Tương truyền, các võ sĩ samurai Nhật Bản khi bị thương thường ăn lá "lá ngày mai" Ashitaba. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học từ Áo đã phát hiện một hợp chất có tên 4,4’-dimethoxychalcone (DMC), một "thần dược" trường sinh bất lão trong lá của cây này.
DMC trong "lá ngày mai" Ashitaba đã vượt qua thử nghiệm bảo vệ các tế bào của nấm men, giun và ruồi giấm khỏi sự lão hóa.
Đây là quy trình quan trọng để duy trì sức khỏe khi cơ thể ngày càng lão hóa. Nếu tế bào không thể hoạt động hiệu quả để loại bỏ những thành phần đã bị hư hỏng thì lâu dần, những thành phần này tích tụ có thể gây nhiều bệnh, trong đó có ung thư.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm hợp chất này trên chuột và phát hiện chúng có thể giúp trái tim các con chuột tự làm sạch tế bào hư hỏng và tái tạo tế bào mới.
Theo giáo sư Frank Madeo - người đứng đầu nghiên cứu, quá trình làm sạch đó chính là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt khi tuổi dần cao, từ đó giúp kéo dài sự sống, đánh bay các dấu hiệu tuổi già.
Họ còn phát hiện DMC phát huy khả năng bảo vệ cơ thể khỏi một loại tổn thương gan do nhiễm độc rượu. Thử nghiệm được tiếp nối với các tế bào của người và cũng phát huy tính năng giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, các tác giả cũng thận trọng khuyến cáo dù các thí nghiệm đều cho thấy DMC có thể tác động tới tế bào của con người, nhưng đây mới là những giai đoạn nghiên cứu sơ khai và cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trước khi có thể áp dụng thử nghiệm lâm sàng với người.
Cây Ashitaba là một loại cây lâu năm thuộc họ Apiaceae có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đây là loại cây sinh trưởng nhanh, có sức sống mạnh mẽ. Chính vì thế có người nói rằng “Nếu hôm nay bạn hái lá Ashitaba thì ngày mai những chồi mới sẽ mọc ra ngay”.
Có một truyền thuyết kể rằng, người xưa xem lá Ashitaba là “thuốc trường sinh bất tử”. Chính vì thế, Hoàng đế nhà Tần và nhà Hán đã phái người đến Nhật Bản để tìm kiếm thần dược này.
Trong số các loại rau củ, lá Ashitaba rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các chất có trong lá này rất cân bằng. Ngoài ra, trong lá Ashitaba có chứa hàm lượng Protein cao.
Từ lâu, nhiều người dân đã tin rằng đây là loài cây tốt cho sức khỏe nhiều mặt, thông qua khả năng giúp cơ thể mau phục hồi chấn thương mà các samurai đã ứng dụng.
Đây là lý do người ta đang cố gắng đem trồng loài cây này ở nhiều vùng khác ngoài khu vực sinh trưởng tự nhiên của chúng.
Thùy Dung (T.H)
No comments:
Post a Comment