Sủi cảo và hoành thánh là hai thứ rất phổ biến ở Trung Quốc, nhưng vẫn có nhiều người không thể phân biệt được. Nhiều người thậm chí nghĩ rằng chúng giống nhau, nhưng chúng được gọi là khác nhau. Những người bạn có suy nghĩ như vậy là rất sai lầm, không những không giống nhau mà còn rất khác biệt! Qua bài viết này, ChineseRd sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu Sự khác nhau giữa sủi cảo và hoành thánh.
Lịch sử hình thành
Sủi cảo là một món ăn lâu đời của Trung Quốc, đều phổ biến tại miền Bắc và miền Nam. Đặc biệt là người phương Bắc thường ăn sủi cảo vào ngày Tết.
Ai là người tạo ra sủi cảo
Theo truyền thuyết, sủi cảo được Trương Trọng Cảnh tạo ra. Vậy Trương Trọng Cảnh là ai?
Trương Trọng Cảnh
Trương Trọng Cảnh là một thầy thuốc Trung Quốc hoạt động vào cuối thời Đông Hán. Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử Đông Y vì những đóng góp mang tính hệ thống về cả lý luận và thực nghiệm.
Ông từng lập vạc cứu dân khi bệnh dịch bùng phát. Cuối đông trời rét cóng, ông về quê nhà thì thấy nhiều người nghèo không có áo bông giữ ấm, tai sắp rụng vì lạnh.
Với lòng trắc ẩn, ông quyết định cho lập một kho lương y để phát thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Thuốc của Trương Trọng Cảnh là một loại bột được bọc thành hình tai, sau khi dùng một thời gian, bệnh nhân thấy tình trạng tai dần dần được cải thiện.
Để tưởng nhớ Trương Trọng Cảnh, mọi người ăn sủi cảo vào ngày đông chí và ngày đầu năm mới. Mỗi lần ăn sủi cảo, người ta sẽ nhớ đến câu chuyện về một lương y nổi tiếng tên là Trương Trọng Cảnh, người đã làm ra món ăn này cách đây 1800 năm. Tuy nhiên, truyền thuyết dù sao cũng chỉ là truyền thuyết và tính xác thực của nó vẫn còn phải được kiểm chứng.
Sủi cảo không được gọi với cái tên như hiện tại từ thời cổ đại mà xuất hiện tương đối muộn từ thời nhà Minh vậy trước đó sủi cảo có tên là gì?
Hoành thánh, không sai, vào thời Tam Quốc, hoành thánh cũng có thể được gọi là sủi cảo như chúng ta vẫn gọi hiện nay.
Tên gọi sủi cảo được xuất hiện từ thời nhà Minh
Cho đến thời nhà Minh, sủi cảo mới có tên gọi như hiện nay. Theo ghi chép, phong tục ăn sủi cảo trong dịp năm mới cũng bắt đầu từ thời nhà Minh. Vào thời nhà Thanh, phong tục ăn sủi cảo trong năm mới của Trung Quốc đã lan rộng. Sủi cảo sẽ được gói vào ngày cuối cùng của năm và sau đó ăn vào đêm giao thừa.
Bức tượng nữ đầu bếp từ thời Đông Hán này cho chúng ta thấy một trong những hình tượng “sủi cảo” sơ khai của Trung Quốc. Đây có lẽ là chiếc sủi cảo sớm nhất mà chúng ta từng thấy. Điều này cũng cho thấy sủi cảo vào thời Đông Hán là món ăn phổ biến của người dân Trung Hoa.
Bức tượng nữ đầu bếp từ thời Đông Hán
Vào thời Tam Quốc, sủi cảo lúc đó được gọi là hoành thánh, sủi cảo và hoành thánh lúc đó chưa tách rời nhau. Cho đến năm 1959, cả hoành thánh và sủi cảo đều được khai quật từ lăng mộ của nhà Đường, lúc này người ta có thể chắc chắn rằng sủi cảo và hoành thánh đã được tách biệt vào thời nhà Đường. Những chiếc sủi cảo được khai quật có chiều dài khoảng 5 cm, chiều rộng 1,5 cm được bảo quản rất tốt. Trông rất giống với sủi cảo bây giờ, nhưng chúng nhỏ hơn một chút. Nó cũng chứng minh rằng sủi cảo đã lan đến các khu vực phía Tây hơn một nghìn năm trước.
Hoành thánh và sủi cảo đều khai quật
Hoành thánh và sủi cảo ngày nay
Hoành thánh và sủi cảo đều được làm từ bột mì và nhân thịt. Hoành thánh và sủi cảo có lịch sử lâu đời. Vì vậy, không có gì lạ khi ở một số nơi sủi cảo vẫn được gọi là hoành thánh.
Vậy ngày nay sủi cảo và hoành thánh khác nhau như thế nào ? Ngày nay nhiều người phân biệt sủi cảo và hoành thành dựa vào những đặc điểm sau:
Vỏ hoành thánh là thường là hình vuông có cạnh dài khoảng 6 cm hoặc hình thang cân với cạnh trên khoảng 5 cm và cạnh dưới khoảng 7 cm. Vỏ sủi cảo là một hình tròn có đường kính khoảng 7 cm.
Vỏ hoành thánh mỏng và có cảm giác trong suốt sau khi nấu chín. Đây là lý do tại sao có sự khác biệt trong thời gian luộc giữa 2 loại bánh. Với cùng một lượng bánh thì hoành thánh sẽ mất ít thời gian luộc hơn, còn với há cảo, bạn cần cho thêm 3 lần nước lạnh, chần sơ qua. Còn được gọi là “ba chìm và ba nổi” để đảm bảo rằng bánh được nấu chín.
Hoành thành chú trọng đến nước dùng, còn với sủi cảo người ta đề cao nước chấm hơn.
Sự khác nhau giữa sủi cảo và hoành thánh
Ý nghĩa của sủi của và hoành thánh
Sủi cảo và hoành thành có một ý nghĩa biểu tượng đặc biệt đối với đất nước Trung Hoa. Đây là món ăn truyền thống lâu đời của dân tộc Trung Hoa, có lịch sử lâu đời và được lưu truyền cho đến ngày nay. Có thể nói rằng đây là món ăn tiêu biểu nhất của đất nước Trung Hoa.
Ngoài các vùng phía Bắc, các tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc cũng có tục ăn sủi cảo vào ngày đông chí. Các thói quen và tập quán ăn sủi cảo cũng khác nhau ở nhiều nơi, và chúng đã phát triển thành những chiếc sủi cảo đầy màu sắc và đa dạng ngày nay. Ví dụ như sủi cảo tôm Quảng Đông, sủi cảo nhân cua hấp Dương Châu,…
Sủi cảo tôm Quảng Đông
Sủi cảo nhân cua hấp Dương Châu
Sủi cảo và hoành thành không chỉ là một loại thực phẩm của Trung Quốc mà còn chứa đựng cả văn hóa dân tộc Trung Hoa. Đây là món ăn ngon của mọi gia đình và là món ăn nhất định phải có trong đêm giao thừa, thể hiện lòng mong mỏi và khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trên đây là lịch sử hình thành và phát triển cũng như sự khác nhau giữa sủi cảo và hoành thánh. Bạn đã có dịp thưởng thức món ăn độc đáo này chưa?
Nguồn: chinesrd (中文路)
No comments:
Post a Comment