CÓ MẤT ẮT CÓ ĐƯỢC
Vào cuối thế kỷ 19 ở Mỹ, có hai thanh niên có hoàn cảnh gia đình khó khăn đã được nhận vào trường đại học. Để kiếm tiền trang trải học phí và chi phí sinh hoạt, họ đã nghĩ ra một cách kiếm tiền. Họ quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc cho một nghệ sĩ piano nổi tiếng và hy vọng sẽ kiếm được chút tiền hoa hồng. Họ đã tìm thấy một nghệ sĩ piano nổi tiếng trong vùng của họ, ông Ignace Paderewski. Người quản lý của Ignace Paderewski và hai thanh niên trẻ đã thỏa thuận với nhau và nhất trí rằng vị nhạc sĩ sẽ nhận được 2.000 đô-la thù lao cho buổi biểu diễn. Vị nhạc sĩ cũng đồng ý với đề xuất đó và cho rằng đó là một khoản thù lao hấp dẫn. Nhưng đối với hai thanh niên trẻ, 2.000 đô-la là một số tiền rất lớn. Nếu buổi biểu diễn không thu về được 2.000 đô-la, họ sẽ bị lỗ.
Hai thanh niên trẻ đã ký hợp đồng và bắt đầu dốc sức cho một buổi hòa nhạc thành công. Cuối buổi hòa nhạc, sau khi kiểm kê số tiền mà họ thu được, họ phát hiện rằng họ chỉ thu được 1.600 đô-la. Họ đã đưa toàn bộ số tiền đó cho Paderewski, và cũng đưa cho ông một giấy nợ 400 đô-la với lời hứa rằng họ sẽ hoàn trả số tiền đó ngay khi có thể. Paderewski đã rất xúc động trước hai người thanh niên nghèo và đã xé giấy nợ đó. Sau đó, ông đã đưa trả 1.600 đô-la cho hai người thanh niên và nói: “Hãy dùng số tiền này để trả học phí và phí sinh hoạt. Với số tiền còn lại, các cậu hãy lấy 10% như là tiền hoa hồng. Tôi sẽ lấy phần còn lại”. Hai thanh niên này đã vô cùng xúc động.
Nhiều năm sau, cuối chiến tranh thế giới I, Paderewski đã trở lại quê hương Ba Lan và trở thành Thủ tướng Ba Lan. Bị tàn phá bởi chiến tranh, đất nước này đã trải qua những khó khăn về tài chính và người dân ở đó đang chết đói. Hàng vạn người dân đói khổ đang cầu xin ông giúp đỡ. Ông đã đôn đáo khắp nơi nhưng không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này. Không còn lựa chọn nào khác, ông đã tìm đến Herbert Hoover, chủ tịch Cơ quan Cứu trợ và Lương thực Hoa Kỳ để cầu trợ giúp. Khi Herbert Hoover nhận được lời kêu gọi trợ giúp, ông đã lập tức phản hồi rằng ông sẽ gửi cho Ba Lan một lượng viện trợ lớn.
Không lâu sau, hơn một vạn tấn lương thực viện trợ đã đến Ba Lan. Thảm kịch ở Ba Lan đã được đẩy lùi. Thủ tướng Paderewski muốn gặp mặt trực tiếp để cảm ơn Herbert Hoover và hẹn gặp ông ở Paris. Khi hai người gặp nhau, Herbert Hoover nói: “Ông không cần cảm ơn tôi. Chính tôi mới phải cảm ơn ông. Thủ tướng Paderewski, có một việc có lẽ ngài đã quên từ lâu, nhưng tôi sẽ luôn ghi nhớ! Khi còn ở Hoa Kỳ, ngài đã giúp đỡ hai sinh viên đại học nghèo. Tôi chính là một trong hai thanh niên đó ”.
Làm việc tốt mà không mong cầu báo đáp là một hành động nhân đức của người có đạo đức cao thượng. Nhưng có mất ắt sẽ có được. Đó là chân lý. Lòng tốt chân chính và sự từ bi sẽ tỏa sáng theo năm tháng và không bị phai mờ bởi thời gian.
Quán Minh
(Sưu tầm trên mạng)
有失必有得作者: 贯明
行善而不求回报,是一种道德高尚的表现。一个心地善良的人,面对人生旅程中的艰苦与喜乐,都会以平常心对待。德高望重之人大都是凡事肯付出而不期望回报的人,接受其恩惠的人自然也会以与他们同样的待人方式与其互动,因此行善而不求回报的人经常能够得到意料之外的回馈,这是因果循环的自然规律。
据说在十九世纪末的美国,有两个贫穷的孩子考進了大学,为了赚取学费和生活费,他们开始半工半读。他俩当时想出了一个赚钱的方法:找一位著名的钢琴家,提出代办个人音乐会的计划,获取佣金以赚得更多的生活费。
他们找到了当时著名的钢琴大师伊格纳・帕德鲁斯基先生。帕德鲁斯基先生的经纪人与两位年轻人洽谈的结果是大师一场表演的酬劳为两千美金,这个数目对大师来讲确实是一个相当合理的演出价码,但是对于两个年轻人来说却是一个大数目。如果他们举办一场音乐会的收入不到两千美金,肯定就要亏本了。
最后这两个年轻人签了合约,并且拼命工作直到音乐会圆满结束,然而清算账目之后发现只赚了一千六百美元。他们把一千六百美元全部交给了帕德鲁斯基先生,还附上了一张四百美元的支票,承诺尽快就会把四百美元还清。帕德鲁斯基先生看着这两个贫穷的孩子动了恻隐之心,他把那张四百美元的支票撕碎了,然后把一千六百美元递给两个年轻人说:“从这笔钱里扣除你们的学费和生活费吧!再从剩下的钱里拿出百分之十作为你们的酬劳,其余的才归我。”那两个年轻人当时流出了感动的眼泪。
经过多年之后,第一次世界大战结束,帕德鲁斯基先生回归其祖国并当上了波兰的总理。但是由于战争的冲击造成了国内经济的暂时困难,成千上万的饥民不断的向他呼救。四处奔波也无法解决这巨大的危机,无奈他只好向当时的美国食品与救济署的署长赫伯特・胡佛求援,胡佛署长接到消息之后,毫不犹豫的答应马上援助大量的食品。
不久,上万吨食品运送到波兰,让波兰饥民度过了一场劫难。帕德鲁斯基总理为了感谢赫伯特・胡佛署长,于是与他相约在巴黎见面,以便亲自表达谢意。
不料两人见面时,赫伯特・胡佛却说:“不用感谢我,我还要谢谢您呢!帕德鲁斯基总理,有件事您也许早就忘记了,不过我却永远也不会忘记啊!您在美国时曾经帮助过两位穷大学生,我就是其中之一啊。”
施恩不求回报固然是道德高尚之人的善举,但是有失必有得也是宇宙的真理。人世间的真诚与善心,都会在人们的付出中良性互动,决不会随着时光的流逝而淡去。
(網上搜查)
No comments:
Post a Comment