Monday, April 4, 2022

HÀN QUỐC TRỞ NÊN GIÀU CÓ RA SAO?

Bạn có thể đã nghe nói về Hàn Quốc bởi vì đó là nơi điện thoại di động của bạn, hay màn hình TV của bạn, hay thậm chí chiếc xe của bạn đã được sản xuất…hay bởi vì đó là nơi có video Youtube được xem nhiều nhất. Đúng, Hàn Quốc là một cường quốc: không chỉ về mặt văn hóa và còn về mặt kinh tế nữa. Tôi chắc chắn rằng mọi người đang đọc bài viết này có ít nhất, một sản phẩm từ Samsung.

South Korea : munplanet.com

Đúng, Hàn Quốc là một cường quốc: không chỉ về mặt văn hóa và còn về mặt kinh tế nữa. Tôi chắc chắn rằng mọi người đang đọc bài viết này có ít nhất, một sản phẩm từ Samsung, Hyundai hay LG xung quanh bạn. Các công ty Hàn Quốc đang phát triển cực mạnh. Và đây là một điều bất ngờ vì trong thập niên 1960, Hàn Quốc là một đất nước rất nghèo. Và không, chúng ta không nói nghèo một cách tương đối nhé.

Những nước khác như Gabon hay Zimbabwe thời đó phát triển hơn nhiều. Dù gì đi nữa, trong chỉ một thế hệ, Hàn Quốc đã đi từ nghèo đói trở thành một trong những xã hội thịnh vượng nhất trong thế giới. Và câu hỏi là: họ đã làm gì ở Hàn Quốc để trở nên giàu có như vậy? Khoan đã, bởi vì tôi biết rằng bạn đang suy nghĩ gì nếu bạn là một người xem thường xuyên. “Đây chỉ là một bài viết nơi mà chúng ta giải thích một đất nước đã trở nên vô cùng giàu có vì chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do, đúng không? Đúng không? Vâng, xin lỗi để làm bạn thất vọng, hoặc không. Nhưng câu chuyện của Hàn Quốc hơi khác một chút.

Đương nhiên, so sánh với nước láng giềng của họ ở phía bắc, Hàn Quốc là một thiên đường tự do, nhưng mô hình kinh tế của họ có một yếu tố khiến nó khác biệt với phần còn lại của thế giới. Cho nên….những lý do gì giải thích sự phát triển kinh ngạc của Hàn Quốc? Và quan trọng hơn…tại sao bài Gangnam Style lại gây phẫn nộ ở Hàn Quốc như vậy? Cả hai câu hỏi này thực sự liên quan tới nhau và những câu hỏi đó chúng ta sẽ trả lời trong bài viết này.

TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI. Như bạn có thể đã biết, vào năm 1953, bán đảo Hàn Quốc bị chia thành hai sau một cuộc chiến dã giết chết 2 triệu người. Vào thời đó chúng ta có thể nói rằng Hàn Quốc là đất nước đang khó khăn hơn về kinh tế. Miền bắc có tất cả những ngành công nghiệp và công ty, trong khi miền Nam là một vùng đất nông nghiệp và kém phát triển. Các trường học không có bàn học và đa số học sinh được cung cấp dinh dưỡng từ sữa bột được tặng bởi Mỹ và Châu Âu.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee có đóng góp lớn vào "kỳ tích sông Hán" của nước này. Ảnh: Getty Images.

Đó là vì sao, vào thập niên 1960, sau nhiều cuộc biểu tình, Tướng Park Chun Hee đã tổ chức một cuộc đảo chính và chiếm chính quyền trong đất nước. Và Hàn Quốc đã trở thành một nước độc tài quân chủ bằng cách đó. Trong 27 năm kế tiếp đất nước đã có 3 nhà độc tài khác nhau. Và tất cả đều nắm quyền bằng một cách bạo lực – bằng cách lật đổ nhà độc tài cũ. Dù gì đi nữa, mặc cho sự bất ổn về chính trị, có những khoảng thời gian khi mô hình kinh tế Hàn Quốc đã được tạo ra. Nhưng khoan đã, bởi vì nền kinh tế này không có tự do như bạn nghĩ đâu.

Thậm chí, một thị trường tự do được tổ chức từ dưới lên trên. Các doanh nghiệp tư nhân quyết định họ muốn bán gì, khi nào và bằng cách nào. Lúc đó, nhà nước can thiệp và quy định tất cả hoạt động kinh tế thông qua luật pháp. Vâng, cơ chế của Park Chun Hee hoàn toàn khác ngược. Đây là một hệ thống TỪ TRÊN XUỐNG.

Chính sách của ông ta là để gặp những gia đình quan trọng nhất trong đất nước, những người kiểm soát đa phần ngành công nghiệp Hàn Quốc. Nhóm này bao gồm những nhà sáng lập của Samsung và LG. Vì vậy ông ta đã đưa họ vào một cái phong và nói “Nè, từ giờ trở đi, tôi sẽ đưa các ông tất cả những gì các ông cần để phát triển kinh tế.” Nếu năm nào đó ông không thể trả thuế, thì không sao cả. Tôi sẽ tha lỗi cho ông.

Ông có cần sự hỗ trợ kinh phí không? Đây nè, lấy đi. Ông có cần vay tiền từ nước ngoài không? Vâng, chính phủ sẽ cam kết gói vay của ông. Thậm chí nếu ông không thể trả nợ của mình, nhà nước sẽ giúp đỡ các ông. “Nếu chúng ta yếu đuối, đất nước chúng ta sẽ rơi vào lâm nguy. Để có thể có một đất nước không sụp đổ, nó phải xây dựng sức mạnh riêng của nó.” – Park Chun Hee Dù gì đi nữa, không giống như những nước khác như Pháp, Hàn Quốc đã không đặt bất cứ rào cản đối với giao thương quốc tế. Thực ra, từ điểm đó, chính phủ đã bảo đảm luật pháp và mức thuế thấp cho tất cả doanh nghiệp, cho dù họ có đến từ đâu trên thế giới đi nữa.

Nhưng không chỉ vậy, Park Chun Hee đã ban hành vô số khoản trừ thuế cho các công ty và cá nhân để đầu tư và tích lũy tiền. Nói cách khác, những tập đoàn khổng lồ như Hyundai hay Lotte đã phải cạnh tranh trong một thị trường mở với những tập đoàn khổng lồ khác từ Nhật Bản hay Mỹ. Nhưng, cùng lúc đó, họ có sự hỗ trợ từ chính phủ. Vì Hàn Quốc không có tài nguyên tự nhiên nhưng một dân số lớn, những công ty đó tập trung vào những ngành mà yêu cầu một lực lượng lao động lớn: sản xuất. Và đây là sự khởi đầu của QUỐC GIA CHAEBOL.


Tưởng tượng đời sống của 100,000 công nhân được tuyển dụng bởi Samsung ở Hàn Quốc. Anh ta thức dậy vào buổi sáng trong một căn nhà được xây dựng bởi CyT, công ty xây dựng được điều hành bởi Samsung. Trong khi anh ta ăn sáng, anh ta xem video của Visual Politik. Anh ta coi bằng chiếc điện thoại Samsung Galaxy của mình. Sau đó, anh ta lấy chiếc xe Renault-Samsung của mình. Vâng, có thể bạn chưa biết điều đó, nhưng xe Renault được sản xuất bởi Samsung ở Hàn Quốc.

Và hãy đoán xem bảo hiểm xe của anh ta đến từ đâu. Đúng đó, bạn sắp hiểu rồi đó, anh ta có nó từ Samsung. Rồi sau một ngày làm việc mệt mỏi….vâng, bạn hiểu rồi đó. Bây giờ người Hàn Quốc của chúng ta muốn uống vài chai bia với đồng nghiệp của mình. Cho nên anh ta đi đến quầy bán của…đúng, bạn hiểu rồi đó (Samsung). Sau đó, cuối tuần tới. Và người bạn của chúng ta muốn có thời gian với vợ và con cái của mình. Anh ta quyết định đưa họ đến một chỗ. Bạn nghĩ anh ta sẽ đi đâu? Đúng, anh ta sẽ đi đến khu công viên giải trí như Disney của Samsung.

Nói cách khác, nếu bạn làm việc cho Samsung, công ty là tất cả đối với bạn. Chúng ta đang nói về CHAEBOL lớn nhất ở Hàn Quốc. Và bạn có thể tự hỏi. Chaebol thật ra là cái gì? Chaebol là những tập đoàn khổng lồ được hỗ trợ bởi nhà nước. Vài trong số họ, như công ty Daewoo vốn không còn nữa, được bắt đầu bởi chính quyền. Những công ty khác, như Hyundai, được thành lập vào thập niên 1940. Tất cả đều được bắt đầu là công ty gia đình, nhưng khi càng phát triển, họ đã trở thành những công ty niêm yết trên sàn. Và tất cả đều có những ngành nghề kinh doanh khác nhau. Để ví dụ, LG nổi tiếng vì TV của họ và điện thoại di động của họ. nhưng ở Hàn Quốc, họ cũng là nhà phân phối của Coca-Cola. Tổng cộng, có tầm 1000 chaebol và họ là những tài sản lớn nhất trong nền kinh tế Hàn Quốc. Bây giờ, như tôi nói trước đây, chúng phủ đã đưa rất nhiều đặc ân.

Nhưng điều này không có nghĩa là họ sẽ ủng hộ hoàn toàn. Đó là vì sao khi một chaebol lớn như Daewoo phá sản, không có ai đến giải cứu họ cả. Và đây là những động lực rõ ràng cho các công ty phải luôn sáng tạo. Để ví dụ, vào năm 2008, Sony, công ty Nhật Bản, muốn tạo ra TV OLED đầu tiên. Nhưng công nghệ này không đủ tiên tiến và màn hình quá đắt tiền, thậm chí đối với thị trường sang trọng. Cho nên các giám đốc của Sony đã trì hoãn dự án đó, và thực sự không tái bắt đầu lại. LG của Hàn Quốc đã có công nghệ tương tự và vấn đề tương tự. Vậy họ đã làm gì? Họ đã sản xuất điện thoại đi dộng màn hình OLED, với màn hình nhỏ hơn.

Bằng cách này, họ đã tận dụng lợi thế của tài sản của họ, và điều quan trọng hơn, họ đã học cách để làm việc với công nghệ mới. Đó là vì sao, trong một khoảng thời gian ngắn, họ đã tìm cách những cách để sản xuất những màn hình TV OLED với giá phải chăng. Nhưng khoan đã, bởi vì có một phần quan trọng để giúp giải thích văn hóa sáng tạo này.


NỀN GIÁO DỤC HÀN QUỐC. Chúng ta đều biết: học sinh Hàn Quốc đã luôn có những điểm thi tốt nhất trong các kỳ thi PISA quốc tế. Cả đất nước đều ngừng hoạt động cho cuộc thi đại học. Các trường học Hàn Quốc tiêu tất cả có thể để đảm bảo sự giáo dục tốt nhất cho học sinh của họ. Mặt trái là những học sinh đó cho mức tự sát thanh thiếu niên cao nhất trong thế giới. Thậm chí, cả Hàn Quốc đều có vấn đề với tự sát – đất nước có mức tự sát cao thứ nhì, theo đầu người, trong thế giới. Từ ban đầu, chính phủ hiểu rằng các chaebol sẽ cần những công nhân tay nghề cao. Cho nên họ đã thiết lập một hệ thống giáo dục mà phù hợp với các công ty của quốc gia.

Điều này giải thích vì sao trẻ em Hàn Quốc rất giỏi toán và có kỹ năng học thuộc lòng rất tốt. Hơn nữa, sự tôn kính của họ cho chính quyền và cấp bậc gần là như một tôn giáo. Và, điều này là vì sao không có ai trong số họ muốn bắt đầu một công ty. Ước mơ của mỗi người Hàn Quốc là đi làm cho một trong những công ty chaebol. Nếu họ làm việc cật lực, họ có thể thậm chí trở thành một nhà quản lý và có một căn nhà như thiên đường trên trái đất, trong cái quận nổi tiếng ở Seoul với cái tên mà nghe quen thuộc đối với bạn. Đúng, tôi đang nói về Quận Gangnam.

Ý NGHĨA CỦA GANGNAM STYLE là gì? Một con người và có giá nóng bỏng trong ngày. Một cô gái cổ điển, một người biết cách tận hưởng tự do của một tách cà phê nhưng khi đêm tới, trái tim cô ta trở nên ấm hơn bởi vì cô ta là một cô gái với hai mặt. Này, cô gái gợi cảm, anh đây là phong cách Gangnam. Đó là phần trích đoạn từ một bài hát nổi tiếng đã trở nên ưa chuộng vào năm 2012. Nó đã khiến ca sĩ chính của nó, PSY, gặp vấn đề với chính quyền bởi vì lời nhạc có những “nội dung không phù hợp.” Đối với một xã hội ám ảnh với sự tôn kính cho chính quyền, phong cách của PSY là một cái gì đó cực đoan như cách nhảy hip hop của anh từ Elvis từ thập niên 1950.

GANGNAM STYLE : idolator.com

Nhưng sự thật là một nền kinh tế giai cấp, một nền kinh tế là phụ thuộc dựa trên một số tập đoàn lớn không phải là một công thức tốt cho một nền kinh tế ổn định. Thậm chí, Hàn Quốc, đu rất lớn trong ngành sản xuất, đều đi sau những lĩnh vực khác như phục vụ hay tài chính. Và bởi vì nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào những quyết định của chính phủ và chaebol, gần như không có không gian nào cho các nhà khởi nghiệp cả. Hãy nghĩ xem, cho dù bạn muốn làm, cũng rất khó để bắt đầu một công ty khi các đối thủ cạnh tranh của bạn được hỗ trợ bởi chính quyền. Nhưng không chỉ vậy. Những cấu trúc giai cấp đó không hề hiệu quả như bạn nghĩ.

Thậm chí, đa số chaebol đã trở thành những tổ chức vô cùng quan liêu mà yêu cầu rất nhiều tiền để hoạt động. Lấy Samsung làm ví dụ. Công ty này dẫn đầu doanh thu trong thị trường điện thoại di động trên thế giới. Tuy nhiên, họ không kiếm được một đồng lợi nhuận nào. Và đó là một vấn đề. Nhưng, mọi thứ đã bắt đầu thay đổi. Rất nhiều thanh niên trẻ tuổi Hàn Quốc đã được ăn học ở Châu Âu hay Mỹ. Và bây giờ họ đang trở về đất nước của họ với một tư duy mới mẻ và phản biện hơn, cũng như một tinh thần khởi nghiệp hơn.

Thế hệ trẻ đang tạo ra gốc rễ cho một hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc để làm. Cho dù bạn muốn hay không, chúng ta phải thừa nhận rằng mô hình từ-trên-xuống này đã rất thành công ở Hàn Quốc. Nhưng dù gì đi nữa, vẫn có những câu hỏi cần được trả lời: chuyện gì sẽ xảy ra một ngày nào đó công ty Samsung sụp đổ? Chuyện gì sẽ xảy ra với đất nước nói chung? Và không chỉ vậy. Sự hôn nhân giữa chính trị và doanh nghiệp đã tạo ra rất nhiều động cơ tham nhũng trên quy mô lớn. Nhưng đó là một chủ đề khác chúng ta sẽ nói đến trong tương lai.

Theo Visual Politik / Cafe Ku Búa

No comments: