối lập lẫn nhau của các sự vật vừa có thể dùng để phân tích những mặt đối lập tồn tại bên trong một sự vật nào đó. Thông thường mọi vận động có tính mạnh mẽ, hướng ra ngoài, lên cao, ấm áp, sáng ngời thì đều thuộc về dương. Ngược lại, những gì tương đối tĩnh tại, hướng vào trong, hạ xuống, rét lạnh, u ám thì đều thuộc về âm.

Đối với Trời Đất mà nói, thì thiên khí nhẹ nhàng thanh tao là dương, địa khí nặng nề mờ đục là âm. Đối với nước lửa mà nói, thì nước có tính lạnh mà lại không khô nên thuộc về âm, còn lửa có tính nóng mà lại hanh khô nên thuộc về dương.

Một số học vấn cổ đại như thiên văn học, toán học, âm nhạc và y học, đều là nhờ học thuyết Âm Dương ngũ hành mà phát triển đi lên. Khái niệm “nam tả nữ hữu” cũng chính là phương thức biểu hiện của Âm Dương trong văn hóa truyền thống, chính là “nam dương nữ âm”. Quy luật này nếu chiếu vào xã hội thì sẽ thấy được rất nhiều điều.

Trong xã hội thì người đàn ông nên là dương, phải lấy ngay thẳng cương trực làm gốc. Cương trực ở đây không phải chỉ đơn thuần là cương trực công chính, cũng không phải là khăng khăng giữ ý mình, mà có ý nói nam nhân phải có tri thức và cách nhìn nhận đúng đắn trong đối nhân xử thế.

Người phụ nữ là âm, phải lấy nhu hòa mềm mỏng làm gốc. Người phụ nữ cần có phẩm tính hiền lương, dịu dàng như nước, an tĩnh mà khoan thai, không nóng nảy, không dong dài, làm lợi vạn vật mà không tranh giành.

Điều này nếu chiếu vào mối quan hệ gia đình thì lại càng có ý nghĩa thâm sâu hơn. Người chồng và người vợ tương phụ tương thành, chính là một thể. Người đàn ông như trời, tráng kiện không ngừng, ở bên ngoài lo toan sự nghiệp, nuôi dưỡng gia đình. Người phụ nữ như đất, khiêm tốn mà nâng đỡ vạn vật, đảm bảo sự tồn tại của mái ấm.

Từ cổ chí kim, từ thời bắt đầu xã hội nguyên thủy, người đàn ông ở bên ngoài săn bắn, đánh giặc, người phụ nữ quản việc nhà, một người ở trong một người ở ngoài, phân công rõ ràng, sống nương tựa vào nhau, người nào đảm nhận vị trí của người ấy, từ đó mà sống hòa hợp vui vẻ, lâu bền.

“Cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng”, dương lẻ loi sẽ không sản sinh ra được điều gì, âm trơ trọi sẽ không thể lớn mạnh phát triển. Nếu trong gia đình chỉ người chồng hoặc người vợ cố gắng thì sẽ khó lâu bền. Âm dương hòa hợp mới có thể hóa sinh vạn vật, vợ chồng hài hòa gia đình mới có thể hưng vượng. Âm dương vốn là nương tựa lẫn nhau, bổ trợ cho nhau, trong âm có dương, trong dương có âm, vợ chồng cũng nên là như vậy.


Vạn vật trong tự nhiên có thể chung sống hài hòa đều là vì tuân theo những quy luật bất biến. Có ban ngày sẽ có đêm tối, có mặt trời mọc sẽ có mặt trời lặn, có cao thì có thấp, có trên thì có dưới, có động thì có tĩnh… Đạo của trời đất, lấy âm dương tạo hóa vạn vật. Có âm dương mới có vạn vật sinh sôi không ngừng, mới có sự hài hòa có trật tự của tự nhiên, của nhân luân.

Quy luật mà chúng sinh, nhân loại tuân theo chính là đạo nhân luân. Mà quan hệ vợ chồng được coi là ngọn nguồn của nhân luân, của các mối quan hệ xã hội. Nho gia giảng: “Đạo nhân luân bắt đầu từ đạo vợ chồng”, trong Kinh Dịch cũng viết: “Có trời đất sau đó có vạn vật, có vạn vật sau đó có nam nữ, có nam nữ sau đó có vợ chồng, cha con, quân thần, từ đó mới có khái niệm trên dưới, lễ nghi…”

Nói một cách khác, cũng bởi vì xã hội là do vô số gia đình tạo thành, nên sự hài hòa trong cuộc sống gia đình là có liên quan đến sự bình an và lâu dài của xã hội.

An Hòa / Theo: trithucvn

KHỔNG TỬ MẠN ĐÀM: ĐÔI LỜI GẠN LỌC VỀ TƯ TƯỞNG CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ

Đức Khổng Tử là người khai sáng Nho giáo, đồng thời cũng là triết gia lỗi lạc của nhân loại. Tuy nhiên ngày nay khá nhiều người đã hiểu sai tư tưởng Khổng Tử nên không thấy được tinh hoa của Nho gia...


Hàm nghĩa chân chính của: 'Chí ở học hành'

Khổng Tử từng nói: “Ta 15 tuổi chí ở học hành, 30 tuổi có thể tự lập, 40 tuổi không còn nghi hoặc, 50 tuổi biết được mệnh Trời, 60 tuổi nghe bất kỳ điều gì cũng thấy thuận tai, 70 tuổi tâm theo ý mình, có thể làm một cách tùy ý nhưng lại không vượt quá quy tắc”.

(Nguyên văn: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”).

Khổng Tử 15 tuổi bắt đầu chí ở học hành, “Học" ở đây chính là “Đạo". Thế nào là Đạo? Chính là chân lý, là ý nghĩa của sinh tồn và cũng là giá trị tồn tại của sinh mệnh. Vậy nên Khổng Tử chuyên cần nghiên cứu sách vở, chu du liệt quốc, bái kiến Lão Tử... cũng lại chính là sự thể hiện chân thực chí hướng cầu đạo của mình.

Khổng Tử 15 tuổi lập chí tìm đạo, 30 tuổi từ cảm tính mà nhận định mình đã tìm được đạo, hơn nữa cũng nhận định bản thân đã có một phần thể ngộ nhất định. Khổng Tử không ngừng tu hành, không ngừng thăng hoa, đến năm 40 tuổi, ông đã không còn sự ngộ nhận gì đối với những điều bản thân chứng ngộ được. Cũng có nghĩa là Khổng Tử đã từ nhận thức cảm tính thăng hoa lên thành lý tính, minh bạch chân lý.

Khổng Tử. (Ảnh: Pexels)

Cuộc đời Khổng Tử không ngừng thăng hoa về nhận thức. Đến 50 tuổi, biết được sứ mệnh bản thân, ông liền đi “Truyền Đạo" và từ năm 55 tuổi ông bắt đầu chu du liệt quốc. Đương nhiên, mục đích chu du liệt quốc không phải là muốn tìm kiếm một chức quan mà là hồng truyền Đạo. Khổng Tử không bài xích việc làm quan cho nên ông có thể làm quan thì làm quan, có thể dừng thì dừng, có thể lâu thì lâu, có thể nhanh thì nhanh.

Trong quá trình truyền Đạo đương nhiên sẽ gặp phải những người tâm thái khác nhau, có người lý giải được, có người không dễ gì mà tiếp thụ, lại có người chế giễu, khinh thường… nhưng cũng có người tôn trọng mà từ đó theo cùng. Trong cả quá trình đó đều không ngừng khảo nghiệm tâm tính của ông. Vì ông là người đang tu hành giữa đời thường, không phải là vào núi sâu tịch cốc, cách biệt thế nhân bên ngoài, nên cũng lại có một số ẩn sĩ chê cười ông. Ông dẫu biết truyền Đạo cho thế nhân trong loạn thế là điều không dễ, biết là rất khó làm nhưng vẫn cứ làm.

Khổng Tử tiếp tục truyền Đạo đến năm 60 tuổi, lúc này tâm tính ông đã đề cao tới tầng thứ: “Nghe bất kỳ điều gì cũng thấy thuận tai”. Bất luận là tai nghe, mắt thấy điều gì, tâm của ông đều bất động. Đây chính là biểu hiện của tâm đại nhẫn. Không Tử chu du liệt quốc tất cả 13 năm, mãi đến năm 68 tuổi mới trở về Lỗ quốc.

Khi đến năm 70 tuổi, ông đã đạt đến cảnh giới có thể: "Tùy tâm mà làm nhưng vẫn không vượt ngoài quy tắc". Khổng Tử nhất ý nhất niệm, nhất ngôn nhất hành, nhất cử nhất động đều ở trong Đạo. Cũng có nghĩa là ông đã tu đến tầng thứ nên có của mình, công thành viên mãn. Mấy năm cuối đời ông đã: Định “Lễ Nhạc”, tán “Chu Dịch", tu “Xuân Thu", mãi đến năm 73 tuổi mới hoàn thành sứ mệnh của mình mà rời khỏi nhân thế.

Năm 73 tuổi Khổng Tử rời khỏi nhân thế. (Ảnh: Tượng Khổng Tử/Wikipedia)

Phải chăng Đạo của Khổng Tử là 'Vô Thần luận'?

Có người nói: Đạo mà Khổng Tử truyền là Vô Thần luận, không bàn về sống chết, nguyên do chủ yếu là vì đoạn đối thoại giữa ông và Quý Lộ. Quý Lộ hỏi Khổng Tử phương pháp phụng sự người chết, Khổng Tử đáp: “Người còn chưa thể phụng sự, sao có thể phụng sự quỷ?”.

Quý Lộ lại hỏi: “Dám hỏi chết là thế nào?”

Khổng Tử lại đáp: “Đối với việc sống còn chưa thể tỏ tường minh bạch, sao có thể biết được việc chết?”

(Nguyên văn: Quý Lộ vấn sự quỷ thần. Tử viết: “Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ”?, “Cảm vấn tử?” viết: “Vị tri sinh yên tri tử?”).

Trên thực tế, thời cổ xưa con người ai cũng đều tin vào sự tồn tại của linh hồn, Thần Phật; con người sau khi chết đi xuống âm phủ sẽ thành ma, lên trên trời thành Thần. Đương nhiên đệ tử của Khổng Tử cũng vậy. Khi họ hỏi Khổng Tử những điều tương tự, thì đều là đang ôm giữ tâm thái của người thường. Cho nên, rất nhiều người đều nghĩ: Người chết rồi sẽ ra sao? Thần Tiên có cuộc sống thế nào? Làm Thần Tiên có gì tốt? Linh hồn sẽ ăn gì, làm thế nào để tế lễ linh hồn, v.v...

Tuy nhiên, chân chính tu luyện là tu cái tâm của chính mình, trọng điểm không nằm ở chỗ thờ phụng, cúng tế quỷ thần ra sao. Cũng tựa như trong Phật giáo có cuốn “Kim Cang Kinh", trong đó viết:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

”Tạm dịch:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.

Rất nhiều những hình thức, nghi lễ thờ phụng quỷ thần đều là Pháp hữu vi, mà đã là 'hữu vi' thì sao có thể tu thành vô lậu? Sao có thể tu thành chính quả? Con người chúng ta cũng vậy, thờ cha, cúng mẹ, lễ bái đền chùa là để nhìn lại tâm mình, tu thiện trừ ác, làm được như vậy mới có thể có được sự bảo hộ của Thần Phật chứ không phải lên chùa thắp nhang mà cầu cúng để xin cái này, cầu cái kia,v.v. Nếu như chỉ cần cầu mà được thì thiên hạ hà tất phải cực khổ tranh giành đấu đá?

Khổng Tử hy vọng học trò của mình tinh tấn thực tu, tu luyện trọng điểm cần đặt ở chỗ tu dưỡng tâm tính, làm sao có thể trong khi ứng xử giữa người với người mà tu tâm dưỡng tính, từ đó mà không ngừng thăng hoa, chứ không phải là thờ phụng tế lễ quỷ Thần. Và đương nhiên cũng không nên có hứng thú với những vấn đề tri thức, con người vốn dĩ không xứng đáng để biết được những việc của Thần, nguyên nhân bởi con người thường dùng nhân tâm mà nghĩ bàn những việc của Thần, đây lại là điều vô cùng bất kính. Muốn biết những điều của Thần Tiên thì hãy tu luyện để trở thành Thần Tiên, khi ấy tự thân sẽ biết. Quỷ sống thế nào, mọi người đều nghe được rồi, còn lo lắng trở thành quỷ không? Vậy nên Khổng Tử nói: “Triêu văn Đạo, tịch khả hỹ”. (Sớm nghe Đạo, chiều chết cũng được). Kỳ thực, nghe được Đạo chính là điều quý báu nhất của đời người, không gì có thể so bì.

Tu luyện là tu chính cái tâm của mình. (Ảnh minh hoạ)

Nội hàm chân chính của “Trung Thứ" trong tư tưởng Khổng Tử

Thế nào là “Trung"? Đương nhiên không phải như một số điều trong sách của Trung quốc ngày nay dạy, như là: “Trung với đế vương, trung với cha mẹ, trung với quyền uy"... Đạo “Trung Thứ" của Khổng Tử mới là hàm ý chân chính nhất của Trung. "Trung" ở đây chính là trung thành với lương tâm, công việc, thân phận và bổn phận của bản thân, cũng chính là đạo lý: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử". Dùng một chữ để khái quát chính là tu “Chân". Vì Chân cho nên mỗi người đều nên Thiện với bổn phận của mình, chân thành cống hiến tài năng của chính mình.

Nho gia xiển dương: “Chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", chẳng phải là khuyến khích người ta theo đuổi công danh lợi lộc. Khi một người có tâm ngay chính, ý niệm chân thành tu dưỡng bản thân ắt tự nhiên có thể 'tề gia', khi một người chư hầu tu chân, đương nhiên có thể 'trị quốc', làm một người thiên tử tu chân, thiên hạ ắt cũng tự nhiên thái bình. Nếu như ai ai cũng có thể làm được như vậy, ắt nhân gian sẽ là một cảnh thái bình thù thắng, không uổng mỹ danh: “Bán bộ Luận ngữ trị thiên hạ" (chỉ cần nửa bộ Luận ngữ đã đủ để trị vì thiên hạ thái bình). Trung hiếu, nhân ái, tín nghĩa, hoà bình, lễ nghĩa, liêm sỉ đều từ trong "Chân" mà ra, cũng chính là lấy Chân là căn bản.

Tiếc thay Nho sinh sau này không có ai đạt được tầng thứ mà Khổng Tử đạt đến, cũng không ai có thể liễu giải được hàm nghĩa chân chính trong những lời Khổng Tử dạy. Họ đem những tư tưởng của Khổng Tử giải thích một cách thế tục hóa, công danh hoá. Sau này Đổng Trọng Thư lại đem học thuyết âm dương thêm vào tư tưởng của Khổng Tử, cộng thêm Hán Vũ Đế tôn sùng Nho thuật khiến cho Trung Quốc trở thành Chính - Giáo hợp nhất, đem chính trị và Nho giáo hoà vào làm một... và cũng kể từ đó, Nho giáo mất đi nội hàm chân chính của mình. Tới đời Tống Minh sau này lại thêm vào tư tưởng của Phật giáo, khiến cho tư tưởng của Khổng Tử hoàn toàn biến chất.

Tiếp sau mấy nghìn năm, Nho sinh chỉ là xem tư tưởng của Khổng Tử như một thứ thể loại triết học để nghiên cứu, lấy nó làm công cụ để truy cầu danh lợi. Có nhiều người mang rất nhiều những vấn đề của Trung Quốc đùn đẩy trách nhiệm cho Khổng Tử, cho rằng tư tưởng của ông khiến cho người Trung Quốc trở thành ngu trung, ngu hiếu, tuân thủ trật tự, tôn sùng quyền bính, hình thành nên một thứ văn hoá thối nát. Đây quả là sự liễu giải sai lầm và lệch lạc về tư tưởng của Khổng Tử.

Khải Chính (biên dịch)
Tác Giả: Khất Nguyện

TÌM HIỂU VỀ TẾ BÀO GỐC

Gần đây chúng ta nghe nói khá nhiều về tế bào gốc và những áp dụng có vẻ huyền diệu của chúng. Thật sự ra, thì những áp dụng ấy, theo đúng danh nghĩa, hãy còn xa vời lắm, có thể vài thập niên nữa là ít.

Tế bào gốc được quan sát trên máy vi tính ở Trung tâm nghiên cứu Tế bào Gốc của trường Đại Học Connecticut. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)

Định nghĩa một cách đơn sơ, tế bào gốc (stem cells) là những tế bào “nguồn gốc” mà từ đó sẽ sanh sản và biến đổi ra những loại tế bào khác, nhằm mục đích phát triển hay bảo trì cơ thể.

Ở loài động vật, trong đó có con người, có hai loại tế bào gốc, một là tế bào gốc từ phôi vào khoảng 5-6 ngày tuổi gọi là embryonnic stem cells,và loại bào gốc trưởng thành gọi là adult stem cells. Loại tế bào gốc từ phôi có thể biến đổi thành tất cả các cơ phận trong cơ thể như tim, óc, phổi…phèo. Ngược lại tế bào gốc trưởng thành chỉ có tác dụng tương đối giới hạn, sản xuất ra những tế bào riêng biệt của cơ phận để bảo trì cơ phận đó.

Hai chữ “trưởng thành” ở đây không nhất thiết là chỉ có ở người lớn mà để dùng phân biệt với loại tế bào gốc phôi. Hiện nay có 3 tiểu loại tế bào gốc trưởng thành có thể sử dụng được, đó là tủy sống (bone marow), tế bào mỡ (adipose tissue), và tế bào máu. Máu được lấy từ cuống nhau của em bé mới sanh, umbilical cord blood, thuộc thể loại thứ ba. Tất cả những loại tế bào gốc này, nếu sử dụng cho chính đương sự, thí dụ như tế bào gốc từ cuống nhau dùng cho chính em bé đó khi cần, sẽ ít bị nguy hiểm hơn là dùng cho người khác.

Sử dụng tế bào gốc từ phôi hiện nay bị ngăn cấm ở nhiều nước, vì phải hủy diệt phôi thai, trên nguyên tắc là hủy diệt nguồn sống. Nếu được phép, chỉ trong vòng nghiên cứu khi lấy từ những phôi được hiến tặng cho khoa học. Do đó, chỉ có tế bào gốc trưởng thành được cho phép sử dụng, và, công dụng chính được công nhận, là, để chữa trị ung thư máu và các bệnh về máu.

Một nhân viên phòng thí nghiệm đang cầm một khay đựng các tế bào gốc ở Trung tâm nghiên cứu Tế bào Gốc của trường Đại Học Connecticut. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)

Thu hoạch và cấy tế bào gốc từ tủy sống, và tế bào mỡ thì đau đớn và bất tiện, do vậy, tế bào gốc cấy từ máu của cuống nhau trở thành thông dụng hơn. Về cơ bản, thì các loại tế bào nầy chỉ sử dụng cho chính thân chủ, và có thể cho anh em, nhưng gần đây một số phương pháp chế biến có thể dùng cho nhiều người khác. Tuy nhiên, “sự cố,” vẫn có thể xảy ra khi dùng.

Loại tế bào gốc về máu này, gọi là hematopoietic stem cells, gồm những tế bào có thể sanh sản ra hồng huyết cầu, bạch huyết cầu, và tiểu cầu vì chúng chính là những tế bào máu còn non. Vì thế, dùng tế bào gốc vê huyết nầy để chữa trị các bệnh ung thư máu, liệt kháng rất hiệu nghiệm.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gia, cho rằng, các loại tế bào máu nầy có thể áp dụng để chữa trị các bệnh khác như về thần kinh, thoái vị thần kinh, và kể cả bệnh tự kỷ! Cho đến nay, không có một nghiên cứu nào có tính cách đại quy mô, chứng minh các giả thuyết nầy cả.

Một loại tế bào gốc khác có nguồn gốc về xương và sụn gọi là mesenchymal stem cell, có triển vọng dùng chữa các bệnh về xương và khớp xương, bệnh bắp thịt, bệnh da. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu còn hạn chế. Tuyệt nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh rằng, tế bào gốc về máu có thể dùng để chữa bệnh về khớp xương cả.

Trên thị trường, hiện nay có nhiều công ty quảng cáo dùng tế bào gốc về máu để chữa trị bá bệnh, như cải lão hoàn đồng, các bệnh thoái hóa về xương sụn, và kể cả bệnh hiếm muộn, tạo ra trứng cho phụ nữ đã nghỉ kinh!


Chuyện đương nhiên sẽ đến. Sẽ có một ngày, với những đột phá mới, người ta có thể sử dụng tế bào gốc để chữa trị mọi loại bệnh. Hiện nay người ta đang tìm cách để biến đổi các tế bào gốc loại trưởng thành trở về có khả năng như loại tế bào gốc từ phôi. Ví dụ, những tin tức về khả năng dùng tế bào gốc để chữa trị bệnh tim mạch, bệnh mù vì hư hại võng mạc, bệnh liệt vì chấn thương cột sống… hay tạo ra trứng và tinh trùng từ tế bào gốc mỡ, là có thực, nhưng vẫn còn trong vòng thí nghiệm.

Trong khi chờ đợi, các chuyên gia khuyến cáo, nên cẩn trọng về ý tưởng dùng tế bào gốc bán trên thị trường, nhất là loại tế bào gốc đến từ máu để chữa bá bệnh. Nếu cần, nên tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn gốc và cơ sở của việc chữa trị với tế bào gốc trước khi quyết định.

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số điện thoại liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com

Theo: Hoa Xương Rống
Link tham khảo:



HALLOWEEN - NGHI LỄ TANH MÙI MÁU KHOÁC LÊN MÌNH CHIẾC ÁO VĂN HÓA

Halloween – một lễ hội có nguồn gốc từ các tôn giáo Pagan hay ngoại giáo ở Celtic. Rất ít người biết được lịch sử chân thật, và làm thế nào mà Halloween bị biến thành một lễ hội đen tối với nhiều thứ hỗn tạp? Theo nghiên cứu và tiết lộ của những “người trong cuộc”, Halloween kỳ lạ, ma quái, vui nhộn nhưng cũng rất đáng sợ,… vì nó chính là “ngày hội của ác quỷ”.

Halloween ngày nay là một lễ hội đã biến dị, nó đã là ngày của ác quỷ lộng hành. (Ảnh qua Facebook)

Người Celtic là một nhóm đa dạng các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc, họ sống ở châu Âu thời kỳ trung cổ. Giữa thiên niên kỷ thứ I, sau thời kỳ bành trướng của đế chế La Mã và các cuộc đại di dân của dân tộc Đức, nền văn hóa của người Celtic và đã bị giới hạn lại ở Ireland, các phần phía Tây và Bắc của Vương quốc Anh.

Giữa thế kỷ thứ V và thứ VIII, cộng đồng nói tiếng Celt của người Celtic thuộc khu vực Đại Tây Dương, đã nổi lên như một thực thể văn hóa gắn kết hợp lý. Ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật của họ rất dị biệt, khó hòa tan vào các nền văn hóa khác, và Halloween là một trong số đó.

Lịch sử Halloween

Giống như những lễ hội khác, Halloween được khởi nguồn với một mục đích khá đặc trưng.

Hơn 2000 năm trước, người Celtic ăn mừng năm mới của họ bằng cách tôn vinh những người đã khuất. Họ tin rằng mỗi năm một lần sẽ có cánh cửa mở ra giao thoa giữa hai thế giới của người sống và người chết. Các linh hồn với những sinh vật khác có thể bằng cánh cửa đó, mà đi lại giữa những người sống một lần nữa.

Tuy nhiên, những linh hồn tà ác cũng có thể đi qua cánh cổng này để ăn thịt con người. Vì vậy, để chúng không nhận ra, mọi người sẽ hóa trang thành những hình thù kỳ dị như quái vật, ma cà rồng, và ác quỷ để che giấu hoặc khiến chúng bối rối, cuối cùng ma quỷ sẽ bỏ qua mà không hại con người.

Trong ngày lễ đặc biệt này, các linh mục Celtic sẽ đốt những đống lửa thật to để ăn mừng và làm thành một buổi tiệc lớn cho mọi người. Họ cũng sẽ để lại bánh kẹo, rượu, thịt, và các thức ăn khác ngoài đường cho những linh hồn tà ác dùng, trước khi chúng trở về vùng đất bên kia.

Lúc bấy giờ, những ngoại giáo cổ đại – đặc biệt là đạo mà những người Druid tôn sùng, họ ăn mừng năm mới bằng lễ hội khác có tên gọi là Samhain. Ban đầu Halloween cũng như Samhain, chúng bắt nguồn để tôn vinh Crone – một bà thầy cúng già hay còn được gọi là Matriarch – Bà chúa gia đình, ý nói về chế độ mẫu quyền.

Từ ‘Hag’ bắt đầu được sử dụng có nghĩa là trí tuệ hoặc sự thông thái thánh thiện. Tuy nhiên vài thế kỷ sau đó, ‘Hag’ bị biến thành một từ khác được dùng để chỉ “phù thủy”. Thời đó Crone là một phần của Nữ thần ba ngôi, điều đó đại diện cho ba giai đoạn của Mặt trăng và các chu kỳ hàng năm của tự nhiên, cũng như sự tái sinh nên nó tượng trưng cho năm mới.

Crone là một phần của Nữ thần ba ngôi. (Ảnh qua Youtube)

Sau này, khi Nhà thờ Thiên chúa giáo tiếp quản ngày lễ, họ đã đổi tên nó thành Halloween – một sự kết hợp từ 2 chữ “Hallowed và eve”, nghĩa là “buổi tối Thánh Thiêng”, thể hiện ý nghĩa rằng đó là thời gian thiêng liêng để tôn vinh ông bà tổ tiên của chúng ta.

Mọi người đều biết rằng, hầu hết hiện nay không ai ăn mừng lễ hội cho mục đích tôn vinh tổ tiên nữa. Tuy nhiên, Halloween lại là một lễ hội để kiếm được số tiền khổng lồ, chỉ đứng sau ngày lễ Giáng sinh. Đây là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la, đó là lý do tại sao các công ty quảng bá nó rầm rộ, từ ngành công nghiệp bánh kẹo đến trang phục, đồ trang trí, thẻ bài, v.v. Và bạn sẽ ngạc nhiên hơn nữa khi biết được thế nào mà những phù thủy, yêu ma, đèn lồng, ma cà rồng, người sói, lừa, v.v., tất cả đều trở thành nhân vật trong lễ hội này?

Khoảng 4000 năm trước, người Sumer có một tấm bảng đá trên đó chứa đựng “Sử thi Gilgamesh” và có nhắc đến Nữ Thần Lilith. Trên thực tế, Lilith chính là một nữ quái còn được gọi là Nữ yêu hoặc Cơn ác mộng, ngoài ra bà ta còn được biết đến với tên Volvas. Bà ấy sẽ biến đổi hình dạng của bản thân giữa bình minh và hoàng hôn.

Người ta nói rằng, nữ quái này có toàn quyền kiểm soát đối với đàn ông, có thể khiến họ trở thành nô lệ, hoặc thông qua yêu thuật mà làm họ bất lực không lý trí. Ngoài ra, biểu tượng của Lilith còn là con cú – đây chính là loài chim khôn ngoan của Crone, và cũng tượng trưng cho việc “hiến tế người”.

Đây là lý do vì sao cú là một phần quan trọng trong ngày Halloween. Lilith cũng là nguyên nhân tại sao những người theo đạo Thiên chúa bắt đầu xem những người phụ nữ này là phù thủy. Nhưng rất kỳ lạ là hiện nay, Lilith lại được “tôn sùng” như là một thứ tốt đẹp trong văn hóa của nhân loại. Ví như Hội chợ Lilith là được đặt theo tên của nữ quái này, nhiều người thật sự cho rằng đó là nơi bắt nguồn của “chủ nghĩa nữ quyền”.

Sau nhiều năm, lễ hội Samhain bắt đầu có liên kết với chúa tể Samhain – một tên gọi khác của Chúa tể bóng tối, ám chỉ hình tượng một con dê có sừng hươu. Thực ra, chúng đều là các dấu hiệu của quỷ Satan chế giễu chúa Jesus – người đã chết vì tội lỗi của con người chúng ta. Sau này hắn được người Druid thờ cúng, và đây lại là một hình dạng khác của Thần Moloch và Cernunnos (những ngụy Thần được cho là có liên quan đến quỷ Satan). Từ đó, để cầu xin những lời tiên tri, những thầy tế này bắt đầu thực hiện nghi thức hiến tế người trong đám lửa cho ‘Thần Mặt trời’, nhưng sự thật phía sau chính là Moloch hay Satan. Người La Mã cũng bắt đầu thực hiện các nghi lễ giết người để cúng tế, và điều này cũng có liên quan trực tiếp đến Satan.

Không lâu sau đó, chủ nghĩa tôn thờ Satan giáo bắt đầu thực sự hình thành, khi một số phụ nữ của giáo phái này đi thu thập và giữ các loại động vật và côn trùng khác nhau, bởi người ta tin rằng chúng có thể bị ma quỷ nhập vào và sẽ được sử dụng làm “bùa chú”. Trẻ em bắt đầu được sử dụng như một vật hiến tế, để làm cho người già trông trẻ hơn. Bùa chú bắt đầu được sử dụng để nhìn thấy tương lai và giao tiếp với ma quỷ. Không phải nói rằng tất cả mọi người trong cộng đồng người Druid hay ngoại giáo Pagan đều như thế, những điều chỉ ra ngụ ý là các thứ dị giáo đã bắt đầu xuất hiện từ thời điểm đó.

Những người thờ quỷ Satan tin rằng, các loại côn trùng có thể bị ma quỷ nhập vào và được sử dụng làm “bùa chú”. (Ảnh qua Youtube)

Giống như chuyện về chiếc đèn lồng ‘Jack-o’-lanterns’. Ban đầu, chuyện chỉ đơn giản là ở biển khi vào vùng đầm lầy nước Anh, người ta sử dụng đèn cầm tay với một ánh sáng nhấp nháy. Cách mọi người cầm nó trên tay thường khiến nó lắc lư và có vẻ trông giống như một cái đầu đung đưa, vì vậy nó mới có tên là đèn “ma trơi”. Những ngọn đèn cũng là tín hiệu để chỉ đường về nhà cho linh hồn của những người đã mất tích trên biển. Sau này, họ bắt đầu chạm khắc những khuôn mặt đáng sợ lên đèn để xua đuổi tà ma.

Tuy nhiên, mọi thứ trở nên đen tối hơn khi những người Druid tôn sùng tà đạo bắt đầu đến các ngôi nhà, yêu cầu người chồng của các gia đình phải cung cấp một người thân yêu để hiến tế. Nếu được sự đồng ý, họ sẽ để một chiếc đèn lồng trước cửa nhà. Nếu người chồng từ chối, họ sẽ đặt một câu thần chú “lừa phỉnh” lên ngôi nhà đó, và vẽ một hình lục giác bằng máu người ở cửa trước. Sau đó các linh hồn ác quỷ sẽ bị thu hút bởi ngôi sao lục giác, và nó sẽ xâm nhập vào ngôi nhà khiến một hoặc nhiều người trong nhà phát điên, và cơ bản là chiếm hữu thân thể họ.

Halloween thời hiện đại

Arizona Wilder – người đầu tiên dũng cảm bước ra để lên tiếng vạch trần về những nghi lễ thực sự của Illuminati vào những năm 90 cùng David Icke (nhà lý luận theo thuyết âm mưu người Anh). Cô ấy kể lại câu chuyện của mình như sau.

Arizona lớn lên trong tổ chức của Illuminati, và được chuẩn bị để trở thành một nô lệ của chương trình kiểm soát tâm trí MK Ultra. Cô đã tham gia nhiều nghi lễ bí mật và thậm chí thấy những người có quyền lực rất cao tại những nghi lễ ấy. 

David Icke (trái) và Arizona Wilder (phải). (Ảnh tổng hợp)

Tại thời điểm đó, không ai nói về những thực thể thay đổi hình dạng đặc biệt. Cô ấy là người đầu tiên chỉ ra, Nữ hoàng Anh là một trong những thực thể này. Vì vậy, Wilder nói rằng cô ấy không muốn trở thành một phần của việc này nữa. Nên đã cố tìm cách thoát khỏi chương trình kiểm soát tâm trí đó, và quyết định bước ra để công khai cho xã hội sự thật về nó. Thật may mắn, hay là do sự an bài của một Đấng quyền năng nào đó, thay vì sự việc ngày càng chìm đi trong quên lãng thì nó lại khiến những người trong trong cuộc khác mạnh dạn bước ra để vạch trần tổ chức đen tối này.

Cô ấy cũng đề cập đến Halloween, nói rằng nếu như mọi người thực sự biết được những gì đang xảy ra thì sẽ không ai dám “ăn mừng” và vui đùa với nó nữa. Cô giải thích rằng ‘13 gia tộc’ dùng đêm Halloween là một đêm hiến tế quan trọng nhất của họ. Cô nói rằng đồng thời ở nước Mỹ có 6 địa điểm khác nhau, mà 13 gia tộc đó sẽ gặp mặt để cúng bái Satan và thực hiện những nghi lễ này.

Họ cho rằng họ có quyền cai trị phần còn lại của thế giới, vì họ chính là hậu duệ của các “vị Thần” cổ đại và thuộc dòng dõi hoàng gia. Cụ thể, 13 gia tộc này bao gồm:

  • Rothschild (Bauer hoặc Bower)
  • Bruce
  • Cavendish (Kennedy)
  • De Medici
  • Hanover
  • Habsburg
  • Krupp
  • Plantagenet
  • Rockefeller
  • Romanov
  • Sinclair (St. Clair)
  • Warburg (del Banco)
  • Windsor (Nhà Saxe-Coburg-Gotha)

Vào năm 2008, một người tên là Tony Alamo đã bị bắt vì tấn công tình dục một số cô gái vị thành niên. Một sự thật ghê sợ hơn nữa chính là,tổ chức của ông ta được thành lập trong Cơ đốc giáo để giúp đỡ chính những cô gái này. Tony là một trong những nhà truyền bá Phúc âm (giáo phái tin lành) trên chương trình truyền hình TBN – mạng truyền hình lớn nhất cho tín đồ Cơ đốc giáo.

Cô Wilder cũng tuyên bố vào những năm 90, tổ chức Cơ đốc giáo này chỉ là tổ chức trá hình trước công chúng, nhằm che giấu về bản chất Satan thực sự của Tony. Cuối cùng thì sự thật cũng đã được đưa ra ánh sáng.

Theo Wilder, Chính phủ ngầm sẽ bắt cóc hầu hết trẻ em từ các nước thế giới thứ ba để sử dụng trong các nghi lễ hiến máu. Hầu hết chúng là trẻ vô gia cư hoặc bị bắt cóc từ những gia đình bị đổ vỡ. Cô nói rằng, những đứa trẻ đại diện cho năng lượng thuần khiết nhất. Và sau đó bọn họ sẽ khủng bố chúng, sử dụng kiểm soát tâm trí và ma túy với chúng, cuối cùng đưa ra làm nghi lễ hiến tế.

Chúng sẽ rút dần máu của những đứa trẻ kia cho vào cốc, sau đó cùng nâng ly chúc mừng. Theo Wilder, còn rất nhiều thứ kinh tởm khác diễn ra trong suốt buổi lễ. Cô ấy khẳng định, tất cả những thứ quái dị trong ngày lễ Halloween ngày nay, từ những đồ trang trí đáng sợ, những người ăn mặc như ác quỷ, hồn ma, nhuộm máu giả lên người, thây ma,… v.v tất cả đều nằm trong “kế hoạch” để cho toàn bộ con người dần dần làm quen với chúng. Với tình hình hiện nay có thể nói, mọi người đều đã quá quen với việc nhìn thấy tất cả những thứ ma quỷ và đen tối này.

Thời gian gần đây, nhiều người có đức tin nói rằng chúng ta nên tổ chức Lễ hội Mùa gặt thay vì Halloween. Nhưng đối với các tổ chức ngầm, họ không quan tâm lễ hội đó tên gì, vì họ cũng sẽ chỉ coi nó như một mùa vụ “thu hoạch máu”.

Wilder còn nói về những cách thức khác nhau để diễn ra nghi lễ trên. Một trong các cách đó là họ thực sự sẽ tạo ra một hình lục giác, bên trong là một ngôi sao năm cánh, bên trong ngôi sao đó là một tam giác. Người được gọi là ‘Mẹ của bóng tối’ sẽ đứng trong đó, và triệu tập những con quỷ cổ xưa nhất mọi thời cổ đại.

Người được gọi là ‘Mẹ của bóng tối’ sẽ đứng trong tâm hình lục giác này, triệu tập những con quỷ cổ xưa nhất mọi thời cổ đại để thực hiện nghi lễ hiến máu. (Ảnh qua Youtube)

Sau khi Wilder bước ra và vạch trần những chuyện đen tối này, đã có rất nhiều người khác cũng dũng cảm kể những câu chuyện tương tự về ‘13 gia tộc’ trên. Ví như một cựu thành viên của Satan giáo – Glenn Hobbs, anh cũng bị kiểm soát tâm trí và buộc phải kết hôn với một cô gái còn rất trẻ. Nói đến Halloween, anh cho biết trong nghi thức hiến tế, bọn chúng sẽ để anh bị Satan chiếm hữu cơ thể và chúng còn giết nhiều con vật khác trong buổi lễ. Hơn nữa, anh còn được yêu cầu phải ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị tươm tất để trở thành một trong những vật tế lễ thượng phẩm của Chính phủ ngầm.

Tiếp đến, anh bị đưa đi cùng một cô gái đến nơi mà anh ta phải chứng kiến cảnh Chính phủ ngầm trói cô ấy lại, và làm một nghi lễ để hiến tế cô. Theo hiểu biết của Glenn, tất cả những người tham gia nghi lễ đều đã bị ma quỷ chiếm hữu. Máu của cô gái được lấy bằng một cách rất tàn nhẫn, sau đó họ cùng nhau thưởng thức như đang uống rượu vang vậy, thật đáng kinh sợ.

Những câu chuyện trên nghe có vẻ khó tin, nhưng trên thực tế nó vẫn đang diễn ra. Nhiều người cho rằng, Halloween không nhất thiết phải dừng lại, nhưng nó đã bị các thế lực đen tối lợi dụng để làm những việc tà ác. Quan trọng là thế giới còn rất nhiều người không hề hay biết gì về những điều đáng lên án này.

Tiểu Phúc (t/h)

Saturday, October 30, 2021

THOA ĐẦU PHỤNG (釵頭鳳)

Bài từ Thoa Đầu Phụng được Lục Du sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt:


Ban đầu Lục Du lấy người em họ (con cậu) là Đường Uyển, hai người rất tâm đầu ý hợp, nhưng thân mẫu của Lục Du lại không ưa Đường Uyển, lại nghe thêm những lời gièm pha nên bà buộc hai người phải ly hôn.

Về sau, Lục Du lấy Vương Thị, Đường Uyển cũng tái giá, lấy Triệu Sĩ Trình. Mấy năm sau, vào mùa xuân, hai người tình cờ cùng đi chơi vườn Thẩm, ngẫu nhiên gặp nhau. Đường Uyển lấy tình anh em họ, gửi rượu và dã vị mời Lục Du. Lục Du vô cùng thương cảm, vung bút đề lên bức tường trong vườn Thẩm bài Thoa Đầu Phụng này.

Đường Uyển sau khi đọc được bài này trong lòng rất đau khổ, làm một bài từ cũng theo điệu Thoa Đầu Phụng họa lại. Sau đó nàng đau buồn, lâm trọng bệnh mà qua đời.

Lục Du hay tin như sét đánh ngang tai, mấy phen khóc đến chết đi sống lại. Từ đó về sau, cái tên Đường Uyển đã trở thành một đề tài quen thuộc trong sáng tác văn chương của Lục Du. Mãi đến khi 84 tuổi ông vẫn không quên người vợ này, người tri kỷ lúc đầu của mình. Người đời đánh giá đây chính là một mối tình “thiên cổ hận”.


Đầu tiên là bài Thoa đầu phụng do Lục Du sáng tác:

Thoa đầu phụng - Lục Du

Hồng tô thủ,
Hoàng đằng tửu,
Mãn thành xuân sắc cung tường liễu.
Đông phong ác,
Hoan tình bạc.
Nhất hoài sầu tự,
Kỷ niên ly tác!
Thác! Thác! Thác!

Xuân như cựu,
Nhân không sấu,
Lệ ngân hồng ấp giao tiêu thấu.
Đào hoa lạc,
Nhàn trì các.
Sơn minh tuy tại,
Cẩm thư nan thác.
Mạc! Mạc! Mạc!



釵頭鳳 - 陸遊

紅酥手,
黃滕酒,
滿城春色宮牆柳。
東風惡,
歡情薄。
一懷愁緒,
幾年離索!
錯!錯!錯!

春如舊,
人空瘦,
淚痕紅浥鮫綃透。
桃花落,
閒池閣。
山盟雖在,
錦書難托。
莫!莫!莫!


Thoa Đầu Phụng (Dịch thơ: Nguyễn Phước Hậu)

Tay trăng hồng
Rót rượu vàng trong
Khắp thành xuân sắc
liễu tường cung son

Gió đông mãnh liệt
Tình yêu nghiêt ngã
Một lòng buồn bã
Bao năm ly biệt
Hết ! Hết ! Hết !

Xuân vẫn như cũ
Người sầu ủ rủ
Ngấn lệ hần nét tơ
Rơi rớt hoa đào
Gác lặng bên ao
Lờì thề non còn đó
Thơ gấm khó tỏ tường.

Đừng! Đừng! Đừng!


Còn đây là Thoa Đầu Phụng do Đường Uyển sáng tác:

Thoa đầu phụng - Đường Uyển

Thế tình bạc,
Nhân tình ác,
Vũ tống hoàng hôn hoa dị lạc.
Hiểu phong can,
Lệ ngân tàn.
Dục tiên tâm sự,
Độc ngữ tà lan.
Nan! Nan! Nan!

Nhân thành các,
Kim phi tạc,
Bệnh hồn thường tự thu thiên tác.
Giốc thanh hàn,
Dạ lan san.
Phạ nhân tầm vấn,
Yết lệ trang hoan.
Man! Man! Man!


釵頭鳳 - 唐婉

世情薄,
人情惡,
雨送黃昏花易落。
曉風乾,
淚痕殘。
欲箋心事,
獨語斜闌。
難!難!難!

人成各,
今非昨,
病魂常似鞦韆索。
角聲寒,
夜闌珊。
怕人尋問,
咽淚妝歡。
瞞!瞞!瞞!


Thoa đầu phụng - (Dịch thơ:Nguyễn Phước Hậu)

Tình đời đen bạc
Lòng người hiểm ác
Mưa chiều hoa tan tác
Gió sớm khô khan
Ngấn lệ vệt loan
Lời thư tâm sự tuôn tràn
Ngả nghiêng cô độc muộn màng than van
Nan! Nan! Nan!

Người gièm pha
Nay vầy mai khác
Tâm bênh phát tác eo sèo
Tiêng tù và lạnh lẽo
Đêm tàn hắt hiu
Ngại người hạch hỏi tìm tòi
Nghẹn ngào nuốt lệ làm vui
Lừa dối! Lừa dối!

Nguồn: Thi Viện




"BỨC TRANH QUỶ" TRONG BẢO TÀNG CỐ CUNG

"Bức tranh quỷ" trong Bảo tàng Cố cung, hơn 800 năm ai xem cũng không hiểu, phóng to gấp 10 lần mới phát hiện chi tiết đáng kinh ngạc

Chi tiết ẩn sâu bên trong bức tranh đã khiến nhiều người cảm thấy vô cùng kỳ lạ.


Nền văn hóa dân tộc Trung Quốc từ khi bắt đầu đến nay đã trải qua hơn 5000 năm phát triển, trong quãng thời gian hơn 5000 năm ấy, các thế hệ người Trung Quốc đã sáng tạo ra vô vàn tác phẩm, văn vật phong phú, đầy độc đáo.

Trải qua các cuộc chiến tranh, theo dòng lịch sử, các văn vật lịch sử trở thành những di tích, của cải mang giá trị văn hóa trên con đường phát triển lịch sử xã hội của nhân loại. Đặc biệt trong đó chính là những tác phẩm hội họa, chúng không chỉ mang giá trị nghiên cứu quý giá về mặt lịch sử mà còn mang giá trị giáo dục và nghệ thuật khác biệt.

Tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của Trung Quốc là tác phẩm "Thanh minh thượng hà đồ" (清明上河圖), là tác phẩm được họa sĩ nổi tiếng thời Bắc Tống Trương Trạch Đoan sáng tác.

Với chiều dài 528,7 cm, rộng 24,8 cm, tác giả sử dụng phương pháp tán điểm thấu thị (tức là người họa sĩ lấy hướng nhìn từ trên xuống dưới, từ trước đến sau, từ gần đến xa, căn cứ theo tình huống để vận dụng linh hoạt, không có điểm nhìn cố định hay tiêu điểm cố định), đã khắc họa sinh động hình ảnh đô thành thời Bắc Tống thế kỷ 12 cùng cuộc sống sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân trong xã hội bấy giờ.

"Thanh minh thượng hà đồ" (清明上河圖)

Bức tranh là minh chứng cho cuộc sống phồn hoa của đô thành Biện Kinh thời Bắc Tống, đồng thời khắc họa lại khung cảnh sinh hoạt cùng kinh tế ở kinh đô Bắc Tống. Sau khi được phát hiện ra, bức họa "Thanh minh thượng hà đồ" đã trở thành 1 trong 10 danh họa được truyền từ đời này sang đời khác của Trung Quốc, được xem là bảo vật quốc gia, được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung.

Thực tế, trong Bảo tàng Cố cung còn lưu giữ rất nhiều bảo vật khác, trong đó quý giá nhất là các bức tranh chữ, những bức tranh chữ mang giá trị lịch sử khác nhau chiếm khoảng một nửa trong Bảo tàng Cố cung.

"Bức tranh Quỷ" trong bảo tàng Cố cung

Những tác phẩm vô cùng nổi tiếng trong Bảo tàng Cố cung không chỉ có riêng bức họa "Thanh minh thượng hà đồ" mà còn có một bức họa khác nổi tiếng vì sự khác biệt và phong cách kỳ lạ của nó, đó chính là bức họa "Khô Lâu huyễn hí đồ".

Đây là tác phẩm do vị danh họa Lý Tung thời Nam Tống vẽ nên, nội dung bức tranh kể về cảnh vui chơi của phụ nữ và trẻ nhỏ thời Nam Tống.

Khung cảnh chủ đạo trong bức tranh "Khô Lâu huyễn hí đồ" (骷髏幻戲圖) là không khí vui vẻ, yên bình, nhưng hình ảnh bộ xương chơi múa rối trong bức tranh lại chẳng ăn nhập với không khí đó, khiến người xem cảm thấy kỳ lạ.

"Khô Lâu huyễn hí đồ" (骷髏幻戲圖)

Phải biết rằng là, vào thời cổ đại, người ta thường kiêng kỵ chuyện quỷ thần, những câu chuyện liên quan đến ma quỷ cũng rất ít khi được nhắc đến, vậy tại sao hình ảnh bộ xương lại xuất hiện trong bức tranh này? Liệu đằng sau nó ẩn giấu câu chuyện như thế nào?

Bấy giờ, khi bức tranh này được ra đời, rất nhiều người đều không thể hiểu được ý nghĩa bên trong đó là gì. Đến khi có được bức tranh, các chuyên gia cũng vẫn không thể hiểu hết ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt là gì, trải qua hơn 800 năm, vẫn chẳng có ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác.

Thực ra, bức tranh này có liên quan nhiều đến văn hóa thời kỳ Nam Tống, trong xã hội lúc bấy giờ, hình ảnh bộ xương thường được dùng để ẩn dụ một cách hài hước khi nói về người, nhưng theo thời gian trôi qua, cách so sánh này đã dần bị lãng quên, cũng chính vì lí do đó mà khi nhiều người khi thấy bức tranh này lại cảm thấy kỳ lạ.


Sau này, các chuyên gia đã phóng lớn bức họa gấp 10 lần, sau khi quan sát kỹ lưỡng tỉ mỉ mới phát hiện ra chi tiết đáng kinh ngạc.

Bộ xương trong bức tranh có tổng cộng 206 chiếc xương, điều này phải giải thích như thế nào?

Sự thực đúng là, cơ thể con người có tổng cộng 206 chiếc xương, nhưng vào thời đại bấy giờ, khi trình độ y học còn nhiều hạn chế và lạc hậu, con người liệu có thể hiểu rõ về cấu tạo cơ thể người đến vậy chăng?


Mặc dù bức họa này còn ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn, nhưng không thể phủ nhận tài năng hội họa trác tuyệt của Lý Tung. Trong xã hội phong kiến thời bấy giờ, ông có thể vẽ ra một bộ xương có thần thái đến vậy, lại có sự hiểu biết uyên thâm về cấu tạo cơ thể người đến vậy, quả là điều khiến mọi người phải kinh ngạc, tán dương.

Rõ ràng là để vẽ được nên bức họa này, Lý Tung đã phải nghiên cứu chi tiết về cơ thể người, không thể phủ nhận, sự kính nghiệp, chuyên nghiệp như vậy của người họa sĩ là vô cùng xứng đáng để chúng ta kính phục ông.

Bức họa này mang giá trị lịch sử to lớn, xứng đáng để các chuyên gia nghiên cứu và tìm hiểu về nó.

Khánh An

VÌ SAO BỊ CẢM ĂN SÚP GÀ RẤT "SƯỚNG"?

Khi đang khổ sở vì cảm lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta được ai đó nấu cung cấp một bát súp gà nóng hổi: hít hà hơi nóng và nhấp ngụm súp đầu tiên, cảm giác như âm ấm lan tỏa khắp cơ thể, mũi thông thoáng và bớt đau nhói khiến bạn cảm thấy nhẹ bẫng tiến xa hơn. Điều gì khiến súp gà trở thành một phương thuốc chữa cảm lạnh tốt như vậy?


Súp gà sự thi hành loãng chất nhớt và thông đường thở

Đầu tiên, ăn súp gà có thể chữa được cảm lạnh là nhờ cysteine. Cysteine ​​là một axít amin giúp sự thi hành loãng chất nhớt dự trữang mũi và phổi, giúp hồi phục sau cảm lạnh. Thịt gà rất giàu cysteine, hầm chín thịt sẽ giải phóng cysteine ​​vào nước dùng.

Đây là kết quả của một nghiên cứu nổi tiếng về súp gà, diễn ra vào năm 1978. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Mount Sinai, Hoa Kỳ, đã thử nghiệm để xem xét tác dụng thông mũi các 3 loại chất lỏng sau đây: nước đá, nước nóng và súp gà. Họ phát hiện ra rằng chất lỏng nóng có tác dụng làm thông đường thở tốt hơn nhiều so với nước đá, và súp gà trội hẳn tiến xa hơn so với nước nóng bình thường.

Chất nhầy càng lỏng, chảy ra càng dễ thì việc loại bỏ virus gây cảm lạnh càng hiệu quả hơn, đồng thời giúp bạn giảm cơn đau.

Thịt gà rất giàu cysteine, một axit amin giúp làm loãng chất nhầy trong khoang mũi.

Súp gà giúp giảm viêm

Lý do khiến bạn nghẹt mũi khi bị cảm lạnh là do viêm. Khi đường mũi nhiễm phải virus, một loạt hóa chất, được gọi là cytokine sẽ được giải phóng. Các cytokine này về cơ bản phát ra dấu hiệu báo động khu vực nào đó đang bị virus xâm nhập, gây ra phản xạ quá mẫn.

Sau khi nhận được dấu hiệu, các mạch máu sẽ tự động long ra và tăng lưu lượng máu đến đường thở mũi. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm bạch cầu, loại thành viên bảo vệ chính trong hệ thống miễn dịch có thể vươn tới được khu vực “cấp bách”. Các thành mạch máu cho phép các thành viên bạch cầu chui qua, di chuyển đến đường hít thở, dẫn đến viêm.

Súp gà làm giảm viêm bằng cách ngăn các thành viên bạch cầu di chuyển và bám vào các mô đường thở. Một bài báo của tác giả Barbara Rennard phát hành vào năm 2000, đã nghiên cứu sự di chuyển của bạch cầu tính trung hoà (neutrophils) – một loại thành viên bạch cầu quan trọng, hướng tới một chất hấp dẫn hóa học (thứ mà bạch cầu tính trung hoà di chuyển tới) thường được dò ra trong các phản xạ viêm và súp gà.

Họ phát hiện ra rằng, súp gà khi kết hợp với chất hấp dẫn hóa học, đã ngăn không cho bạch cầu tính trung hoà di chuyển tới hóa chất đó.

Súp gà làm giảm viêm bằng cách ngăn các thành viên bạch cầu di chuyển và bám vào các mô đường thở.

Tác giả của nghiên cứu đã lấy một công thức làm chuẩn để nấu súp gà và gọi đó là “Công thức của bà”, sau đó, so sánh món súp được tuân theo công thức chuẩn này với súp gà đóng hộp. “Công thức của bà” đã đánh bại tất cả các loại súp đóng hộp, ngoại trừ một món: mỳ Campbell’s Ramen hương vị gà. Món mỳ này có khả năng giảm sự di chuyển của bạch cầu tính trung hoà tốt hơn so với súp gà nấu theo công thức chuẩn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã không thân thể định thành đoạn chính xác trong mỳ gây ra phản xạ ức chế này.

Một nghiên cứu khác, được công bố vào năm 2012 cho thấy, một chất hóa học gọi là carnosine ức chế các phản xạ tiền viêm thường thấy trong cảm lạnh bình thường. Carnosine cũng được dò ra trong thịt gà.

Súp gà có đi theo các thức ăn hỗ trợ phục hồi cơ thể

Không có công thức nấu súp gà lsuy nghĩ nào, nhưng một vài loại rau củ như hành tây, cà rốt, cần tây, nấm, tỏi và gừng được đặc biệt ưa chuộng. Đây là những thành phần thực sự đưa cho súp gà trở thành loại thức ăn phục hồi hàng đầu.

Hành tây giải phóng canxi, lưu huỳnh và protein giúp chống sưng và giảm nghẹt mũi. Cà rốt rất giàu vi-ta-min A, giúp tăng cường các thành viên bạch cầu để chúng chống lại nhiễm phải trùng tốt hơn.

Các loại gia vị như tỏi, gừng và hồ tiêu giúp thông mũi. Một thử nghiệm diễn ra vào năm 2001 cho thấy, những người tiêu thụ tỏi hồi phục sau cảm lạnh nhanh hơn là những người tự phục hồi. Gừng cũng có tác dụng chống cảm lạnh.

Cô Rennard (tác giả của bài báo nghiên cứu về súp gà) và các đồng nghiệp còn phát hiện ra rằng, việc phụ thêm vào các loại rau sẽ làm làm giảm hiệu quả hoạt động của súp gà. Tuy nhiên, các thí nghiệm của họ chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm và chưa áp dụng trên cơ thể người, vì vậy không nên ngừng ăn rau chỉ vì phát hiện chưa được kiểm chứng này.

Đối với những người ăn kiêng và người ăn kiêng trường, một món súp nóng bổ dưỡng nấu từ rau củ cũng sẽ ưu tú! Các loại rau như cà rốt, hành tây, cần tây và rau mùi đều ngăn chặn sự di chuyển của bạch cầu tính trung hoà, đi theo các gia vị như tỏi và gừng, đường thở mũi sẽ thông thoáng hơn.

Uống trà cũng sẽ giúp thông mũi. Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Molecules cho thấy súc miệng bằng trà, hay điển hình hơn là trà giàu catechin (một loại hóa chất trong trà), làm giảm nguy cơ nhiễm cúm.

Trong các loại chất lỏng, súp gà là loại đứng đầu về hiệu quả chữa cảm lạnh, tiếp đó là trà và nước nóng.

Vì vậy, khi bị cảm lạnh, hãy nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể , để vài chiếc khăn giấy bên cạnh, xem chương trình truyền hình yêu thích và uống cạn khi súp gà vẫn còn nóng!

Theo: VnReview
Link tham khảo:


BÁNH CUỐN TRỨNG, PHỞ VỊT QUAY - 2 MÓN ĂN KINH ĐIỂN Ở LẠNG SƠN

Bánh cuốn trứng và phở vịt quay là hai món ăn được liệt vào hàng bắt buộc phải nếm của du khách khi đến thăm thành phố vùng biên giới Lạng Sơn.


Đến với Lạng Sơn bạn không thể bỏ lỡ những món ăn ngon lành của mảnh đất vùng biên này như vịt quay, lợn quay mắc mật, khâu nhục, lạp xưởng... và ngoài ra cũng không thể không nhắc đến món bánh cuốn trứng và phở vịt quay, hai món ăn được liệt vào hàng trứ danh của thành phố này.

Bánh cuốn trứng

Bánh cuốn vốn là món ăn sáng thanh nhẹ và được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt khi đến với Lạng Sơn, bạn không chỉ được thưởng thức món bánh cuốn thông thường mà còn được thưởng thức món bánh cuốn trứng trứ danh. Cũng được tráng như bột gạo nước nhưng thay vì phần nhân thịt mộc nhĩ thì ở đây người ta lại đập một quả trứng vào giữa nồi hấp rồi đậy nắp vung cho trứng chín hơi, sau đó mới dùng que tre gấp bánh lại và cho ra đĩa. Bên trên dĩa bánh cuốn được rắc chút thịt băm chà nguyễn có màu vàng nâu hấp dẫn.

Các cô hàng bánh cuốn ở đây rất chiều khách, bạn có thể dặn ăn trứng chín kĩ hay chín lòng đào và được đáp ứng vui vẻ.

Nước dùng của bánh cuốn ở đây không phải là nước mắm pha như bình thường mà gồm một chút thịt xay rang khô và bông lên, rắc chút rau mùi thái nhỏ rồi mới rót lên thứ nước mắm chấm mỡ hành pha vừa vị. Đặc biệt theo đúng tinh thần xứ Lạng, mỗi bàn ăn đều có thêm một lọ măng ngâm ớt để khách hàng tùy ý gia giảm vào bát nước chấm của mình.

Nước chấm được giữ nóng trong bình ủ.

Ngoài bánh cuốn trứng bạn có thế thử thêm món bánh cuốn nhân thịt bình thường. Cuốn bánh ở đây to hơn, với phần nhân cũng là nhân thịt băm rang khô chứ không phải là nhân thịt mộc nhĩ như dưới xuôi.


Các quán bánh cuốn trứng nằm rải rác trong thành phố, một số quán bánh cuốn ngon nằm ở phố Nguyễn Du, Lê Lợi, Ngô Gia Tự. Giá trung bình khoảng 30 nghìn cho một bánh cuốn trứng và một dĩa ba cuốn bánh cuốn nhân thịt thông thường.

Phở vịt quay

Có thể nói, phở vịt quay là một món ăn nhất định bạn phải thử khi đến vùng đất của rượu Mẫu Sơn này. Món ăn này hấp dẫn người ăn bởi cái tên cũng như phần nguyên liệu lạ miệng. Thay vì sử dụng thịt bò hay thịt gà để chế biến thì phở ở đây lại sử dụng những miếng vịt quay thơm lừng với da đỏ bóng mỡ màng.

Mỗi thìa nước phở là sự tổng hòa của vị ngọt từ nước xương, vị thơm của gia vị hành lá và ngọt mềm của từng miếng thịt.

Bên cạnh mỗi tô phở còn có một bát nước quay vịt hoặc một bát xì dầu đi kèm. Theo cô chủ quán nói, nếu ăn đúng điệu kiểu người xứ Lạng, bạn phải chan phần nước quay vịt vào bát phở để ăn kèm. Tuy nhiên cách ăn này khá ngấy, không phải du khách nào cũng quen. Hiểu ý khách hàng nên mỗi quán ăn đều có sẵn lọ măng chua ngâm để ăn kèm giải ngấy. Phần nước quay vịt đậm đà nếu không chan có thể để chấm thịt vịt ăn kèm phở làm tăng vị đậm đà của miếng thịt.

Nước dùng của món phở vịt nóng hổi, thơm và ngọt. Khi ăn thực khách gặp thêm vài miếng măng chua ngâm ớt ăn cùng để làm giảm độ ngậy của món ăn béo ngậy này.

Bạn có thể thưởng thức món phở vịt ở hầu khắp các hàng quán như quán Hải Xồm trên phố Bà Triệu. Giá mỗi tô phở dao động từ 25 đến 30 nghìn đồng.

Theo: afamily / Trí Thức Trẻ



NHẶT ĐƯỢC KIM CƯƠNG GIỮA LỐI BÙN

Thiền sư Gudo là thầy của Thiên hoàng. Dù vậy, ngài thường đi xa một mình như là một hành khất lang thang. Ngày nọ trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của Nhật thời đó, Gudo đến gần một làng nhỏ tên Takenada. Trời đã tối và mưa rất lớn. Gudo ướt sũng cả người. Đôi dép rơm của ngài đã rã nát. Đến một căn nhà gần làng ngài thấy có bốn năm đôi dép trên cửa sổ và quyết định mua vài đôi khô.


Một người đàn bà mang dép ra cho ngài và, thấy ngài ướt sũng, bèn mời ngài vào nhà chị trú qua đêm. Gudo nhận lời, cám ơn chị. Ngài vào nhà, tụng một bài kinh trước bàn thờ gia đình. Sau đó ngài được giới thiệu đến mẹ và các con của chị. Thấy cả nhà có vẻ trầm uất, Gudo hỏi có chuyện gì không ổn.

“Chồng con là người mê cờ bạc and say sưa,” chị nói. “Khi anh ấy thắng, anh uống say và trở nên dữ dằn. Khi thua, anh vay tiền của người khác. Đôi khi say quá mức, anh không về nhà luôn. Con làm gì được bây giờ?”

“Tôi sẽ giúp anh ấy,” Gudo nói. “Tôi có tiền đây. Chị mua dùm tôi môt bình rượu lớn và ít đồ ăn. Xong rồi chị có thể đi nghỉ. Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ.”

Khi anh chồng về nhà lúc nửa đêm, say mèm, anh rống: ‘Ê, vợ, tôi đây. Có gì cho tôi ăn không?”

“Tôi có chút ít cho anh,” Gudo nói. “Tôi bị kẹt mưa và vợ anh rất tử tế, hỏi tôi ở lại đây qua đêm. Để trả ơn tôi đã mua một ít rượu và cá, vậy anh ăn luôn một thể.”

Anh chồng vui vẻ. Uống một hơi hết hủ rượu và nằm lăn xuống sàn. Gudo ngồi thiền cạnh anh ta.

Đến sáng anh chồng thức dậy và quên mất mọi sự đêm hôm trước. “Ông là ai? Ông tới từ đâu?” anh ta hỏi Gudo, người vẫn đang ngồi thiền.


“Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi đang trên đường đi Edo,” thiền sư trả lời.

Anh chồng thấy rất xấu hổ. Anh lính quýnh xin lỗi vị thầy của Thiên hoàng.

Gudo mỉm cười. “Mọi sự trên đời đều vô thường,” ngài giải thích. “Cuộc đời rất ngắn. Nếu anh cứ tiếp tục đánh bạc và say sưa, anh sẽ chẳng còn tí thời gian nào để làm được việcgì khác, và anh sẽ làm gia đình anh đau khổ nữa.”

Đầu óc của người chồng bỗng thức tỉnh như từ trong một giấc mơ. “Thầy nói rất phải,” anh nói. “Làm sao con có thể trả ơn thầy cho những lời dạy vi diệu này! Để con tiễn thầy đi một đoạn và mang đồ cho thầy.”

“Được, nếu anh muốn vậy,” Gudo đồng ý .

Hai người ra đi. Được ba dặm, Gudo bảo anh chồng đi về. “Thêm năm dặm nữa thôi,” anh kèo nài. Họ đi tiếp.

“Anh về được rồi,” Gudo đề nghị.

“Mười dặm nữa,” anh chồng nói.

“Về đi,” Gudo nói khi đã xong mười dặm.

“Con sẽ theo thầy cả đời,” anh chồng tuyên bố.

Các thiền sư Nhật ngày nay đều phát sinh từ dòng của một thiền sư nổi tiếng kế vị Gudo. Đó là thền sư Mu-nan, người đàn ông không bao giờ quay lại.


Bình:

* Đồ tể buông đao thành Phật. Mỗi người là Phật đang thành. Saul bách hại con Chúa, sau lại trở thành Thánh Paul, cột trụ chính của giáo hội Thiên chúa giáo.

Tôn kính mọi người, như Bồ tát Thường Bất Khinh đã làm. Đừng bao giờ có thành kiến, kỳ thị, và coi thường ai.

* Không có nơi nào là không thể có Phật. Đừng coi thường các vũng bùn thế gian.

* Gudo chỉ tính bảo anh say đừng say nữa, nhưng anh say tỉnh ngộ sâu thẳm đến mức theo tu vĩnh viễn và thành đại thiền sư. Có nghĩa là Gudo không khai sáng cho anh say, mà chính anh say khai sáng mình; Gudo chỉ tạo một tí cơ hội mà thôi.

Tâm của mỗi chúng ta đã sáng từ nguyên thủy, đang bị lu mờ, chỉ cần một tí cơ hội vào đúng lúc là tâm có thể tự tỏa sáng trở lại.


* Nếu các lời Gudo nói mà chỉ đọc trên Internet, hay do người khác nói, thì chưa chắc đã có ảnh hưởng sâu đậm trên anh say đến thế. Sự hiện diện của Gudo, cái từ tốn tĩnh lặng an lạc và nguồn năng lượng toát ra từ người Gudo nhất định là có ảnh hưởng rất lớn trên anh say. Mỗi người chúng ta có một “dáng vẻ”, một bóng dáng nội tâm toát ra bên ngoài như thế.

* Việc anh say Mu-nan gặp đại thiền sư Gudo có phải là duyên kỳ ngộ không? Ta có nên suy gẫm một tí về hai chữ “nhân duyên” không?

* Bạn đã có bao giờ nghe “tiếng gọi” nào mãnh liệt trong lòng bạn như tiếng gọi anh say đi theo Gudo không? Bạn trả lời tiếng gọi đó thế nào?

Trần Đình Hoành dịch và bình