Tuesday, May 31, 2016

CON KIẾN LEO CÀNH CỤT

Hôm qua vào tiệm, check email, check mấy cái trương mục xem có ai trả hay vô tiền không thì check qua FB tình cờ xem được clip "60 minutes VN", khó coi quá nên download để  dành lại. Tới chiều gần về rảnh rỗi nên mở ra xem lại. Thì ra một vấn đề xoay quanh MC Phan Anh, tôi nghĩ bây giờ chắc ai cũng biết nên không cần nói nhiều, tôi chỉ thích bạn Phan Anh dù người ta nói thế nào anh cũng vẫn bình tĩnh tươi cười, không như ông gì đó hơi hung hăng "con bọ xít" một chút. Hôm nay lên mạng thì tùm lum "phản ảnh".

Hồi chiếu nay trước khi về, tôi cũng lục lọi thì lại thấy nhiều tin về ông Obama lúc vào chùa Ngọc Hoàng đã cởi giày và có hình minh họa, thật sự như thế nào thì không biết nhưng ông Obama rất tài tình trong vấn đề ngoại giao và lấy được lòng người theo sự cố vấn khôn ngoan của những người cố vấn. Tấm hình minh họa đó không phải của Obama vào chùa Ngọc Hoàng mà vào thăm nhà thờ Hồi giáo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 07/04/2009.


Ông Obama tháo giày khi tới thăm nhà thờ Hồi giáo ở Istanbul,
Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 7/4/2009. (Ảnh: Nhà Trắng)

Vậy là có những tin tùm lum mà nếu không dọ kỹ càng thì mình có thể hồ đồ mà share những thông tin không đúng sự thật. Ngược lại hôm nay tôi cũng đọc được một tin trên mạng Tiếp Thị Thế Giới, thấy lạ, thấy giống như mấy câu thơ nháy từ "Lục Vân Tiên" (陸雲僊) của cụ Nguyễn Đình Chiểu:

"Vân Tiên cõng mẹ chạy ra
Đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô
Vân Tiên cõng mẹ chạy vô
Đụng phải cái bồ cõng mẹ chạy ra"

Vậy là ra rồi vô như câu chuyện hôm nay nhưng nói trước tôi không thích "chánh chị, chánh em" nào hết, báo đăng sao, tôi chép lại. Coi xong không được comment, thích thì cười chơi không thích ráng chịu.

Từ Vedan đến ‘cá chết hàng loạt’, người dân mãi là con kiến leo cành cụt?


Người dân – nạn nhân của ô nhiễm môi trường bị chỉ đi lòng vòng, và thân phận họ được ví như những “con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt, leo ra leo vào”.
Sự kiện hàng trăm tấn cá chết dọc các biển bốn tỉnh miền Trung mà đã có người đề nghị gọi là “thảm hoạ môi trường” – xảy ra đã hơn một tháng qua trước sự lúng túng, quanh co của các cơ quan chức năng.
Liệu người dân có thể kiện đòi bồi thường những thiệt hại khủng khiếp này của môi trường biển?


Nguyên nhân tự nhiên đã được loại trừ, giờ đây nhà chức trách đang tìm thủ phạm và nghi phạm cao nhất đang được dư luận tập trung là công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa.
Trong bản trả lời báo chí của bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng – người phát ngôn Chính phủ tuần qua cũng đã “giao bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì phối hợp với các địa phương rà soát, kiểm tra tất cả các doanh nghiệp, khu công nghiệp xả thải ra môi trường biển, đặc biệt các cơ sở có tổng lượng thải lớn ra môi trường biển”.
“Khẩn trương báo cáo Thủ tướng về việc cấp phép, đánh giá tác động môi trường, giám sát hệ thống xả thải của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có liên quan; đồng thời triển khai ngay trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh”.


Cũng xin nói thêm là hậu quả của sự ô nhiễm môi trường này theo các nhà khoa học dự báo, nguy cơ có thể kéo dài hàng chục năm sau chưa khắc phục được.
Cách đây 8 năm, công ty Vedan xả nước thải gây ô nhiễm sông Thị Vải làm chết tôm cá nuôi của nông dân.
Cuộc chiến pháp lý giữa những nông dân và doanh nghiệp lớn lúc đầu bế tắc do các quy định bất hợp lý cũng có, do thái độ tắc trách đùn qua đẩy lại của những cơ quan, tổ chức có chức năng xử lý vụ việc cũng có.
Khoảng 5.000 nông dân bị thiệt hại. Đơn yêu cầu bồi thường của họ khi thì bị toà trả lại vì cho rằng chưa có kết luận Vedan gây thiệt hại; khi thì chính quyền địa phương nhận xong, trả lại yêu cầu người dân gởi trực tiếp cho Vedan, Vedan không nhận; khi thì bảo chờ chủ trương.


Cuối cùng, nhờ sự lên tiếng đồng loạt của báo chí, sự vào cuộc của nhiều luật sư, sự lên tiếng của một số lãnh đạo hội nông dân, UBND, và có lẽ cả sự doạ tẩy chay sản phẩm, mà nông dân đã được Vedan bồi thường, dù chưa được như yêu cầu.
Người dân – nạn nhân của ô nhiễm môi trường bị chỉ đi lòng vòng, và thân phận họ được ví như những “con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt, leo ra leo vào”.
Cành cụt đó, trước hết là phải tìm ra thủ phạm. Nông dân, ngư dân riêng lẻ thì không thể rồi khi tình trạng ô nhiễm diễn ra ở mức độ trầm trọng, trên diện rộng.
Cành cụt đó là theo quy định của luật pháp hiện hành, muốn được đền bù, người khởi kiện phải chứng minh có “mối quan hệ nhân quả” giữa hành vi gây hại và sự thiệt hại của mình, chứng minh mức độ thiệt hại, mà những điều to tát này nằm ngoài tầm tay của ngư dân.
Cành cụt đó là chỉ những người dân bị thiệt hại trực tiếp mới được kiện và đòi bồi thường, còn những nạn nhân khác không có quyền dù họ cũng lãnh đủ những tác hại khi môi trường sống bị ô nhiễm.
Cành cụt đó còn là bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 (hết hiệu lực vào 1/7 năm nay) không xử lý được pháp nhân về hành vi gây ô nhiễm môi trường.


Mặc dù có tội “Gây ô nhiễm môi trường” cho cá nhân, nhưng từ trước đến nay hầu như không có ai bị khởi tố, truy tố…
Trong tình hình vi phạm môi trường ngày càng trầm trọng, không giải quyết những “cành cụt” này, người dân sẽ mãi chỉ là những con kiến – không chỉ mang thân phận đi kiện củ khoai, mà còn lẩn quẩn leo ra, leo vào.
Thanh Nhẫn
Thế Giới Tiếp Thị


CHUYỆN BÌNH THƯỜNG


Mới đọc được một bài đăng trên mạng mà được nhiều người share (bài của "Tiểu Tử"), thấy vui vui mà sao hơi đăng đắng cái cổ họng nên chia sẻ cho các bạn cùng cảm bởi nghĩ nhiều quá đâm ra "khùng" nên mọi việc nên nghĩ là chuyện bình thường

Chuyện Bình Thường


Tôi có một ông bạn hiện ở Sài Gòn, vùng Tân Định. Chúng tôi thường liên lạc với nhau bằng email, dĩ nhiên là những trao đổi đã được " cân nhắc " kỹ để tránh " đụng chạm phiền phức ".

Gần đây, tôi gởi ông ta tấm hình nầy, lượm trên internet


Và hỏi ổng nghĩ sao ? Ổng trả lời :

        - Ồ ! …Khoá xe vào chân để yên tâm ngủ trưa cho … ngon lành là chuyện bình thường ở xứ nầy, đâu có gì lạ ! Bồ coi, như tôi bây giờ, trên xe đạp lúc nào cũng có ba ( 3 ) cái khoá : một cái để khoá bánh trước vô sườn xe, một cái để khoá bánh sau vô sườn xe, còn cái thứ ba là để khoá sườn xe vô cột điện. Vậy là an toàn ! Không làm vậy, nghĩa là chỉ khoá một bánh xe vô cột điện là chúng nó tháo lấy bánh xe còn lại, có khi lấy luôn cái sườn xe nữa ! Chuyện bình thường mà bồ ! Có gan, bồ về đây chơi sẽ thấy toàn là chuyện bình thường hết !

Ở cuối email, ổng viết một câu làm tôi thật xúc động :

        - Chỉ có bọn nầy, vì sống quen trong cái " môi trường  bình thường " đó, là có thể đã trở thành … bất bình thường thôi ! Mình biến thành " bất bình thường " mà mình không biết ! Đó, cũng là " chuyện bình thường " , bồ à !

Đọc đến đó, tôi nghe thương ông bạn của tôi vô cùng : ổng đã nén cái đau của ổng để khỏi  thốt ra một lời than cho thân phận !

Thời gian sau, ổng gởi tôi một tấm hình trong email ổng viết :

        - Tấm hình nầy chụp ở Ấn Độ . Người chủ xe đạp cởi đôi dép da để vào chùa lạy Phật , sợ mất dép nên … khoá đôi dép vào bánh xe đạp ! Đó là chuyện bình thường ở Ấn Độ. Nếu là ở xứ mình, làm như vậy là " bất bình thường ", bởi vì chuyện bình thường ở đây là khi thằng cha đó lạy Phật xong bước ra sẽ không còn thấy xe đạp và đôi dép da nữa !

Rồi ổng kết : " Bồ thấy không ? Chuyện bình thường ở mỗi xứ mỗi khác ! Ở xứ mình cái khác đó rất … độc đáo cho nên nhiều khách du lịch, sau khi biết Việt Nam, đã nói Việt Nam không giống ai hết !

Đây là hình ổng gởi :


Ông bạn tôi " khơi " chuyện bình thường làm tôi nhớ lại những hính ảnh lâu nay tôi thấy trên internet mà vẫn tự hỏi : " Sao có thể như vậy được ? ". Thì ra ở quê hương tôi " Nó đã như vậy được " nên mới gọi là " Chuyện bình thường " !

Đây : hãy coi Sài Gòn cứ sau cơn mưa " hơi lớn hơi lâu " là ngập lụt. Mà loại " mưa hơi lớn hơi lâu " tới mùa là … có mặt " liền tù tỳ ", nghĩa là thành phố cứ nay ngập mai lụt dài dài . Vậy mà chẳng thấy dân chúng đi biểu tình đòi hỏi chánh quyền phải " khai thông " cống rãnh ! Rối thì cứ tự nhiên lội nước đi sanh hoạt, đem lưới ra lưới cá giữa lòng đường  y như ngoài sông rạch, còn trên đầu vẫn có biểu ngữ " Có nước sạch là có sức khoẻ ", đám cưới  vẫn rước dâu bằng xe ba bánh, có ướt chút chút cũng không sao – ngày lành tháng tốt mà ! - Riết rồi trở thành " Chuyện bình thường ", chẳng có gì phải bận tâm hết!

Không biết chừng nào người dân xứ tôi làm một chuyện … động Trời - gọi là " Chuyện Bất Bình Thường " – nghĩa là cùng đứng lên đòi hỏi nhà cầm quyền phải làm thế nầy, phải làm thế nọ … để cuộc sống của người dân được " nâng cấp " như ở các nước … bình thường khác ?

Hỏi , tức là … không trả lời ! Than ôi ! …

Đây : vài hình ảnh " Chuyện Bình Thường " lượm trên internet :




Tiểu Tử

BỤI ĐẾN TỪ ĐÂU ?

Có một câu chuyện rất ngắn, rất đơn giản nhắc đến cái xảy ra hàng ngày trong cuộc sống nhưng không mấy ai để ý đến cái triết lý nhân sinh của nó.

BỤI ĐẾN TỪ ĐÂU ?
Cuối tuần, ở nhà quét dọn vệ sinh. Trong nhà nhìn qua thì thấy rất sạch, nhưng lau chùi mới nhận ra, dường như các góc khuất đều có bụi.

Tôi vừa lau nhà, vừa phàn nàn: “Thường xuyên lau chùi, sao còn nhiều bụi như vậy, rốt cuộc bụi đến từ đâu chứ?” Thật ra mà nói, đó cũng không phải phàn nàn, tôi thật sự không biết bụi từ đâu đến mà nhiều như vậy.
Tuy hàng ngày đều mở cửa sổ, nhưng cửa sổ còn có tấm màn lụa mỏng, hơn nữa còn có tấm lưới lụa mỏng. Chỗ chúng tôi ở, coi như là sạch sẽ đấy. Đưa mắt nhìn ra xa cửa sổ, bầu trời luôn một màu lam, chưa từng thấy qua cảnh bụi bay đầy trời bao giờ. Vì vậy, tôi nghĩ thế nào cũng không thông rốt cuộc bụi từ đâu đến mà nhiều như vậy?!
Chồng tôi đứng bên cạnh sửa chữa đồ điện, cười giải thích: “Thế giới này chính là tràn ngập bụi bặm đấy, nếu không tại sao lại gọi là ‘Trần thế’ chứ?” (Trần nghĩa là bụi, trần thế là thế giới bụi bẩn). Nghe xong anh ấy nói, tôi bừng tỉnh đại ngộ, thoáng cái đã nghĩ đến nhiều điều. Mặc dù biết chỉ là đùa giỡn, nhưng những lời này thật sự rất có đạo lý.


Thế giới này đúng là tồn tại như thế, rất nhiều thứ chúng ta nhìn không thấy, nhưng không có nghĩa là chúng không tồn tại. Như bụi trong không khí, nếu không thường xuyên quét dọn, ngày ngày tích lũy, bụi bẩn sẽ phủ đầy mọi thứ trong nhà. Không chỉ là thế giới bên ngoài, trong tâm mỗi chúng ta không phải đều có nhiều hoặc ít bụi bẩn mà có lẽ ngay cả chúng ta cũng không ý thức được?
Trong hồng trần cuồn cuộn này, mỗi người đều đang diễn lại chuyện xưa của mình, trong bụi mờ đau khổ mưu sinh, vì những khát vọng hay mộng tưởng trong tâm mà không ngừng truy cầu. Chậm một chút, sẽ bị bụi bẩn che mờ con mắt, thậm chí sẽ lạc mất chính mình, quên mất ngọn nguồn của bản thân, chìm đắm thật sâu trong những hồi ức hư ảo mà không cách nào tự kiềm chế.
Vì vậy, bụi rốt cuộc từ đâu đến, cũng không quan trọng. Quan trọng là… làm sao trong thế giới đầy bụi bẩn này có thể bảo trì thanh tỉnh, lúc nào cũng tẩy rửa, ít nhiễm đi một chút.
(Sưu tầm trên mạng)

哪裡來的浮塵?
週末,在家打掃衛生。家裏看上去挺乾淨的,但一擦就會發現,幾乎每個角落都有灰塵。
我一邊擦茶几,一邊抱怨:「經常擦,還有這麼多灰,到底哪里來的浮塵?」確切地說,這並不是抱怨,我是真的不知道哪裡來的這麼多灰塵。


雖然天天開窗,但裝有紗窗,而且還是那種細網的紗窗。我們住的地方,也算是比較乾淨的。放眼看看窗外,天總是很藍,從沒見過塵土滿天飛的場面。所以,我怎麼也想不通到底是哪里來的那麼多灰塵。
老公正在旁邊修理電器,笑著解釋說:「這個世界就是充滿浮塵的,要不為什麼叫『塵世』呢?」聽了他的話,我恍然大悟,一下子想到很多。雖然知道是半開玩笑,但這句話真的很有道理。
世界就是這樣存在的,很多東西我們看不見,但並不代表不存在。像空氣中的微塵,若不常常打掃,日積月累,塵埃就會蓋滿每一件傢俱。不只是外部世界,每個人的心裏又何嘗不是多多少少飄著也許連自己都意識不到的浮塵呢?


滾滾紅塵中,每個人都在演繹著自己的故事,在塵埃中苦苦攪擾求生,為了內心的渴望或夢想不停地追求。慢慢地,會被浮塵遮住眼睛,甚至會迷失自我,埋沒了自己最本真的部分,深深陷在那些虛幻的故事裏無法自拔。
所以,浮塵到底是從哪裡來的,並不重要。重要的是,如何在塵埃漂浮的世界裏保持超脫和清醒,時時清洗,少去沾染。
(網上搜查)

Monday, May 30, 2016

5 MỐI NGUY ĐẾN TÍNH MẠNG TỪ RAU MUỐNG

Rau muống tuy là loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như có lợi cho tiêu hóa, chữa táo bón, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm... Tuy nhiên, ít ai biết trong rau muống lại tiềm ẩn 5 mối nguy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí có thể gây tử vong.

Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muống lại lại là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.  



Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.



Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường.  


Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. 


Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể...  Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống. 


Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.


Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống. Hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. 


Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người bị các bệnh này thì cũng nên hạn chế. Rau muống kị với sữa  Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.


Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

Theo Lao Động

YỂM NHĨ ĐẠO LINH (掩耳盗铃)

Thành Ngữ TQ:
YỂM NHĨ ĐẠO LINH
掩耳盗铃

Tại nước Tấn vào thời Xuân Thu, khi họ Phạm bị Trí Bá truy đuổi, có một kẻ muốn nhân cơ hội này đến nhà họ Phạm để trộm một cái chuông lớn.
Lúc đầu tên trộm muốn vác cái chuông lên lưng nhưng nó quá lớn và quá nặng, không có cách gì xê dịch được. Hắn ta tìm được một cái búa to và nghĩ ra một cách là đập bể cái chuông thành từng mảnh, như vậy mới xách về được.
Tên trộm cố sức nện vào chuông một cái, thì “boong” một tiếng cực to, khiến hắn giật nảy cả mình. Chuông kêu như vậy chẳng phải đang thông báo với người khác là hắn ta đang ăn trộm ở đây hay sao? Thế là tên trộm nút tai mình lại, nghĩ rằng: mình không nghe thấy thì người khác cũng chẳng nghe ra.
Hắn ta vừa bịt tai vừa đập chuông thật mạnh, từng tiếng từng tiếng vang xa, mọi người nghe thấy liền ùn ùn kéo đến.
Người đời sau biến câu chuyện này thành câu thành ngữ châm biếm về thói giả dối, với ngụ ý rằng người đang nói dối cứ nghĩ rằng bản thân thông minh, người khác không thể biết được. Thật ra khi đang dối người, thì cũng là đang tự lừa mình vậy.
(Sưu tầm trên mạng)
*****
掩耳盗铃
春秋时候,晋国世家赵氏灭掉了范氏。有人趁机跑到范氏家里想偷点东西,看见院子里吊着一口大钟。钟是用上等青铜铸成的,造型和图案都很精美。小偷心里高兴极了,想把这口精美的大钟背回自已家去。可是钟又大又重,怎么也挪不动。他想来想去,只有一个办法,那就是把钟敲碎,然后再分别搬回家。
小偷找来一把大锤子,拼命朝钟砸去,咣的一声巨响,把他吓了一大跳。小偷着慌,心想这下糟了,这钟声不就等于是告诉人们我正在这里偷钟吗?他心里一急,身子一下子扑到了钟上,张开双臂想捂住钟声,可钟声又怎么捂得住呢!钟声依然悠悠地传向远方。
他越听越害怕,不由自主地抽回双手,使劲捂住自已的耳朵。“咦,钟声变小了,听不见了!”小偷高兴起来,“妙极了!把耳朵捂住不就听不进钟声了吗!”他立刻找来两个布团,把耳朵塞住,心想,这下谁也听不见钟声了。于是就放手砸起钟来,一下一下,钟声响亮地传到很远的地方。人们听到钟声蜂拥而至把小偷捉住了。
钟的响声是客观存在的,不管你是否捂住耳朵,它都是要响的。凡是要客观存在的东西,它不会依人的主观意志为改变。有的人对自己不利,或不喜欢的客观存在,采取不承认的态度,以为如此,它就不存在了,这和“掩耳盗钟”一样,都是极端的主观唯心主义——唯我论的表现。如果对客观存在的现实不正视、不研究,采取闭目塞听的态度的话,最终便会自食苦果。
(網上搜查)

SỐNG THEO KINH DỊCH

Nếu nói đến văn hóa Trung Quốc không thể không nhắc đến kinh Dịch. Sách gồm nhiều trang nhưng nếu tìm cách tóm lược thì toàn bộ giá trị trong kinh Dịch xoay quanh chỉ một chữ Thời. Trong ý nghĩa tượng hình chữ Thời nguyên thủy là hình con tắc kè. Người xưa sở dĩ đã chọn biểu tượng như thế vì tắc kè có tài đổi màu cho tiệp với môi trường chung quanh để lẫn tránh kẻ thù, để sống còn. Thuận thời thì sống, nghịch thời phải vong là thế. Nếu xét về mặt sức khỏe, nguyên tắc sống theo thời càng đúng hơn vì mọi chức năng của cơ thể con người không hề cố định mà biến động hài hòa theo nhịp sinh học của độ tuổi.
Lấy thí dụ với nhu cầu về khoáng tố, nhu cầu của vị thành niên rõ ràng có nhiều điểm khác biệt với người trưởng thành. Vì phải tăng trưởng liên tục nên cơ thể của trẻ con, của thiếu niên rất cần chất vôi để tạo xương, chất sắt để vừa kiến tạo bắp thịt vừa sản xuất huyết cầu, và kẽm để đảm nhiệm vai trò xúc tác trong hàng trăm ngàn phản ứng sinh hóa. Nhu cầu này càng rõ nét hơn nữa trong khoảng thời gian của tuổi dậy thì vì cơ thể phải tổng hợp nhiều loại nội tiết tố. Nếu hàm lượng và tỷ lệ của ba loại khoáng tố nêu trên vì lý do nào đó lại mất quân bình thì đối tượng không chỉ đối đầu với rối loạn tăng trưởng. Nhiều vấn đề khác, từ thay đổi cá tính bước qua hỗn loạn tâm thần cho đến chứng mụn ngoài da có thể xuất hiện dễ dàng khiến cuộc sống của người trẻ dễ mất nét hồn nhiên. Hơn thế nữa, nguồn dự trữ khoáng tố ở vị thành niên nếu không được đảm bảo thì cơ thể sau đó có khuynh hướng dễ bị bội nhiễm khi bước vào tuổi trưởng thành. Trên cơ sở vừa phân tích, đừng tưởng người cao niên mới dễ bệnh! Ngược lại, cần lưu tâm nhiều hơn, thường hơn đến chương trình khám sức khoẻ định kỳ cho giới vị thành niên để theo dõi bệnh do thiếu hụt khoáng tố để bổ sung kịp thời.



Phần lớn giới trẻ ở các quốc gia tiên tiến hiện nay đang chạy đua theo thị hiếu áp dụng thực phẩm công nghệ, với biện luận hời hợt là “người văn minh“ không mất giờ để chuẩn bị bữa ăn có nhiều rau quả. Hậu quả ngay trước mắt là không thiếu người đang độ tuổi sung sức lại khiếm khuyết trầm trọng hàng chục loại khoáng tố trong cơ thể, theo kết quả một công trình nghiên cứu với 30.000 người trong lứa tuổi từ 25 đến 40 ở CHLB Đức! Tình trạng này càng trầm trọng hơn nữa ở giới trẻ đã ăn không đúng cách, ăn không đủ chất lượng, lại còn kiêng cữ làm ốm và gắng sức chơi thêm thể thao cho đúng thời trang! Thật không ngờ trên nhiều quốc gia tiên tiến, nơi không còn nạn đói, thậm chí có nơi 80% người trưởng thành lại có huyết áp quá thấp, và tệ hơn nữa, không dưới 50% bị chứng thiếu máu vì hoạt động thể dục quá độ (sport anemia), chỉ vì cơ thể tiêu hao quá nhiều năng lượng và không được bù trừ kịp thời qua dưỡng chất trong thực phẩm! Nạn nhân tất nhiên không thể lao động, học tập với kết quả như mong muốn. Đó là chưa kể đến hậu quả nay đau mai yếu lại thêm mau già khi bước vào tuổi trưởng thành.
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng. 


THỦ TÚC VÔ THỐ

Thành Ngữ Trung Quốc:
THỦ TÚC VÔ THỐ
手足無措

Thành ngữ “Thủ túc vô thố” được dịch sát nghĩa là “không đặt tay chân vào đâu được”. Thành ngữ này có xuất xứ từ thiên Tử Lộ trong Luận Ngữ, bộ sách sưu tầm những lời dạy của Đức Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu Tử) và những người đương thời, được chép lại vào thời Chiến Quốc (475-221 SCN).

Nước Vệ vốn là một quốc gia hùng cường vào đầu thời Xuân Thu. Khi Vệ Linh Công qua đời năm 493 SCN, ông đã đưa cháu nội của mình lên kế vị, lấy hiệu là Vệ Xuất Công, bởi vì cha của Xuất Công là Khoái Quý đã bị trục xuất và lưu vong tại nước Tống.


Để giành lại ngai vàng, Khoái Quý đã tranh đấu với chính con trai của mình. Mối bất hòa cha con đã làm đất nước suy yếu và tổn hại thanh danh nước Vệ. Lúc ấy Xuất Công muốn mời Khổng Tử trợ giúp, nhưng Khổng Tử từ chối.

Tử Lộ – một đệ tử người nước Vệ của Khổng Tử – đã hỏi tôn sư rằng thầy sẽ xem xét điều gì đầu tiên nếu thầy đứng ra giúp nước Vệ.

Khổng Tử đã dạy học trò của mình về sự ‘chính danh’ rằng: “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận tắc sự bất thành. Sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng. Lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng. Hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc. Cố quân tử danh chi tất khả ngôn dã, ngôn chi tất khả hành dã. Quân tử ư kỳ ngôn, vô sở cẩu nhi dĩ hỹ.”


Tạm dịch là: “Nếu danh không chính thì lời nói không thuận. Lời nói mà không thuận sẽ khiến việc chẳng thành. Việc chẳng thành khiến lễ nhạc không hưng thịnh được. Mà lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt chẳng đúng phép. Hình phạt không đúng nữa thì dân chúng chẳng biết đặt tay chân vào đâu. Thế nên người quân tử đã dùng danh gì thì tất nói ra được, mà nói ra được ắt làm được. Người quân tử đối với lời ăn tiếng nói quyết không thể cẩu thả được.”
Khoái Quý cuối cùng cũng đoạt được ngai vàng vào năm 478 SCN, với tên hiệu Vệ Hậu Trang Công. Ba năm sau ông bị sát hại và Xuất Công lại lên làm vua nước Vệ.

Thành ngữ “Thủ túc vô thố” ngày nay được sử dụng để mô tả một tình huống bức xúc, không thể giải quyết được hay là hoàn toàn không nói nên lời.

(Sưu tầm trên mạng)


*****
成語故事:手足無措
《史記.卷四七.孔子世家》有一段記載:衛靈公死後,衛人立蒯聵之子輒,是衛出公。這一年六月,趙鞅將蒯聵納於衛國的戚地,與輒對立。直到出公五年,衛君輒始終違抗父親蒯聵,諸侯們屢次以這件事責備衛國。
這時孔子門人子路等多在衛國任職,衛君輒想要請孔子主政。此刻蒯聵已在晉人的協助下回國,佔領了戚邑,父子相峙不下,盡失其應有的風度。在這種情形下,孔子自然不願為一個名不正、言不順的君主效力。


他向子路陳述「正名」的道理,說:「名分不正,所說的話就不合道理;說的話不合道理,事情就做不成;事情都做不成,當然安上治民的禮、移風易俗的樂就無法產生;禮樂不能產生,刑罰就因失去依據而不能輕重適中;刑罰失當,人民舉手投足都容易犯錯,就會惶恐終日,不知如何安放手腳。」孔子所講的此一席話,見於《論語.子路》。後來「手足無措」這句成語,就從孔子所說的「民無所錯其手足」演變而出,用來形容人惶恐不安,不知如何是好。
(網上搜查)

HOA PĂNG-XÊ


Hoa Pensee (Păng - xê) hay còn gọi là hoa bướm , hoa tương tư là loại hoa có cánh hoa nhiều màu sắc, mỏng mượt như nhung và có hình dạng như con bướm đang đậu trên cành.Tên hoa Pensée có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "nỗi nhớ nhung, tơ tưởng, tương tư", với thông điệp là "Nhớ về em (Thinking of You); Người đã chiếm giữ mọi ý nghĩ của tôi"
Tên tiếng Việt : Hoa Bướm, Păng-xê, Hoa tương tư
Tên khoa học Viola tricolor Linn
Tên tiếng Anh : Pansy
Tên tiếng Pháp : Pensée
Tên Latin : Violatricolor
Biệt danh : "Heartsease" - Sự thanh thản
Biểu tượng : Vật kỷ niệm
Ý nghĩa : Tương tư
Thông điệp : Nhớ về em (Thinking of You); Người đã chiếm giữ mọi ý nghĩ của tôiTên hoa Pensée có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "nỗi nhớ nhung, tơ tưởng, tương tư




Tên hoa Pensée có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "nỗi nhớ nhung, tơ tưởng, tương tư", với thông điệp là "Nhớ về em (Thinking of You); Người đã chiếm giữ mọi ý nghĩ của tôi". Hoa Pensée cón có tên gọi tiếng Anh là Pansy, tên Latin là Violatricolor. Chữ "tricolor" là "ba màu" và "Viola" là do hoa thuộc họ hoa tím Violet (Violaceae). Tuy số lượng ba màu ở mỗi hoa không bao giờ thay đổi và đã trở thành đặc trưng của hoa Pensée, nhưng ba màu này được "tổ hợp ngẫu nhiên" từ các màu tím, đen, đỏ, vàng, xanh, trắng, cam để tạo nên nhiều giống hoa Pensée với những màu sắc lạ, rất hấp dẫn.



Người đời đã yêu mến tặng cho loài hoa này nhiều biệt danh khác nhau, mà quen thuộc nhất có lẽ là "Heartsease", bởi vì người ta tin rằng những cánh hoa hình trái tim này có phép màu tình yêu kỳ diệu, có thể chữa lành những trái tim tan vỡ, an ủi những nỗi đau tình yêu, và nhất là, nếu bạn luôn giữ chúng bên mình thì bạn sẽ chắc chắn nhận được tình yêu của người mình yêu. Pansy là một thành phần trong "Bùa Yêu" của người Celt (ở Anh). Chính Shakespeare cũng đã đưa ý tưởng này vào trong vở kịch nổi tiếng "Giấc Mộng Đêm Hè" - với vài giọt nước cốt hoa Pansy nhỏ lên mắt khi say ngủ, Titania đã yêu "sinh vật đầu tiên mà nàng nhìn thấy".



Pensée còn có nghĩa là "Sự thanh thản", là biểu tượng cho "vật kỷ niệm".
Theo một truyền thuyết của Đức, ngày xưa Pansy có mùi hương thơm ngào ngạt. Người ta kéo nhau đi từ hàng dặm xa đến chỉ để được ngửi mùi hương đó. Nhưng chính vì vậy mà lớp cỏ xung quanh bị giẫm nát, tàn phá. Pansy cầu xin Chúa giúp đỡ những ngọn cỏ mong manh đó. Thế là, từ đó, Chúa lấy đi hương thơm của Pansy, nhưng bù lại cho nó một vẻ đẹp tuyệt vời.



Păng-xê là một bông hoa Tình Yêu làm người ta liên tưởng đến thánh Valentine. Từ lâu, bông hoa đã được những người đang yêu trao gửi cho nhau như lời nhắn nhủ thương nhớ "Thinking of You". Tuy nhiên, theo dân gian, người ta cho rằng không nên hái đóa hoa Păng-xê khi trên nó có đọng giọt sương, bởi vì như thế có thể gây nên cái chết của người yêu và rất nhiều nước mắt sẽ phải tuôn rơi...



Mời các bạn đọc bài thơ của Xuân Diệu viết về loại hoa này:

HOA TÍM

Lâu lắm, em ơi, tháng rưỡi rồi
Sao nhiều xa cách thế em ơi! 
Sớm trông mặt đất thương xanh núi 
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời. 

Bỗng nhiên trời đất nhớ người yêu
Mây vắng chim bay, nắng vắng chiều 
Nước chảy lơ thơ bờ líu ríu 
Mây chừng ấy đó, gió bao nhiêu. 

Hoa tím tương tư đã nở đầy,
Mời em dạo bước tới vườn đây; 
Em xem, yêu mến em gieo hạt, 
Hoa tím tương tư đã nở đầy. 

XUÂN DIỆU
(Sưu tầm trên mạng)




QUẢ SẤU

Hồi trước, đọc sách có biết, có nghe về quả sấu chớ tận mắt thấy qua quả sấu hay cây sấu thì chưa từng. Ngày nay nghe nói ở miền Nam đã có trồng qua cây sấu và dường như cây sấu có bà con với cây cóc miền Nam nhưng chua hơn nhiếu.

Hôm nay tìm trên mạng có một bài viết về cây sấu nên chia sẻ xem các bạn có biết về nó hay chưa?

Những người không nên ăn quả sấu và uống nước sấu


Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, quả sấu được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn sấu và ăn bao nhiêu cũng được.


Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa...
Sấu chín chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, bao gồm: 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.
Lợi ích của quả sấu trong chữa bệnh
- Giảm triệu chứng ốm nghén: Quả sấu xanh chúng ta có thể đem ngâm lấy nước uống. Với bà bầu trong thời kì mang thai có thể uống nước sấu để giảm buồn nôn do ốm nghén, đồng thời, giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên vì nước sấu có đường nên thai phụ không nên uống nhiều.
- Chữa nhiệt miệng, trị mụn: Quả sấu có tính mát cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau…

- Giảm cân: Quả sấu có tác dụng giảm cân hiệu quả, vì nhờ vào tính axit cao. Sau khi ăn sấu, tính axit này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, giúp cơ hấp thụ canxi tốt hơn, thúc đẩy sự trao đổi chất. Những điều này cũng giúp cơ thể giảm cân hiệu quả.
Canxi hấp thu từ thức ăn và lượng canxi trong quả sấu được lưu trữ trong các tế bào, tế bào chất béo có càng nhiều canxi lưu trữ thì khả năng bị đốt cháy và tiêu hủy càng cao. Các dưỡng chất khác trong quả sấu cũng góp phần giảm cân hiệu quả.
Những người không nên ăn quả sấu và uống nước sấu
Quả sấu tươi thường có vị chua, nhất là khi còn xanh nên những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thể đa toan nên tránh dùng. Bạn cũng không nên ăn sấu khi đang đói vì nó không những khiến bạn cồn cào trong bụng mà còn hại dạ dày.
Ngoài ra các đối tượng khác như trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng nên hạn chế sử dụng loại quả này vì hệ tiêu hóa của những đối tượng này rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.
Mùa hè chúng ta thường ngâm sấu để lấy nước uống. Tuy nhiên sấu được ngâm với nhiều đường vượt mức cho phép nên nếu uống nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều đồ ngọt làm đường trong máu tăng, tụy phải hoạt động nhiều để giải phóng insulin điều chỉnh đường huyết. Nếu sự việc này diễn ra liên tục sẽ làm suy giảm chức năng tụy, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch và huyết áp.
Bạn cũng không nên uống nước sấu vào lúc đói vì sấu có tính axit cao có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Lưu ý lựa chọn, bảo quản và chế biến sấu:
Nhiều người chưa có kinh nghiệm thường thích những quả sấu xanh mướt, da mịn, trơn bóng. Thực chất, những quả sấu này còn non, chỉ nên mua một ít về nấu canh hoặc chế biến trong vài ngày.
Sấu non có nhiều thịt nhưng hạt lại mềm nên nếu để ngâm rất dễ bị ủng. Vì thế, để làm sấu ngâm để được lâu, giòn, nhiều thịt mà không bị ủng, chị em nên chọn loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần, không nên chọn những quả bầm dập.
Không nên chọn quả sấu quá già, hạt to, thịt sấu mỏng, chỉ gần gọt quả vỏ cũng đã vào gần đến hạt, nên chọn kỹ từng quả một.
Để dự trữ sấu ăn quanh năm, bạn cần bảo quản sấu trong ngăn đá tủ lạnh. Chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, cho tiện sử dụng.
Cách chế biến đối với sấu ngâm, sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua. Thời gian ngâm cũng phải hết sức chú ý, nếu ngâm không đủ thời gian thì quả sấu bị thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát.

Còn nếu ngâm quá lâu thì cùi sấu lại bị mềm. Ngâm vừa đủ tới thì cùi sấu trắng, dòn khi đem ngâm xong vẫn giữ được hương vị thơm và chua. Vớt ra rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi đổ vào lọ. Cứ mỗi một lớp sấu lại rắc lên một lớp muối hoặc lớp đường mỏng nhưng đủ che lấp các chỗ khuyết. Đổ đầy bình thì đậy kín nắp và đem cất. Sau khoảng nửa tháng là có thể đem ra dùng.
(Theo Trí Thức Trẻ)

Sunday, May 29, 2016

CÓ MẤT ẮT CÓ ĐƯỢC (有失必有得)

Làm việc tốt mà không mong cầu được báo đáp là biểu hiện của đạo đức cao thượng. Một người lương thiện thường coi nhẹ những gian khó cũng như hỷ lạc mà họ gặp phải trong kiếp sống nhân sinh. Người có phẩm chất cao thượng và lòng tự trọng thường làm nhiều việc tốt để giúp đỡ những người khác mà không mong cầu được báo đáp. Những người nhận được sự hào phóng rộng lượng của họ cũng sẽ bắt đầu tự mình làm theo như vậy. Nhờ điều này, những người tốt có thể nhận được phúc báo bất ngờ cho hành động của họ. Đó chính là lẽ nhân quả tuần hoàn của quy luật tự nhiên.


CÓ MẤT ẮT CÓ ĐƯỢC

Vào cuối thế kỷ 19 ở Mỹ, có hai thanh niên có hoàn cảnh gia đình khó khăn đã được nhận vào trường đại học. Để kiếm tiền trang trải học phí và chi phí sinh hoạt, họ đã nghĩ ra một cách kiếm tiền. Họ quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc cho một nghệ sĩ piano nổi tiếng và hy vọng sẽ kiếm được chút tiền hoa hồng. Họ đã tìm thấy một nghệ sĩ piano nổi tiếng trong vùng của họ, ông Ignace Paderewski. Người quản lý của Ignace Paderewski và hai thanh niên trẻ đã thỏa thuận với nhau và nhất trí rằng vị nhạc sĩ sẽ nhận được 2.000 đô-la thù lao cho buổi biểu diễn. Vị nhạc sĩ cũng đồng ý với đề xuất đó và cho rằng đó là một khoản thù lao hấp dẫn. Nhưng đối với hai thanh niên trẻ, 2.000 đô-la là một số tiền rất lớn. Nếu buổi biểu diễn không thu về được 2.000 đô-la, họ sẽ bị lỗ.


Hai thanh niên trẻ đã ký hợp đồng và bắt đầu dốc sức cho một buổi hòa nhạc thành công. Cuối buổi hòa nhạc, sau khi kiểm kê số tiền mà họ thu được, họ phát hiện rằng họ chỉ thu được 1.600 đô-la. Họ đã đưa toàn bộ số tiền đó cho Paderewski, và cũng đưa cho ông một giấy nợ 400 đô-la với lời hứa rằng họ sẽ hoàn trả số tiền đó ngay khi có thể. Paderewski đã rất xúc động trước hai người thanh niên nghèo và đã xé giấy nợ đó. Sau đó, ông đã đưa trả 1.600 đô-la cho hai người thanh niên và nói: “Hãy dùng số tiền này để trả học phí và phí sinh hoạt. Với số tiền còn lại, các cậu hãy lấy 10% như là tiền hoa hồng. Tôi sẽ lấy phần còn lại”. Hai thanh niên này đã vô cùng xúc động.

Nhiều năm sau, cuối chiến tranh thế giới I, Paderewski đã trở lại quê hương Ba Lan và trở thành Thủ tướng Ba Lan. Bị tàn phá bởi chiến tranh, đất nước này đã trải qua những khó khăn về tài chính và người dân ở đó đang chết đói. Hàng vạn người dân đói khổ đang cầu xin ông giúp đỡ. Ông đã đôn đáo khắp nơi nhưng không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này. Không còn lựa chọn nào khác, ông đã tìm đến Herbert Hoover, chủ tịch Cơ quan Cứu trợ và Lương thực Hoa Kỳ để cầu trợ giúp. Khi Herbert Hoover nhận được lời kêu gọi trợ giúp, ông đã lập tức phản hồi rằng ông sẽ gửi cho Ba Lan một lượng viện trợ lớn.


Không lâu sau, hơn một vạn tấn lương thực viện trợ đã đến Ba Lan. Thảm kịch ở Ba Lan đã được đẩy lùi. Thủ tướng Paderewski muốn gặp mặt trực tiếp để cảm ơn Herbert Hoover và hẹn gặp ông ở Paris. Khi hai người gặp nhau, Herbert Hoover nói: “Ông không cần cảm ơn tôi. Chính tôi mới phải cảm ơn ông. Thủ tướng Paderewski, có một việc có lẽ ngài đã quên từ lâu, nhưng tôi sẽ luôn ghi nhớ! Khi còn ở Hoa Kỳ, ngài đã giúp đỡ hai sinh viên đại học nghèo. Tôi chính là một trong hai thanh niên đó ”.

Làm việc tốt mà không mong cầu báo đáp là một hành động nhân đức của người có đạo đức cao thượng. Nhưng có mất ắt sẽ có được. Đó là chân lý. Lòng tốt chân chính và sự từ bi sẽ tỏa sáng theo năm tháng và không bị phai mờ bởi thời gian.

Quán Minh
(Sưu tầm trên mạng)
有失必有得
作者: 贯明

行善而不求回报,是一种道德高尚的表现。一个心地善良的人,面对人生旅程中的艰苦与喜乐,都会以平常心对待。德高望重之人大都是凡事肯付出而不期望回报的人,接受其恩惠的人自然也会以与他们同样的待人方式与其互动,因此行善而不求回报的人经常能够得到意料之外的回馈,这是因果循环的自然规律。


据说在十九世纪末的美国,有两个贫穷的孩子考進了大学,为了赚取学费和生活费,他们开始半工半读。他俩当时想出了一个赚钱的方法:找一位著名的钢琴家,提出代办个人音乐会的计划,获取佣金以赚得更多的生活费。

他们找到了当时著名的钢琴大师伊格纳・帕德鲁斯基先生。帕德鲁斯基先生的经纪人与两位年轻人洽谈的结果是大师一场表演的酬劳为两千美金,这个数目对大师来讲确实是一个相当合理的演出价码,但是对于两个年轻人来说却是一个大数目。如果他们举办一场音乐会的收入不到两千美金,肯定就要亏本了。

最后这两个年轻人签了合约,并且拼命工作直到音乐会圆满结束,然而清算账目之后发现只赚了一千六百美元。他们把一千六百美元全部交给了帕德鲁斯基先生,还附上了一张四百美元的支票,承诺尽快就会把四百美元还清。帕德鲁斯基先生看着这两个贫穷的孩子动了恻隐之心,他把那张四百美元的支票撕碎了,然后把一千六百美元递给两个年轻人说:“从这笔钱里扣除你们的学费和生活费吧!再从剩下的钱里拿出百分之十作为你们的酬劳,其余的才归我。”那两个年轻人当时流出了感动的眼泪。

经过多年之后,第一次世界大战结束,帕德鲁斯基先生回归其祖国并当上了波兰的总理。但是由于战争的冲击造成了国内经济的暂时困难,成千上万的饥民不断的向他呼救。四处奔波也无法解决这巨大的危机,无奈他只好向当时的美国食品与救济署的署长赫伯特・胡佛求援,胡佛署长接到消息之后,毫不犹豫的答应马上援助大量的食品。


不久,上万吨食品运送到波兰,让波兰饥民度过了一场劫难。帕德鲁斯基总理为了感谢赫伯特・胡佛署长,于是与他相约在巴黎见面,以便亲自表达谢意。

不料两人见面时,赫伯特・胡佛却说:“不用感谢我,我还要谢谢您呢!帕德鲁斯基总理,有件事您也许早就忘记了,不过我却永远也不会忘记啊!您在美国时曾经帮助过两位穷大学生,我就是其中之一啊。”

施恩不求回报固然是道德高尚之人的善举,但是有失必有得也是宇宙的真理。人世间的真诚与善心,都会在人们的付出中良性互动,决不会随着时光的流逝而淡去。

(網上搜查)